Thú chơi xe đạp nghìn đô tại Việt Nam
Nhiều người không ngần ngại bỏ ra hàng chục triệu đồng để được sở hữu một chiếc xe đạp ‘xịn’ tại Việt Nam.
Tại một cửa hàng chuyên bán các loại xe đạp thể thao lắp ráp trên phố Hàng Bông (Hà Nội), nhân viên cho biết mỗi ngày bán ít nhất cũng được 2 xe.
Những sản phẩm bán chạy thường có giá dưới 15 triệu đồng, những chiếc rẻ nhất cũng 6 – 7 triệu.
Người chơi có thể phải chi đến hàng chục triệu đồng để sở hữu một chiếc xe đạp
‘Một chiếc xe xịn giá 20 hoặc 30 triệu đồng, người mua tùy chọn thiết bị rồi nhân viên lắp ráp tại cửa hàng trong khoảng 3 tiếng.
Có chiếc giá 100 triệu hoặc 200 triệu đồng, nhưng cửa hàng không có sẵn mà khách phải đặt và đợi một tuần hoặc hơn’, anh Nguyễn Hữu Nam, phụ trách bán hàng ở một shop xe đạp chia sẻ.
Một sản phẩm đã hoàn thành với giá 13 triệu đồng
Với những ‘ con ngựa sắt’ có giá ngang hoặc hơn cả một chiếc xe máy thì phụ tùng và linh kiện, ‘đồ chơi’ đi kèm cũng không ở mức rẻ.
Một chiếc đồng hồ công-tơ-mét loại không dây gắn trên xe có giá tới 1 triệu đồng, hay mũ bảo hiểm chuyên dụng loại rẻ cũng 300.000 đồng, đắt thì đến tiền triệu.
Loại đèn pin đi trời tối giá khoảng 250.000 đồng, túi đựng đồ giá cũng không thấp hơn.
‘Phụ tùng mới là thứ đắt. Một groupset gồm tay số, phanh, đề trước hoặc sau, đùi đĩa, xích líp loại trung bình là 3 – 5 triệu, đỉnh điểm là 40 triệu đồng’, anh Nam cho biết.
Hay một chiếc thụt (hay còn gọi là giảm sóc, phuộc nhún) loại đắt giá 13 triệu đồng, trong khi hàng phổ thông từ 1 – 4 triệu đồng.
Một chiếc thụt (phuộc nhún) có giá tới 13 triệu đồng
Mẫu đồng hồ công-tơ-mét không dây giá một triệu đồng
Video đang HOT
Mũ bảo hiểm dành có giá từ 300.000 – 600.000, có những mẫu lên tới hơn một triệu đồng
Việc lắp ráp đòi hỏi sự hiểu biết của người thợ, với thời gian làm việc gần 3 tiếng để hoàn thành một chiếc xe cho khách.
Một groupset gồm tay số, tay phanh, đề trước sau, đùi đĩa, xích líp có giá 40 triệu đồng
Xe đạp hiện nay sử dụng 2 loại phanh chính là cơ hoặc dầu (đắt hơn), với mức chênh lệch nhau giá từ một đến 2 triệu đồng
Cặp đĩa phanh (cả bánh trước và sau) giá 500.000 đồng
Pedan cũng là sản phẩm không hề rẻ, một đôi tốt giá 1,5 triệu đồng
Theo một số người chơi xe đạp, cửa hàng sở hữu nguồn phụ kiện thay thế rẻ nhưng người chủ và nhân viên không am hiểu về xe thì chưa thể gọi là một địa điểm tốt.
Theo VNE
Sinh viên Việt 'chế' mô tô phân khối lớn từ xe Minsk
Nếu chỉ quan sát, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một mẫu xe phân khối lớn chứ không phải một chiếc xe Minsk được độ lại, do toàn bộ dàn vỏ xe đã được tái thiết kế.
Từng là một mẫu xe gắn máy quen thuộc và gắn bó nhiều năm với người dân Việt Nam trong những thập niên 80-90 của thế kỷ trước, chiếc xe có nguồn gốc từ Belarus đã dần được thay thế bởi những mẫu xe mới, tiện nghi và hiện đại hơn. Khi đó, xe Minsk lại trở thành phương tiện được sử dụng nhiều ở những vùng núi cao hoặc nông thôn, những nơi có địa hình khó khăn, bởi chi phí sở hữu xe không cao, phù hợp với điều kiện đi lại tại đây.
