Thú cưng ‘dạy’ trẻ điều gì?
Từ lâu rồi, nhiều loài động vật đã trở nên thân thiết với con người và được ưu ái gọi là thú cưng. Ngoài chó và mèo, người ta còn “cưng” cả thỏ, chuột, heo, chim, cá… và cả những con vật ghê rợn như trăn, rắn, bọ cạp…
Lớn lên cùng thú cưng, trẻ sẽ biết cách chăm sóc động vật, được học nhiều bài học thực tế sinh động – Ảnh minh họa: THỦY NGUYỄN
Bàn luận về vai trò của thú cưng, thạc sĩ tâm lý LÊ THỊ MINH HOA – thành viên của một gia đình yêu động vật – nhận định:
Thạc sĩ tâm lý LÊ THỊ MINH HOA
- Thú cưng đem đến lợi ích to lớn cho con người về mặt tinh thần. Trước hết chúng như người bầu bạn – một nhu cầu có ý nghĩa đặc biệt với người già yếu, bệnh tật, căng thẳng, đau buồn, cô đơn. Chúng còn khơi dậy bản năng chăm sóc, lòng yêu thương, sự chấp nhận vô điều kiện ở con người và cả cảm nhận được chữa lành đối với những ai từng trải qua sự kiện đau buồn…
Chúng giúp chủ nuôi kết nối, tương tác xã hội khi dắt chúng dạo chơi và tham gia hoạt động cộng đồng, hoặc tâm trạng vui vẻ cùng thú cưng cũng giúp triển nở các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.
Video đang HOT
* Thưa bà, vì sao con người, đặc biệt là trẻ em, lại yêu thích thú cưng?
- Thứ nhất, như đã nói, chúng giống như người bạn đồng hành trong cuộc sống. Thứ hai, việc chăm sóc một sinh vật sống, theo dõi lớn lên rồi đón nhận những phản ứng của nó với mình… mang lại cảm giác rất dễ chịu. Những thứ đó có giá trị lớn lao về mặt tinh thần.
Chăm sóc một thú cưng còn giúp khơi dậy tính trách nhiệm và lòng nhân ái song hành với sự vui thú. “Bạn” chấp nhận ta vô điều kiện, “bạn” mang đến cho ta bao niềm vui, “bạn” sẵn sàng lắng nghe mọi tâm sự buồn vui của ta… thì ta đâu lẽ nào lại đành lòng bỏ đói, không bảo vệ, đánh mắng hoặc thậm chí “ăn bạn”. Thành ra có khi phải “nhờ” thú cưng “dạy” trẻ hai giá trị sống này, thay vì cha mẹ cứ giáo huấn mãi mà trẻ chẳng nhập tâm.
Lại nữa, khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ dày công suy nghĩ, tìm tòi và thực hành làm sao để chăm sóc tốt nhất cho con vật. Tất cả những điều trên sẽ góp phần hình thành nơi trẻ cách sống quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh… Đặc biệt, trong thời đại số, gắn bó và chăm sóc thú cưng cũng phần nào kéo giảm việc lạm dụng game và thiết bị số.
* Thú cưng rồi cũng qua đời, điều đó ảnh hưởng như thế nào tới trẻ, thưa bà?
- Thú cưng giống người bạn đồng hành trong cuộc sống, khi chúng mất đi thì chủ nuôi cũng trải qua quá trình đau buồn mà trong nhiều trường hợp giống như mất người thân, thậm chí cảm nhận được sự trống rỗng, ăn không ngon ngủ không yên… Một người bận bịu công việc thì cảm nhận nỗi mất mát sẽ nhẹ nhàng hơn so với người già, người cô đơn, người gắn bó quá thân thiết với thú cưng…
Khi con trẻ mất thú cưng, việc đầu tiên là để cho trẻ có khoảng thời gian “được phép” đau buồn nhất định bởi vì đó là phản ứng tự nhiên và bình thường của con người khi mất đi một mối quan hệ có ý nghĩa với mình. Sau đó cần giúp trẻ ý thức trở lại với cuộc sống thực tại vốn còn nhiều mối quan hệ khác thậm chí còn quan trọng hơn cả mối quan hệ với thú cưng, và giúp trẻ nhận ra dẫu sao cũng phải tiếp tục với đời sống của mình.
