Thú chơi móng vuốt ngàn đô của đại gia
Quan niệm việc đeo nanh vuốt sẽ đem lại may mắn, nắm bắt được thời cơ, giải trừ ma quái và ốm đau, bệnh tật… nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu, thậm chí hàng ngàn đô tìm mua bằng được nhiều nanh vuốt thú dữ.
Bỏ ngàn đô chơi nanh heo rừng
Trong các loại nanh của mãnh thú trong rừng sâu thì nanh heo rừng đang được mua bán phổ biến nhất. Dân gian truyền tụng, nanh heo rừng khi đeo trên người sẽ giúp chủ nhân thâu tóm thời vận, may mắn, thịnh vượng, tránh được tà ma, bệnh tật… Hơn nữa, loại nanh này dễ kiếm nên đa phần là hàng thật chứ không bị làm giả như nanh cọp, nanh beo. Giá cả cũng vừa túi tiền nên người ta mua làm mặt dây chuyền đeo cho mình và cho trẻ con để được bảo vệ linh khí, trừ tà và may mắn trong kinh doanh.
Theo như giới săn nanh vuốt lâu năm, trước năm 1975, ở Việt Nam, nanh heo rừng có giá khá rẻ. Nhưng khoảng 20 năm lại đây thì nanh heo rừng trở nên có giá khi được dân buôn bán hay dân chơi cờ bạc, dân giang hồ săn lùng. Giờ nó được coi là một thứ “vàng trắng” đem lại lợi nhuận béo bở.
Nanh lợn rừng được dân “sành” ưa chuộng.
Nanh của heo rừng đực trung bình dài từ 8-10cm, giá khoảng 500.000 đồng/chiếc. Nanh của heo rừng già dài từ 12cm trở lên giá rất đắt, nanh càng cuộn tròn vòng càng lớn và càng đặc ruột thì giá rất cao. Đắt nhất là nanh có đường kính hình cuộn tròn hơn 13cm. Một số dân chơi còn bọc bạc hoặc vàng, họ chạm trổ, điêu khắc những hình thù độc đáo như hình phật, rồng, ký tự độc đáo và được bán với giá hàng ngàn đô.
Hiện nanh heo rừng rủ (hoặc rũ) đang được ưa chuộng nhất bởi phép màu huyền bí của nó khi được “yểm bùa”. Bên cạnh đó, dân sưu tầm quan tâm đặc biệt đến nanh heo rừng lục. Giá của chúng cao gấp nhiều lần so với loại nanh thường.
Người trẻ thích chơi móng hổ
Một tay buôn móng vuốt thú rừng sành sỏi ở Hà Nội cho hay: Người dân quan niệm rằng, hổ là chúa tể của rừng xanh nên hội tụ đủ sức mạnh thiên nhiên. Chúng ăn toàn thực vật quý, uống nước rừng, sống trong rừng sâu nên hấp thụ được linh khí của đất trời. Hổ càng già thì nanh càng lớn và uy lực của nó càng mạnh. Người nào sở hữu được chiếc nanh hổ tinh đã ăn thịt nhiều người thì sẽ không sợ con vật hung dữ nào.
Video đang HOT
Một chiếc móng hổ được rao bán trên mạng
Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại thích chơi móng hổ hơn chơi nanh hổ vì móng rẻ hơn nanh. Nhưng đó không phải lý do chính. Dân sành chơi thích sở hữu móng hổ là vì con hổ trước khi kết thúc sự sống của con mồi bằng bộ hàm thép thì nó cần những chiếc vuốt chụp và bấu chắc vào con mồi làm cho con mồi không còn cơ hội trốn thoát.
Vì vậy, không chỉ người trẻ mà dân kinh doanh, đặc biệt là những người khởi nghiệp muốn sở hữu những chiếc vuốt để nắm chắc hoặc tìm kiếm cơ hội chiến thắng trong cuộc sống cũng như trong thương trường. Hơn nữa, đeo móng hổ ngoài việc đem lại cho người đeo một phong cách ngầu, sang trọng còn giúp chủ nhân tránh bị tà đạo, ma quỷ làm hại, đạn bắn không trúng?!
Giá cả của những chiếc móng hổ cũng rất đa dạng, nhưng rẻ nhất cũng phải đến tiền triệu. Đối với những chiếc móng được bọc, dát vàng hay kim loại thì giá có thể lên tới cả chục triệu.
Đẳng cấp với thú chơi “răng khểnh” của voi
Bất chấp khủng hoảng kinh tế, thú săn đồ ngà voi của những tay chơi lắm tiền vẫn diễn ra rầm rộ.