Cũng chính từ yếu tố chi phí sở hữu xe không cao, chàng sinh viên trẻ Vũ Đắc Tâm đã lựa chọn xe Minsk cho đề tài đồ án tốt nghiệp đại học của mình. Tâm theo học khoa tạo dáng thiết kế sản phẩm của trường ĐHDL Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh, nên đã lựa chọn đề tài tạo dáng cho xe mô tô, xuất phát từ một chiếc xe Minsk.
Chiếc xe Minsk được sử dụng để làm lại dàn vỏ.
Tâm chia sẻ, với những kiến thức học được từ trường đại học liên quan đến việc thiết kế, tạo dáng kết hợp cùng niềm đam mê dòng xe Café Racer, anh muốn tạo ra một mẫu xe kết hợp hài hòa yếu tố hiện đại và những đường nét cổ điển.
Bản vẽ phác thảo ý tưởng.
Sau một thời gian lên ý tưởng, vẽ phác thảo với nhiều mẫu khác nhau, Tâm đã chọn được thiết kế ưng ý để bắt tay vào công việc chế tạo. Từ những bản vẽ phác thảo, chàng sinh viên trẻ tuổi tiến hành lên khuôn, tạo dáng bằng đất sét cho xe. Tiếp đó, anh tiến hành các công đoạn đổ nhựa, gia công bề mặt và sơn vỏ xe.
Ý tưởng có phần giống với chiếc xe hoàn chỉnh, tuy nhiên có nhiều chi tiết trên xe đã được chỉnh sửa.
Mặc dù những công việc trên nghe có vẻ đơn giản, nhưng thật ra quá trình thực hiện đã tiêu tốn của chàng sinh viên này khá nhiều công sức và tiền bạc. Tâm cho biết, quá trình lên khuôn thực hiện hoàn toàn thủ công, nên việc căn chỉnh cho cân đối mất khá nhiều thời gian và công sức.
Lên khuôn đất sét và thử tư thế lái xe.
Bên cạnh đó, nhiều chi tiết của xe phải được tính toán và chế lại để đảm bảo độ an toàn khi vận hành, như thiết kế bình xăng, ghi đông xe, và điều chỉnh yên xe cùng tay lái để mang lại tư thế điều khiển xe tốt nhất. Thêm vào đó, quá trình thực hiện cũng hết sức tỉ mỉ và cẩn thận vì phần máy dễ hỏng.
Sản phẩm thành hình, với dàn vỏ bằng nhựa.
Ngoài công sức bỏ ra, Tâm cũng đã phải chi ra gần 20 triệu đồng mua sắm linh kiện, phụ tùng cho xe. Đây là số tiền không hề nhỏ với một sinh viên. Có nhiều lúc mua được linh kiện rồi, nhưng về lắp lên xe không phù hợp lại phải mua loại khác, nên chi phí phát sinh khá nhiều so với dự tính ban đầu.
Thử màu cho xe.
Sau 3 tháng bỏ nhiều công sức và tiền bạc, chàng sinh viên đam mê xe này cũng đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, với sự giúp đỡ của 2 người bạn. Dưới đây là những hình ảnh đẹp của chiếc xe:
Tác phẩm hoàn thiện, khác biệt hoàn toàn so với mẫu xe Minsk ban đầu.
Cụm đèn pha với vỏ nhựa bên ngoài độc đáo.
Toàn bộ phần máy của chiếc xe Minsk được giữ nguyên, chỉ có bộ ống xả được thay đổi.
Xe sử dụng bộ lốp to bản hơn so với bộ lốp gốc.
HẠ PHONG
Ảnh: Vũ Đắc Tâm
Theo Infonet
Thị trường châu Phi chuộng xe máy Việt Nam Xe máy Việt Nam đang xuất hiện khắp nơi trên lục địa đen, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 67,5 triệu USD, tăng 20% so với năm 2011, có mặt tại 22/55 quốc gia (số liệu của Tổng cục Hải quan), châu Phi hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho lĩnh...