Dọc dài theo hành trình nuôi thú cưng, trẻ lĩnh hội được nhiều bài học làm người: biết cách thể hiện yêu thương qua sự quan tâm và chăm sóc, phát triển lòng nhân ái và tính trách nhiệm… Đặc biệt, trẻ được trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc, từ vui thú cho đến đau buồn, như là quá trình luyện rèn quản lý cảm xúc bản thân. Thậm chí ngay cả sự ra đi của thú cưng cũng có thể là cơ hội để cha mẹ khơi gợi nhằm giúp trẻ nhận ra sự hữu hạn của cuộc đời, từ đó thêm quý trọng sự sống.
Hồi ức “4 chân”
Ngày nào chị em Jakop, Mì (quận 2, TP.HCM) cũng lên mạng tìm kiếm “bốn chân” để ngắm nghía mặt mũi, nghe chúng “nói chuyện” và xem chúng làm trò… Thấy con mê đắm chó mèo, nhưng nhà chật chội nên mẹ cứ đắn đo mãi. Một bữa mẹ “chịu hổng nổi” nên rước về một chú cún con, đặt tên là “Ngọc Tuệ”.
Mỗi chiều tan trường, hai chị lại chơi đùa với “em Tuệ” cả tiếng đồng hồ. Ngọc Tuệ càng lớn càng ngoan, biết sủa khi thấy người lạ, “học bài” nhanh, chỉ đi vệ sinh trên chiếc mâm lót giấy…
Ngày nọ, Tuệ lao ra đường va phải xe máy, xụi lơ. Nằm thoi thóp chờ hai chị tan trường về, đôi mắt Tuệ ứa lệ và khép lại vĩnh viễn. Những ngày sau đó buồn hiu, hai chị em sụt sùi, còn mẹ cứ nằm vùi. Rồi mẹ kiếm được một cô cún giống hệt Tuệ. Từ ngày có Mina, nỗi buồn mất mát dần phôi phai nhưng ký ức về “em Tuệ” vẫn như nguyên vẹn. Rồi Mina có bạn là mèo Mikey. Được ít lâu, bụng Mikey bắt đầu trướng lên. Bác sĩ nói do Mikey chỉ ăn thực phẩm công nghiệp nên thiếu chất…
Chị bạn của mẹ đem Minơ đến khỏa lấp nỗi buồn mất Mikey. Mỗi tối, cứ đến khoảng 9h30 là Minơ lại rộn ràng “hối thúc” chị Mì đi ngủ. Còn Mina cứ ngồi bên cạnh khi chị Jakop học online, chốc chốc lại dụi mõm đòi vuốt ve…
Giải pháp ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Động vật châu Á (AAF) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề "Khi động vật hoang dã là thú cưng" nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Châu Đức - Bà Rịa kiểm tra cơ sở gây nuôi động vật hoang dã cầy vòi hương tại thôn Tân Ơhú, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức để chuẩn bị làm hồ sơ quản lý. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN
Tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Dự án "Cùng lên tiếng bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người" do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) điều phối thực hiện.
Đánh giá về tác động từ trào lưu nuôi thú cưng, trường hợp loài rùa, bà Nguyễn Thu Thủy, đại diện Chương trình bảo tồn Rùa châu Á cho biết, trong những năm gần đây tại Việt Nam, nuôi thú cưng là động vật hoang dã đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Trào lưu này đã được cảnh báo, gây ra nhiều rủi ro không chỉ cho động vật được nuôi, người nuôi mà còn đối với môi trường sinh thái.