Dân chơi đồ ngà còn có nhiều quan điểm khác quanh thú chơi quý tộc của mình. Người thích chơi đồ ngà vì nó “sang, đẳng cấp, là biểu trưng cho người quân tử”. Người lại khoái ngà voi bởi cặp ngà của loài thú khổng lồ là biểu trưng cho quyền lực và sức mạnh tột đỉnh. Lại có người chơi đồ ngà vì tầm nhìn xa trông rộng. Có người săn đồ ngà để liên tục gặp may hay xua đuổi tà khí…
Ngà voi và nanh vuốt của các loài mãnh thú được bày la liệt trong những chiếc tủ kính.
Giá thị trường chợ đen mỗi kg ngà voi khoảng 3.000 USD. Và mức giá này sẽ tăng gấp đôi, gấp ba, có khi còn hơn nếu khối lượng của ngà voi có trọng lượng 50kg trở lên. Với những món đồ ngà lâu năm tuổi, giá trị không phải ở trọng lượng, kích cỡ mà tùy thuộc vào độ tuổi, kiểu dáng, nguồn gốc của món đồ.
Theo các tay chơi, vì ngà voi là mặt hàng quý tộc đang được nhiều dân chơi dòm ngó nên giá trị leo thang từng ngày, nhất là khi loài mãnh thú khổng lồ nhất rừng xanh này đang ngày càng bị tận diệt thảm hại.
Thích chơi hàm cá mập vì lạ
Đa phần ngư dân cho biết, vùng Biển Đông có nhiều loài cá mập, nhưng loài được ưa chuộng nhất chính là mập trắng bởi bộ hàm của nó to lớn và bén như dao cạo. Khi câu được cá mập, ngư dân không quên lóc nguyên bộ hàm sắc lẹm của nó để bán cho mối lái với giá từ dăm bảy trăm nghìn đến hơn chục triệu đồng một bộ tùy lớn nhỏ.
Hàm cá mập và nanh mập bọc bạc khổng lồ mà ông Xuân đang sở hữu.
Thú chơi hàm cá mập không rầm rộ như chơi nanh vuốt các loài mãnh thú chốn rừng xanh mấy năm trước, nhưng quá trình săn lùng “nanh – hàm ác ngư” không kém phần khốc liệt.
Ông Xuân, một dân chơi chuyên sưu tầm hàm cá mập, ở TP.HCM, bày tỏ lý do săn hàm cá mập: “Nếu trên rừng cọp, gấu… là mãnh thú thì dưới đại dương, cá mập trắng là trùm, là chúa tể. Người ta chơi hàm cá mập trắng đa phần chẳng mang nặng chuyện tâm linh như nanh vuốt mãnh thú, chỉ đơn giản vì nó lạ, chẳng giống ai. Mà như thế mới tạo nên dấu ấn, đẳng cấp”.
Theo Hạnh Nguyên (tổng hợp)
VEF
Làng quê khiếp đảm vì mãnh thú
Người dân thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đang sống trong sự sợ hãi vì hàng loạt gia cầm bị tàn sát. Dấu chân thú lớn, nhỏ dày đặc trên những vườn rau, sân nhà...
Ngày 17/9, chúng tôi tìm về khu B, thôn Nghĩa Hiệp. Trước mỗi nhà dân, thi thoảng thấy tụm năm tụm ba, già trẻ đều chỉ một chủ đề: có 2 con báo xuất hiện.
Tàn sát gia cầm trong chớp nhoáng
Biết chúng tôi vào thăm, ông Lý Cỏng Gìn (Hoa kiều), từ vườn cà phê chạy về, nói một cách thận trọng: "Các anh vào trong nhà cài cửa lại rồi nói chuyện". Gương mặt vẫn còn vẻ hốt hoảng, người đàn ông gần 50 tuổi này cho biết rạng sáng 11-9, khi ông cùng vợ là bà Lầu Pắc Cứu đang yên giấc thì nghe tiếng gia cầm kêu loạn xạ. "Tôi mở cửa rọi đèn thì thấy một con vật lớn bằng con bê 1 năm tuổi lao đến đớp gọn con ngan nặng hơn 3,5 kg" - ông Gìn kể.
Theo ông Gìn, trong lúc ngan, vịt kêu loạn xạ thì con chó đen gần 10 kg của gia đình ông chui xuống gầm giường nằm run và im thin thít. Sáng ra, vợ chồng ông Gìn phát hiện trên mặt sân đất dày đặc vết chân thú có 5 móng vuốt và một dấu tròn ở giữa. Chiều rộng của dấu chân nhỏ là 5 cm, còn dấu chân lớn từ 9-10 cm. Điều đáng sợ là 5 con ngan nhà ông Gìn nuôi có tổng trọng lượng khoảng 18 kg đã không còn một cái lông nào vương lại, chỉ thấy vết máu nhỏ lẫn vào bùn nước.
