Thú chơi bồ câu đua của người Sài thành
Người huấn luyện đã khiến bồ câu đua biết định vị và bay ở một khoảng cách từ hàng ngàn cây số nhưng vẫn tìm đến đúng chủ nhân của nó. Đặc biệt, các chú chim này rất thích tắm.
Nuôi bồ câu đua là trào lưu không mới ở Sài Gòn nhưng để có một “vận động viên” đoạt giải cao nhất trong cuộc thi đòi hỏi phải có nghệ thuật chăm sóc và huấn luyện. Đặc biệt, người nuôi phải làm sao để khi bay trong khoảng thời gian rất dài chú bồ câu vẫn trở về với nhà của mình.
Ông Lê Hữu, ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM là người không trực tiếp nuôi bồ câu đua nhưng đã có gần 20 năm kinh nghiệm với loại chim này. Ông cho biết, bồ câu đua có những đặc điểm khác với những loại bồ câu khác. Người mới nhìn lần đầu sẽ không phân biệt được và dễ bị nhầm.
Bồ câu đua khác bồ câu khác là ở mũi và cặp mắt
Để xác định bồ câu đua người ta thường nhìn vào mũi và mắt. Mũi cồ câu đua to, có 2 cục trắng ở trên. Mắt thường có màu vàng hoặc đỏ và có vành trắng. Trên chân có một chiếc vòng (tùy thuộc vào kích cỡ và màu của vòng) ghi ngày sinh, mã số, năm bao nhiêu, có khi người ta còn ghi cả tên, số điện thoại của người nuôi để khi chim bị thất lạc, hoặc có người bị nhầm sẽ gọi lại vào số máy trên.
Nhiều người còn phân biệt bằng sải cánh khi nó bay. Bồ câu đua biết định vị và bay ở một khoảng cách từ hàng ngàn cây số nhưng vẫn tìm đến đúng chủ nhân của nó. Đặc biệt, bồ câu đua rất thích tắm, nếu để một chậu nước sạch, nó sẽ tự nhảy vào vẫy cánh, rỉa lông, một lúc là sạch sẽ. Một cặp bồ câu đua giống bán khoảng 350.000 đồng, có khi lên đến cả triệu đồng, tùy thuộc vào thành tích mà nó đạt trong cuộc đua.
Để đào tạo một “vận động viên” thành thạo, người nuôi phải có những bí kíp riêng và có niềm đam mê thật sự. Ông Hữu cho biết, “thí sinh” đua được trong một chặng đường dài hay không là do chủ, như cách cho ăn, cách tập bay cho thí sinh cũng như cách tạo được sự thân thiện giữa chủ và thí sinh.
Muốn “thí sinh” bay được xa và nhanh đòi hỏi bồ câu phải khỏe và phải được “đào tạo”. Bồ câu mua về phải được từ 4 đến 8 tuần tuổi, nuôi lớn khoảng 3 tháng thì bắt đầu tập bay cho chim. Đầu tiên cho “thí sinh” bay khoảng 1km, 5km, 10km, đến 20km… cứ thế những lần sau thì chặng đường bay xa hơn chặng trước.
Đặc biệt, người nuôi không được cho “thí sinh” của mình sinh sản nếu không nó sẽ mất sức và không thể bay được xa. Tiêu chuẩn để “thí sinh” được đăng ký trong cuộc thi phải bắt đầu từ tháng thứ 6 trở lên, giai đoạn này là lúc nó đã trưởng thành và được luyện thành thạo. Lúc ở tháng thứ ba người nuôi mới bắt đầu tập cho nó có những thói quen nhận diện đúng chỗ ăn, chỗ ở cũng như cách làm quen thân thiện với mọi người.
Video đang HOT
Anh Danh rất vui mỗi khi được chăm sóc và ngắm những “thí sinh” của mình bay lượn trên cao
Anh Phạm Ngọc Danh, (ở Vườn Lài, quận 12) nuôi được hơn 12 con cho biết: “Lợi dụng những tính năng của bồ câu đua mà người nuôi huấn luyện cho nó một cách rất thành thạo. Ví dụ, khi chuyển nhà đi đến chỗ khác thì mình phải nhốt những con chim lớn trong chuồng, trong một thời gian nhất định có thể thả ra, nhưng khi nó bay về nhà cũ không thấy nhà của nó ắt nó sẽ bay về nhà mới. Chỉ cần huấn luyện vài lần như thế thì nhất định mình chuyển nhà đi đâu nó cũng tìm về được. Thức ăn của bồ câu đua chủ yếu là tinh bột như lúa, đậu xanh, đậu phộng, lúa mỳ, bắp… nhiều người cho ăn thêm gạo lứt vì theo quan niệm của những người trong cuộc, gạo lứt là huyết rồng, là máu rồng. Trong gạo có chất cám nhiều canxi nên khi bồ câu ăn vào xương khỏe, thịt chắc thì bay tốt hơn. Nhưng để “thí sinh” của mình không về chậm hơn những thí sinh khác, chủ nhân không được nuôi quá mập.