Thực tế, hơn 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt việc tiếp xúc gần với các loài động vật hoang dã là thú cưng này còn gây những rủi ro đối với sức khỏe của không chỉ người nuôi mà còn với cộng đồng xung quanh. Với loài rùa, thực tế, đã có những ghi nhận trẻ em có thẻ tiếp xúc với mầm bệnh trên cơ thể rùa qua cầm nắm, thậm chí ôm ấp, vô ý bỏ vào miệng. Theo thống kê, bệnh truyền nhiễm do nhóm vi khuẩn Salmonella spp trên mai và da của rùa có thể gây bệnh thương hàn, tiêu chảy, sốt... thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, việc nuôi thú cưng còn tác động tới quần thể loài và hệ sinh thái như: Đe dọa loài tới sự tuyệt chủng nhiều loài do thu thập cả rùa con, săn bắt các loài quý hiếm có số lượng ngoài tự nhiên ít, loài khó tồn tại và sinh sản trong môi trường nuôi nhốt; đẩy một số loài trở thành ngoại lai; phát tán dịch bệnh cho các loài bản địa, tăng áp lực và khó khăn đối với công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn loài... Đại dịch COVID-19 với nguồn gốc được nghi ngờ lây nhiễm từ động vật sang người có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc nhất. Chưa kể, thực tế cũng đã ghi nhận một số loài động vật hoang dã tấn công người, gây ra những thương tổn khó lường trước.
Bàn về việc nuôi động vật hoang dã làm thú cưng - nhìn từ góc độ phúc lợi động vật, anh Nguyễn Tam Thanh, đại diện Quỹ Động vật châu Á cho rằng, mua bán thú nuôi hoang dã đang là một trong những lý do khiến hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học và là mối đe dọa trực tiếp lớn thứ hai đối với sự sinh tồn của các loài, chỉ sau việc môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng bị phá hủy. Bởi lẽ, nhu cầu nuôi động vật hoang dã sẽ thúc đẩy nhu cầu săn bắt và buôn bán các loài này, đẩy các loài hoang dã tới sự suy giảm loài và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra, việc nuôi động vật hoang dã cũng gây ra nhiều rủi ro cho loài động vật bị nuôi nhốt do nhu cầu khác biệt về dinh dưỡng, điều kiện sinh sống và yếu tố tâm lý... Nhiều động vật bị chết trước khi tới nơi tiêu thụ do săn bắt, vận chuyển, nhốt giữ trong điều kiện tồi tệ; tổn thương về thể chất và tinh thần; bị loại bỏ khi người nuôi không muốn tiếp tục nuôi nữa; bị tiêu hủy khi không có nơi tiếp nhận; bị lai tạp giữa các loài; rùa có quá trình trao đổi chất chậm, vì vậy quá trình phục hồi cũng diễn ra rất chậm....
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng thảo luận các vấn đề chính như: Rủi ro sức khỏe khi động vật hoang dã là thú cưng; khía cạnh pháp lý trong vấn đề nuôi động vật hoang dã là thú cưng; tác động đối với vấn đề bảo tồn động vật hoang dã; phúc lợi động vật. Trong đó, các chuyên gia đã đề cập tới các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật như: cần có luật rõ ràng và thực thi dựa trên bằng chứng cụ thể; đẩy mạnh quản lý, xây dựng những chính sách dựa trên dữ liệu trong nước và thế giới; thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa các bên; chia sẻ trách nhiệm, hợp tác liên ngành; tăng cường đào tạo và truyền thông để thay đổi tư duy, hành vi về bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ da đạng sinh học. Các chuyên gia cũng cho rằng, cần truyền thông mạnh mẽ hơn về việc lây truyền virus, làm kháng thuốc của động vật hoang dã tới con người trên các kênh truyền hình và mạng xã hội.
Tại sao người trẻ thích nuôi những con vật 'đáng sợ' làm thú cưng? Không chọn chó, mèo như thường thấy mà nhiều bạn trẻ lại nuôi những con vật có vẻ ngoài đáng sợ với nhiều người như rắn, bọ cạp... làm thú cưng. Có nhiều lý do để người trẻ thích nuôi những con vật "đáng sợ" - NVCC Có rất nhiều lý do để người trẻ chọn những con vật mà khi nhắc đến...