Vết chân thú rộng từ 9-10 cm xuất hiện tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được cho là của loài báo
Cách nhà ông Gìn khoảng 200 m, ông Nguyễn Văn Bé còn kể câu chuyện tàn sát chớp nhoáng hơn. Ông Bé cùng vợ vẫn chưa hết sợ hãi khi nói với chúng tôi: "Trong tối 11/9, 2 con ngan nhà tôi ngủ trên giá bên cạnh vách bếp. Khi nghe một tiếng động lớn va vào vách ván, vợ chồng tôi cầm đèn chạy ra thì chỉ còn thấy vài vết máu nhỏ, 2 con ngan biến mất".
Chó cũng phải khiếp sợ
Cùng trên trục đường đất chạy qua trung tâm khu B, anh Lương Xuân Phóng và nhiều người hàng xóm dẫn chúng tôi đi theo vết chân thú tương tự như ở nhà ông Gìn in chi chít trên vườn rau mới gieo. Theo anh Phóng, những vết chân này mới xuất hiện tối 16 rạng 17/9, rải rác xung quanh là phần cánh và bao tử của một con ngỗng cách ngôi nhà dân gần nhất chỉ khoảng 30 m. Tại vị trí này, khoảng 21 giờ ngày 15/9, anh Lê Xuân Tình đã phát hiện một con vật có trọng lượng khoảng 1,2 tạ, lông màu xám, ngồi chồm hổm, đầu vươn cao hơn 1 m.
Trên vườn rau mới gieo của nhà anh Phóng, chúng tôi lấy thước đo khoảng 20 dấu chân thú lạ thì đều có kích cỡ: rộng từ 5-10 cm. Điều lạ là các vết chân nhỏ và lớn đi song song và rất thẳng hàng. Hầu hết người dân ở thôn Liên Hiệp đều khẳng định đó là 2 mẹ con báo hoa mai. "Rất nhiều con chó trong vùng khi ngửi thấy mùi con thú này là cúp đuôi bỏ chạy và run bần bật nên có thể đây là báo hoa mai" - một người dân dẫn chứng.
Ông Lê Xuân Minh (cha của anh Lê Xuân Tình) cho biết trong thôn có rất nhiều trẻ em và người già. Vì vậy, người dân đi làm khoảng 16 giờ là lũ lượt kéo nhau về rồi đóng kín cửa, không dám ra ngoài. Nhiều hộ dân có con nhỏ phải đưa đi gửi ở thị trấn Liên Nghĩa, cách nhà gần 5 km để đề phòng bất trắc. "Chính quyền mà không sớm vào cuộc thì chúng tôi làm sao yên tâm sinh sống" - ông Minh nói.
Tin mãnh thú xuất hiện ngày càng lan rộng trong thôn Nghĩa Hiệp. Người thì cho biết đã nhìn thấy thú đang ngồi, người lại chỉ thấy 2 ánh mắt sáng to như bóng đèn... Có người còn cho biết vì trước đó, ông Lý Cỏng Gìn thách mãnh thú đến nhà mình nên mới xảy ra vụ tàn sát hàng loạt con ngan. Những thông tin trên kết hợp với việc có ít nhất 6 gia đình bị thú lạ ăn thịt gia cầm... đã gây nên nỗi hoang mang, sợ hãi trong người dân thôn Nghĩa Hiệp.
Báo lửa hoặc báo hoa mai (?) Theo ông Nguyễn Danh Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, cơ quan này đã cử cán bộ bảo tồn của chi cục và yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng tiếp cận hiện trường, lấy mẫu dấu chân mãnh thú để nghiên cứu, điều tra. Ông Tuyên cho rằng với kích cỡ, hình dáng dấu chân thú được phóng viên miêu tả và cán bộ Phòng Bảo tồn thuộc chi cục báo cáo, có thể khẳng định 2 con thú này hoặc thuộc nhóm báo lửa hoặc thuộc nhóm báo hoa mai. Tuy nhiên, để có kết quả chắc chắn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải gửi mẫu dấu chân về Vườn Quốc gia Cúc Phương nhờ các chuyên gia ở đây giám định.
Theo Sơn Tùng (Người Lao Động)
Gần 40 năm qua con đập "tử thần" Gần 40 năm nay, hơn 800 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 2 thôn Tân Kiều và Hòa Phong (Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định) luôn phải đối diện với hiểm nguy mỗi khi đi qua con đập thủy lợi bằng cây cầu tạm không lan can. Nằm dọc hạ nguồn sông Côn hùng vĩ, dù chỉ cách trung tâm xã...