Thú cưng của trùm ma túy Escobar có thể… phục hồi hệ sinh thái cổ đại
Những con hà mã từng là thú cưng của trùm ma tuý một thời Escobar có thể là công cụ khôi phục những đặc điểm sinh thái quan trọng đã bị mất trong hàng ngàn năm.
Trùm ma túy khét tiếng Pablo Escobar trước khi bị bắn chết vào cuối năm 1993, đã giữ bốn con hà mã tại Hacienda Nápoles ở Colombia. Những con vật này đã phát triển về số lượng. Với các nhà khoa học và người dân địa phương chúng là những loài gây hại không nên để sống trong hoang dã.
Sau khi Escobar chết, hầu hết các động vật mà trùm ma tuý này nuôi trong trại giam riêng ở Colombia đã được chuyển đến sở thú công cộng, nhưng duy chỉ có bốn con hà mã thú cưng của Escobar đã bị để lại do bản tính hung dữ của chúng. Các con vật sau khi được tự do đã bắt đầu sinh sản nhanh chóng.
Theo nhà sinh vật học David Echeverri López, có từ 80 đến 100 con hà mã trong khu vực và cả người dân địa phương cùng các nhà khoa học đã nhận ra chúng là loài gây hại khi chúng tiến vào sông của Colombia.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là sau thời gian được cho là các sinh vật có hại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con hà mã của Escobar lại là công cụ khôi phục những đặc điểm quan trọng của hệ sinh thái đã bị mất trong hàng ngàn năm qua.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới này dựa trên phân tích trên toàn thế giới, so sánh các đặc điểm sinh thái của loài động vật ăn cỏ chẳng hạn như hà mã của Escobar với những đặc điểm của quá khứ.
Kết quả cho thấy 64% động vật ăn cỏ như hà mã đã nói ở trên, giống với các loài đã tuyệt chủng hơn so với các loài bản địa địa phương, khiến chúng trở nên vô giá đối với các nỗ lực bảo tồn.
“Trong khi chúng tôi phát hiện ra rằng một số loài động vật ăn cỏ được giới thiệu là sự kết hợp sinh thái hoàn hảo cho những loài đã tuyệt chủng, thì trong những trường hợp khác, loài được giới thiệu đại diện cho sự pha trộn của các loài đã tuyệt chủng”, ông John Rowan, đồng tác giả nghiên cứu của Đại học Massachusetts Amherst nhận định.
Ví dụ, hà mã hoang dã ở Nam Mỹ có chế độ ăn uống và kích thước cơ thể tương tự loài llamas khổng lồ đã tuyệt chủng. Vì vậy, trong khi hà mã không thay thế hoàn hảo bất kỳ một loài tuyệt chủng nào, chúng khôi phục lại các phần của hệ sinh thái quan trọng trên một số loài, tiến sĩ Rowan nói.
Hơn 100.000 năm nền văn minh của loài người đã chứng kiến sự tuyệt chủng của một số loài động vật có vú lớn.
Trước đây, tác giả chính của nghiên cứu, Erick Lundgren đến từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Úc, đã có những gợi ý rằng việc động vật ăn cỏ có thể giúp khôi phục chức năng sinh thái bị mất. Tuy nhiên, không có nỗ lực nào được thực hiện để đánh giá điều này một cách sâu sắc.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh một số đặc điểm sinh thái quan trọng của các loài động vật ăn cỏ từ trước khi Kỷ Pleistocene muộn cho đến ngày nay. Các chuyên gia đã tính toán kích thước cơ thể, chế độ ăn uống và môi trường sống để so sánh các loài tương tự nhau về hiệu quả cảm nhận mà chúng có đối với hệ sinh thái, mặc dù chúng có thể không nhất thiết liên quan chặt chẽ với nhau.
Theo các tác giả của nghiên cứu, kết quả mở rộng quan điểm về quá khứ liên quan đến tiến hóa hơn và đưa ra những hiểu biết sâu sắc về cách các loài được giới thiệu ảnh hưởng đến thế giới.
Trang Phạm
Giữa đại dịch Covid-19, chuyên gia Nga tính khả năng di dân lên vũ trụ
Ông Andrey Ionin, viện sĩ Viện hàn lâm Vũ trụ Nga Tsiolkovsky nêu ý kiến rằng, đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra chứng tỏ sự cần thiết thám hiểm vũ trụ để di dân lên Mặt trăng và Sao Hỏa
Ông Ionin nói: "Nhiều người nghĩ rằng việc thám hiểm Mặt trăng, Sao Hỏa là nhiệm vụ khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành hẹp. Trên thực tế không phải như vậy, đây không phải là vấn đề về nền văn minh, trong đó khoa học và kỹ thuật chỉ là các phương pháp để giải quyết nó. Trái đất hiện nay đang tích tụ một loạt vấn đề về sinh thái, cạn kiệt tài nguyên. Trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay còn có một nhiệm vụ khác cần được giải quyết để nền văn minh tồn tại".
Chuyên gia Nga đề cập đến khả năng di dân lên vũ trụ. (Ảnh minh họa)
Theo ông Ionin, số phận nền văn minh hiện đang "ngàn cân treo sợi tóc" và bất cứ lúc nào con người cũng có thể biến mất khỏi bề mặt Trái đất như loài khủng long trước đó: "Xuất phát từ lợi ích sống còn của giống loài, chúng ta cần suy nghĩ đến giải pháp cho vấn đề này. Việc tạo ra các khu định cư trên các hành tinh khác - trên Sao Hỏa, Mặt Trăng - là một yếu tố làm giảm nguy cơ loài người diệt vong do các vấn đề mà con người gây ra, vấn đề sinh học và các vấn đề khác".
Chuyên gia nêu rõ, nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ không chỉ đặt ra đối với riêng các cơ quan vũ trụ của các quốc gia, các nhà khoa học hay doanh nhân, mà đối với toàn thể nhân loại.
Theo viện sĩ Viện hàn lâm Vũ trụ Nga, đây là một dự án xã hội toàn cầu, cần tập trung nỗ lực của các nước trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20). Ông còn ví von: "Tình huống đang xảy ra hiện nay mới chỉ là tiếng chuông nhỏ, chưa phải là hồi chuông để cảnh báo ta nghĩ về tương lai".
Theo ông, loài người hiện có những công nghệ tiên tiến có thể giúp bắt đầu chinh phục các hành tinh khác.
Theo baoquocte.vn
Chuyên gia đề cập khả năng di dân lên vũ trụ trong bối cảnh COVID-19 Chuyên gia thuộc Viện hàn lâm Vũ trụ Nga cho rằng dịch COVID-19 chứng tỏ sự cần thiết thám hiểm vũ trụ để di dân lên Mặt trăng và Sao Hỏa đề phòng nguy cơ nhân loại diệt vong. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Far Jewel) Ông Andrey Ionin, viện sĩ Viện hàn lâm Vũ trụ Nga Tsiolkovsky nêu ý kiến...