Thư của một người mẹ có con tự kỷ
Con yêu. Ngày mẹ biết mình mang thai là ngày mẹ hạnh phúc nhất. Ước mong khi con chào đời, cả nhà ta sẽ sống bên nhau thật vui vẻ, đầm ấm. Mẹ sẽ cố gắng may ra những bộ quần áo thật đẹp để kiếm tiền nuôi con, bố sẽ mở quán sửa xe trước nhà. Cả nhà ta sẽ luôn ở bên nhau.
Hình minh họa.
Ngày con chào đời, bố mẹ vui không tả xiết. Những điều tốt đẹp, mẹ đều dành cho con. Cả nhà luôn mong chờ từng nụ cười, từng bước đi chập chững và cả tiếng bi bô con gọi bố, gọi mẹ.
Thế nhưng những ngày tháng vui vẻ ấy cứ trôi qua thật nhanh. Mẹ ngày càng lo lắng vì đã hai năm mà con chưa biết nói, gọi không biết quay lại, không đáp ứng bất cứ lời nói, gọi, hỏi han của ai. Linh cảm có điều không lành, mẹ vội vàng đưa con đi khám. Đầu óc mẹ choáng váng, chân tay mẹ rụng rời khi bác sĩ nói con bị chứng tự kỷ. Mẹ trách mình vì không đưa con đi khám sớm hơn. Mẹ những tưởng cái bệnh này là quá xa vời. Mẹ thực sự không ngờ nó lại xảy ra với chính đứa con thân yêu của mình. Tại sao lại là con của mẹ, mẹ đã làm gì sai đế con phải gánh chịu những hậu quả này, rồi sau này cuộc đời con sẽ ra sao? Những câu hỏi ấy cứ quẩn quanh trong mớ suy nghĩ rối bời của mẹ. Mẹ đã khóc, khóc rất nhiều. Nhưng rồi bố mẹ đã bình tâm trở lại và quyết định biến tình yêu con thành động lực để dốc sức chạy chữa cho con.
Video đang HOT
Bác sĩ nói, bố mẹ cần cho con đến trường học dành riêng cho trẻ tự kỷ. Tự kỷ khó chữa, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhưng khó khăn cỡ nào mẹ cũng sẽ cố gắng vượt qua. Bố mẹ sẽ cố gắng làm việc thật chăm chỉ để kiếm tiền chữa bệnh cho con. Hàng ngày, mẹ đèo con bằng xe đạp ra bến xe buýt rồi bắt xe lên trường học ở Hà Nội. Cũng thật may là nhà mình ở Bắc Ninh nên cũng không quá xa Hà Nội. Nhìn ánh mắt thương hại nhiều khi là khó chịu của mọi người dành cho con, mẹ nghĩ chắc họ biết con bệnh, thế rồi mẹ thương con mà không kìm được nước mắt. Quãng đường đến trường của hai mẹ con thật xa, tiền học cho con cũng là một khoản chi phí rất lớn đối với bố mẹ, nhưng vì con mà dẫu có nắng mưa bố mẹ cũng không xá gì, vẫn cố gắng đưa con đi học đều đặn, mong con sớm hòa nhập với cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác.
Thế nhưng hai năm, rồi ba năm trôi qua, tình trạng của con cũng không khá lên. Con vẫn đập phá đồ chơi, luôn cáu kinh, chỉ ăn một loại thức ăn, rối loạn giấc ngủ, ban đêm giật mình rất nhiều… Mẹ hoàn toàn suy sụp. Nhìn đứa con bé dại ngày một khác so với các bạn cùng trang lứa, lòng mẹ quặn đau. Bác sĩ nói, nếu không chữa bệnh tình sẽ càng ngày càng nặng thêm. Cái nghèo khiến bố mẹ không đủ sức để cho con theo học trường dành riêng cho trẻ tự kỷ nữa. Đã có lúc bố mẹ muốn bỏ cuộc nhưng vì thương con và sự giúp đỡ động viên của người thân, hàng xóm nên bố mẹ lại quyết tâm hơn nữa. Được một thời gian, tình trạng của con có vẻ khá lên, mẹ đưa con về học tại trường mẫu giáo trong làng, dù lúc đó con đã 12 tuổi. Những khi con không thể hòa nhập với các bạn, bị các bạn gọi là đồ điên, đồ dở hơi, mẹ cảm thấy thật kinh khủng. Mẹ lo sợ rồi khi không có mẹ ở bên cạnh, ai sẽ che chở cho con? Nhìn con, mẹ chỉ muốn bật khóc.