Anh Danh cho biết, người nuôi cũng không biết được trên chặng đường đua chim đua có nghỉ hay không. Khi thả ra, nó bay đánh võng mấy vòng rồi định hướng và bay đi. Có những lúc trời mưa to gió lớn tưởng nó sẽ bị lạc mất nhưng không ngờ nó vẫn về đến nhà. Những “thí sinh” như vậy anh em trong hội rất quý và để dành làm giống.
Trong một cuộc đua, người ta có thể ước lượng được thời gian chim về nhưng lúc “thí sinh” trở về khác với lúc bắt đầu khởi động cuộc đua. “Có con về đúng ngày, có con khoảng một tuần sau nhưng cũng đôi lúc cả tháng nó mới về đến nhà. Lúc đó nhìn nó tả tơi, thương tích đầy mình và toác cả một miếng thịt lớn trông thật đáng thương” – anh Danh chia sẻ.
Điều đó chứng tỏ trên đường đi nó đã gặp phải kẻ thù là những chú chim cắt, nhưng nó đã may mắn thoát khỏi nanh vuốt tử thần mà về với chủ.
Anh Hoàng Dương chia sẻ thả chim thì phải chấp nhận thất lạc, vì thế trước lúc thả thường chụp hình chúng lại để lỡ không về, có nhớ thì đưa hình ra ngắm. Nhưng cũng có những “thí sinh” thất lạc hàng tháng trời vẫn bay về đến nhà chủ cũ. Vì thế cảm giác ngồi chờ con chim bay về thật khó tả, nhìn từ đằng xa xa một cánh chim mỏng manh hối hả lướt trong gió, rồi bóng chim lớn dần, lớn dần và đáp xuống chuồng, tìm nước uống và tìm chỗ nghỉ ngơi, cái cảm xúc đó chỉ có người nuôi mới có được mà thôi, nên ai đã biết đến giống chim này đều yêu thương chúng. Vừa kể anh vừacó chỉ cho tôi 4 chú chim cưng của anh ấy đã vượt mốc Phan Rang.
Ông Lê Hữu cho biết, hiện nay đang trong giai đoạn dịch cúm gia cầm nhưng chỉ mấy con gà, con vịt bị còn mấy con chim bồ câu rất ít bị. “Nó không chết như gà, vịt mà lâu nó có thể tự chết là do già quá, ăn uống không được thì mới chết chứ tôi chưa thấy chim bị bệnh bao giờ”.
Theo VTC
"Sốc" với thú chơi siêu khuyển của đại gia Sài thành
Vài tháng đầu, mỗi tháng anh mua vài chục cây nước đá về bỏ trong phòng, máy lạnh bật tối đa. Khi chó không còn "ngơ ngác" trước không gian mới, anh bắt đầu cho chúng ra ngoài làm quen dần với khí hậu nhiệt đới.
Hình ảnh những chú chó dũng mãnh, lông mượt như cước kéo cỗ xe chạy băng băng ở những vùng đất tuyết phủ trắng xóa tưởng chừng chỉ có thể được nhìn thấy trên phim ảnh. Vậy mà mới đây, tôi vô cùng bất ngờ khi thấy một cặp chó kéo xe tuyệt đẹp thong dong kéo xe... máy "rèn thể lực" ngay giữa Sài thành. Hỏi ra thì mới biết người chủ của nó đã chi gần 500 triệu đồng để đưa chúng từ vùng Alaska (Mỹ) băng giá, góp phần đưa một trong những loài chó đẹp nhất thế giới về với Việt Nam.
Chi nửa tỷ đồng đưa siêu khuyển về... đi thi
Trên tầng 4 ngôi nhà khang trang của mình, anh Lê Chính (quận Tân Phú, TP.HCM) dành hẳn cho những "cún cưng" của mình hai phòng ở "sang trọng" như những "công tử" con nhà giàu. Bốn chú chó trưởng thành, đẹp đẽ, sang trọng, oai vệ vừa thấy "thủ lĩnh" bước vào giới thiệu có "khách" tới thăm liền bày tỏ thái độ vui mừng chào đón bằng những tràng "gâu, gâu... gâu". Anh Chính giải thích: "Chúng đang bày tỏ niềm vui và thái độ hân hoan khi gặp người. Chúng sủa là "tự giới thiệu" về bản thân mình để làm quen thôi, chứ chúng chưa biết làm đau một ai bao giờ...".