Người ta thường nói trẻ tự kỷ không biết yêu thương, không có tâm hồn. Nhưng bố mẹ lại cảm nhận được tình yêu của con dành cho bố mẹ, thậm chí nó cũng không ít hơn tình cảm bố mẹ dành cho con. Những lúc bố sửa xe, con ra lau mồ hôi và hôn lên trán bố. Điều đó có thể làm cho người khác bật cười nhưng với mẹ đó là những hình ảnh sẽ làm mẹ khóc. Khi thấy mẹ sốt, con khóc gọi “mẹ ơi, mẹ ơi”. Trái tim mẹ như mùa đông gặp nắng.
Giờ đây, bố mẹ vẫn đang làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nuôi con. Mẹ mong con sớm khỏi bệnh. Mẹ tin rằng với tình yêu thương dạt dào của những người cha, người mẹ và sự đồng cảm của cộng đồng, con và các bạn mắc tự kỷ như con sẽ sớm hòa nhập với cuộc sống tươi đẹp này. Mẹ yêu con!
Theo VNE
Đêm tân hôn vợ khóc thương vì người tình cũ
Tôi và vợ ở gần nhà nhau, lớn lên, đi học cùng trường nhưng tôi hơn cô ấy 2 tuổi. Thực ra chúng tôi không yêu nhau như những cặp đôi khác mà ngày đó chỉ là tình cảm anh em thông thường. Tôi cũng có chút quý mến vì cô ấy khá xinh xắn và ngoan hiền.
Thế rồi khi lên đại học, cô ấy lên thành phố học còn tôi vì gia đình có điều kiện, lại học khá nên tôi du học ở nước ngoài. Suốt 4 năm sinh sống ở trời Tây, tôi cũng chưa yêu ai vì nghĩ yêu là tính chuyện cưới xin chứ không thích yêu chơi bời. Vì vậy, tôi muốn tập trung học hành, sau khi về nước mới tìm mối tử tế để lập gia đình.
Về thăm nhà 3 lần trong những năm du học, tôi cũng vô tình gặp cô ấy vài lần. Nghe bạn bè đồng trang lứa nói cô ấy có bạn trai mấy năm nay rồi. Đó cũng là người tử tế phải cái nhà không có điều kiện nên gia đình cô ấy cấm cản. Nghe xong tôi cũng để đó vì khi ấy không xác định gì. Cho tới khi hoàn thành xong quá trình ở nước ngoài, tôi về nước mới bắt đầu thân thiết hơn với cô ấy.
Tôi về nước khi tuổi cũng đã "cứng" nên bố mẹ giục chuyện vợ con ghê lắm. Ông bà khao khát có cháu bế. Tôi nghĩ đó cũng là việc nên làm. Vì vậy, khi nghe hai bên gia đình mai mối, tác hợp tôi và cô ấy với nhau, tôi cũng không đắn đo nhiều mà có ý tìm hiểu xem sao vì dù sao nhà tôi với nhà cô ấy cũng biết nhau từ nhỏ, lại gần gặn. Hơn nữa, cô gái mà tôi biết năm xưa cũng khá hiền lành, ngoan ngoãn.
Không tìm hiểu kĩ đã vội lấy vợ là sai lầm lớn nhất trong đời tôi (Ảnh minh họa)
Sau ngần ấy năm xa nhà tôi thấy cô ấy cũng không đổi khác gì mấy. Cô ấy vẫn ngoan ngoãn và hiền như xưa. Khi tôi hỏi qua về chuyện của cô ấy và người yêu cũ, cô ấy cũng không ngần ngại giấu giếm là họ chia tay nhau rồi và giờ cô ấy không muốn nhắc tới nữa. Tôi biết đó là chuyện đã qua, cô ấy không muốn nhắc tới nên tôi cũng sẽ không hỏi. Tôi tôn trọng quá khứ của cô ấy nên xác định không bao giờ hỏi thêm về điều đó.
Chúng tôi tìm hiểu nhau chỉ vài tháng trời là cưới. Cũng vì hai bên gia đình vun vén, lại biết nhau từ trước, tuổi cũng không còn trẻ trung nên chúng tôi quyết định cưới sớm để còn ổn định rồi sinh con cái. Đó thực sự là một sai lầm lớn của tôi. Việc không tìm hiểu kĩ, không rõ ngọn ngành đã khiến tôi "rước họa vào thân" khi lấy một người vợ nặng lòng với tình cũ.
Đêm tân hôn, khi tôi ôm vợ vào lòng, tôi thấy cô ấy khóc tức tưởi. Nghĩ rằng vì con gái lần đầu bao giờ cũng hồi hộp, xúc động nên tôi cố động viên vợ. Tôi có ngờ đâu khi tôi chạm tới người, cô ấy đẩy tôi ra, ôm mặt quay vào một góc tường khóc nức nở. Cô ấy vừa khóc vừa gọi tên người yêu cũ. Cho tới lúc đó tôi mới biết, ngay cả khi nhận lời yêu và lấy tôi rồi cô ấy cũng không chấm dứt hẳn với người tình cũ. Họ vẫn lén lút qua lại với nhau nhưng vì không thể đến bên nhau nên cô ấy mới đồng ý lấy tôi mà thôi.
Đêm tân hôn với tôi lại trở thành địa ngục. Thì ra, vì gia đình ngăn cản không cho lấy người yêu cũ vì anh ta nghèo nên cô ấy đành phải chấp nhận lấy tôi. Tôi có cảm giác bị xúc phạm vì mình giống như một kẻ được "hạ cố" để lấy làm chồng. Đã vậy cô ta còn không ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt của gia đình mà lén lút qua mặt tôi, qua mặt mọi người để tằng tịu với anh ta. Trong mặt vợ tôi, anh ta là kẻ tuyệt vời và đức độ, không lấy được anh ta là một bất hạnh lớn trong đời. Tôi cũng biết cô ta đã trao thân cho người tình cũ. Nhưng với tôi điều đó không phải là vấn đề. Cái mà tôi căm nhất là ngay trong đêm tân hôn, chồng ôm vợ vào lòng mà cô ta còn đẩy tôi ra để rồi khóc thương người tình cũ thì quả thực là một sự đả kích quá lớn và sĩ diện của một thằng đàn ông như tôi.
Tôi là người có ăn học đàng hoàng, gia đình tôi tử tế, nền nếp, bản thân tôi cũng không phải kẻ xấu xí, đần độn gì mà tôi lại phải chấp nhận lấy một người phụ nữ như vậy làm vợ. Tôi không còn chút cảm giác nào với vợ. Từ đêm tân hôn đó tới giờ tôi không ngủ cùng vợ. Tôi muốn ly hôn nhưng nghĩ tới thanh danh của gia đình tôi còn đang băn khoăn quá. Nhưng làm sao tôi nuốt được nỗi nhục đó đây?
Theo VNE
Tôi không cần được khóc trên vai chồng nữa Tôi, là một cô gái bi lụy và ủy mị, đa sầu đa cảm. Bất cứ ai quen biết tôi đủ thân đều đã từng nhìn thấy tôi khóc. Tôi khóc vì buồn, vì giận dỗi, vì stress, đôi khi vì cả... vui quá. Tôi luôn tự hỏi không hiểu vì sao tôi có lắm nước mắt đến vậy, luôn sẵn sàng rơi...