Anh Chính cho biết, vô tình xem bộ phim âm độ, một bộ phim tuyệt hay về loài chó trung thành Alaska Malamute. Rồi anh "kết" Alaska với một tình yêu mãnh liệt và quyết tâm tìm mua về nuôi cho bằng được.
Tìm hiểu thông tin, nguồn gốc đầy đủ rồi năm 2006, anh quyết định qua Mỹ, đến tận vùng Alaska băng giá xa xôi, để "tầm" thú cưng trong "mộng". Thế nhưng qua Alaska là một chuyện và tìm được một chú "Alaska Malamute" nguyên bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Đến đây, anh phải rong ruổi trong cái lạnh thấu xương để "truy lùng" cho bằng được đối tượng ưng ý và nhanh chóng "thoát thân" trước sự khắc nghiệt của khí hậu. Và trời đã không phụ lại niềm đam mê của anh. Sau cả tháng đỏ mắt lùng sục, anh đã bay về vùng đất nhiệt đới Sài thành cùng ba chú chó "tuyết" Alaska Malamute tuyệt đẹp. Nhẩm tính sơ sơ đã thấy để đưa được những chú chó được mệnh danh là "hoa vương của vùng băng giá" này về anh đã phải chi gần 25.000 USD (gần 500 triệu đồng).
Về đến nhà, tuy thở phào nhẹ nhõm vì ba chú vẫn mạnh khỏe nhưng anh lại thấp thỏm, lo âu, chờ đợi những ngày tháng sắp tới xem nó thích nghi như thế nào. Vài tháng đầu, mỗi tháng anh mua vài chục cây nước đá về bỏ trong phòng, máy lạnh bật tối đa. Khi chó không còn "ngơ ngác" trước không gian mới, anh bắt đầu cho chúng ra ngoài làm quen dần với khí hậu nhiệt đới.
Vừa ra ngoài, sức nóng "táp" vào mặt bất ngờ làm chúng bị choáng vì chưa từng biết qua cảm giác như thế. Anh chỉ cho chúng "tắm nhiệt" vài phút rồi lại đưa vào "kho lạnh". Và cứ như vậy theo từng ngày, thời gian ra ngoài thêm nhiều và dài hơn, đá ngày một ít đi và cho đến nay, nó không cần đến máy lạnh mà chỉ cần chiếc quạt gió.
Anh Chính tự hào: "Thấy nó thích nghi được tôi mừng vô cùng...". Vừa nói anh vừa dẫn từng con giới thiệu với tôi. Đầu tiên là chú khuyển có tên Noble. Từ sau khi về Việt Nam đến nay Noble đã năm năm liền là "quán quân", không có đối thủ trong các cuộc thi Dogshows (cuộc thi dành cho chó đẹp tại TP.HCM).
Anh Chính tự tin, nếu tới đây chúng ta tổ chức được một cuộc thi chó đẹp cấp quốc gia thì anh vẫn tin Noble sẽ chiến thắng. Tiếp đến là Leelee, cô nàng tiểu thư xinh đẹp... mới đây anh lại bỏ ra thêm 10.000 USD để đưa chú Summo khổng lồ cũng thuộc giống Alaska Malamute vê, ỡ ba siêu khuyển trên cùng với một "hoàng hậu Angel" nữa hợp thành... "tứ đại mỹ khuyển" trong "vương quốc" của anh Chính.
Năm 2007, sau một năm chăm sóc chúng, anh cùng vợ mang hai con Noble và Angel ra thi thố liên tục với hàng trăm con thuộc các loài chó khác. Trong đó có những loại thuộc hàng "quý tộc" như: Chihuahua - Mêxicô, Becgie - Đức, Mastiff - Tây Tạng, Golden - Mỹ, Fox - Anh, Bulldog - Pháp, .v.v. Nhưng liên tục từ đó đến nay, 5 năm liền Noble và Angel luôn ngự ở ngôi vương và hoàng hậu.
Anh Lê Chính đang ra hiệu cho chú khuyển có tên Noble - Alaska biểu diễn cho khách xem.
Có thể nói, nhớ nhất với anh chính là ngày 2/9/2007, năm đầu tiên anh mang hai chú Alaska của mình ra thi thố. Cuộc thi năm đó có sự góp mặt của gần 80 "vận động viên". Vòng chung kết là cuộc đấu tay ba giữa Noble với 2 đối thủ "cộm cán" là Chihuahua và Bec giê, cả 3 đều là những bậc "anh tài". Ban giám khảo lúc ấy đau đầu khi cả 3 đều ngang tài ngang sức: Thực hiện hành động thuần thục theo hiệu lệnh, mỗi con mỗi vẻ: Đẹp, cao quý. Nhưng thời khắc quyết định chính là trong khi Noble tỏ ra hoạt bát, thân thiện, dễ mến khi luôn đùa nghịch cùng những đứa trẻ vốn là khán giả thì các con khác không được như vậy. Vậy là Noble lạnh giá có trận thắng trên sân khách nhiệt đới một cách oanh liệt...
Chăm sóc đặc biệt chỉ để... kéo xe?!
Alaska Malamute ăn rất "khiêm tốn" so với những loại chó khác có cùng kích cỡ hay trọng lượng. Tuy nhiên, anh Chính nhấn mạnh thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh và đủ dưỡng chất như con người. Mỗi ngày anh Chính cho ăn thức ăn chuyên dụng được sản xuất tại Pháp. Ngoài dưỡng chất từ thịt cá, anh còn cho ăn bổ sung nguồn vitamin từ rau củ như bí đó, khoai lang, cà rốt,... để cơ thể chúng luôn được thanh lọc mát mẻ. Đối với những con nhỏ mới sinh (mỗi năm 2 lứa) thì ngoài sữa mẹ, anh còn cho uống thêm sữa dành cho chó con. Khi chó sinh thì có phòng lạnh cách ly và chăm sóc đặc biệt trong môi trường vô trùng. Anh cho biết: "Tôi phải đầu tư tủ thuốc cho chó tại nhà, đưa chó đi khám và chích ngừa định kỳ đều đặn...".
Người ta bảo, "chăm chó khó nhất chăm lông" và Alaska là loài rất cần sự chải chuốt. Anh Chính kinh nghiệm: "Alaska mỗi năm thay lông 2 lần, tuy nhiên ở môi trường nhiệt đới này chúng rất dễ rụng lông mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, phải có "bài" chăm sóc riêng biệt cho bộ lông của nó thì chó mới đẹp và sạch sẽ được...". Một vài ngày, anh Chính phải chải lông cho chó 1 lần bằng lược chuyên dụng nếu không lông chúng sẽ bị kết dính và trông mất đẹp. Rồi anh phải "tắm khô" bằng cách xịt hỗn hợp các loại dầu đặc biệt lên người chúng rồi xoa, massage lông và sau đó là dùng lược chải lại cho thẳng mượt.
Với loài Alaska bản xứ, kéo xe thồ hàng, chạy trên băng tuyết được coi như nhiệm vụ "bất khả chiến bại" của chúng. Vì không muốn chúng mất đi cái "gốc" lao động "oanh liệt" ngày nào nên anh lâu lâu lại "nài cương" cho chúng kéo xe máy chạy lòng vòng trong khu công nghiệp Tân Bình. Anh Chính tâm sự: "Cứ mỗi lần thấy tôi "thắng yên cương" là chúng lồng lên hào hứng. Chúng chạy rất hưng phấn, ngoan và chính xác theo hiệu lệnh. Thái độ chúng như một người giúp việc trung thành, biết buồn vui, biết bảo vệ chủ và biết làm gì để đền ơn cho người chăm sóc mình...".
Với thân thể cường tráng, ngực rộng vạm vỡ, cơ bắp săn chắc, nên Alaska có một sức mạnh phi thường và sự bền bỉ tuyệt hảo. Ngay từ buổi đầu được thuần hóa, Alaska được ví như một chú "ngựa nòi" kéo xe, thồ hàng rất hiệu quả và đáng tin cậy. Một tập thể từ 4 đến 8 hay 12 con có thể kéo kiện hàng lên đến... hàng tấn. Vượt qua cuộc hành trình trên băng tuyết liên tục hàng giờ mà không biết "than vãn" là gì!
Alaska là loài chó có tư chất thông minh, hiền hòa, rất biết vâng lời. Anh Chính giải thích: "Tôi nghiên cứu tài liệu nước ngoài và qua kinh nghiệm trong quá trình nuôi chúng có thể nói, Alaska vốn sống quen với bầy đàn nên nó xem chủ nhân như là một "thủ lĩnh" và rất mực "phục tùng mệnh lệnh".
Theo Nguoiduatin
Khi "bồ câu" xuất kích Trong ánh đèn đường vàng vọt, những chiếc mô-tô đặc chủng hú còi lao đi, truy đuổi 3 kẻ dám thách thức pháp luật. Kể từ khoảng 23h trở đi, lưu lượng người qua lại khu vực cầu Chương Dương bằng xe máy giảm hẳn, công việc của các tổ công tác Y1, Y2 và Y3 vì thế cũng đỡ tất bật hơn,...