Thứ cây ví như “lộc trời” trổ bông miên man ở Đắk Lắk là cây gì mà dân vô rừng hái đem về bán?
Trên dãy núi Cư Yang Sin hùng vĩ từ huyện MDrắk kéo dài qua Krông Bông tới tận Lắk (tỉnh Đắk Lắk), cây đót (còn gọi là bông chít) mọc xanh tốt um tùm.
Vào dịp đầu Xuân, cây đót trổ bông khắp núi rừng thu hút người dân địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến hái. Bà con ví bông đót là “lộc trời” ban tặng để có tiền sắm sửa Tết, để “chống lại” cái đói mùa giáp hạt.
Đót là loại cây cỏ dại mọc trên các triền núi, lưng đồi. Mỗi năm cây đót nở đúng một lần, thường vào đầu Xuân. Người dân hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót – một vật dụng phổ biến trong gia đình.
Núi Cư Yang Sin – nơi có nhiều cây đót, hằng năm mang “lộc trời” đến cho người dân địa phương.
Hái đót là công việc vất vả, phải thức dậy từ khá sớm, cuốc bộ hàng chục ki-lô-mét, len lỏi trong rừng để kiếm tìm bông đót. Anh Lù Xuân Dùng (45 tuổi), ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) men theo những con đường nhỏ ngoằn nghèo, băng qua những bụi cây cao quá đầu người để tìm đến khu vực có đót.
Vừa nhìn thấy bông đót, anh Dùng lấy con dao rựa phát cỏ lấy đường đi, rồi men theo con đường nhỏ vào hái từng ngọn đót.
Với phụ nữ công việc hái đót càng nhọc nhằn gấp bội. Nếu siêng năng, chăm chỉ, cộng thêm may mắn thì một người có thể thu nhập khoảng 50 – 60 kg đót tươi/ngày, thậm chí có người hái được cả tạ đót. Với giá khoảng 6.500 đồng/kg đót tươi, đót khô có giá khoảng 20.000 – 21.000 đồng/kg thì mỗi người có thể kiếm được hơn 300.000 đồng/ngày.
Video đang HOT
Để hái bông đót, người dân phải dậy từ lúc gà gáy, chuẩn bị thức ăn, nước uống, những dụng cụ cần thiết (dao rựa, bao tay, dây buộc) và ít dầu gió để phòng côn trùng đốt.
Đót thường mọc trên núi cao, nơi vách đá, người hái đót còn gặp nguy hiểm nếu chẳng may bị rắn, rết, côn trùng cắn hoặc chuyện bị lá đót, cây gai sắc cứa vào tay gây thương tích, phấn từ bông đót dính vào cổ gây ngứa ngáy rất khó chịu…
Mùa đót thường kéo dài khoảng 3 tháng, trong thời gian này không chỉ người đi hái đót có thu nhập mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương đi phơi đót thuê với giá từ 150.000 – 200.000 đồng/người/ngày. Sau mỗi vụ đót, người kiếm được ít thì cũng vài ba triệu đồng, còn người nhiều thì cũng được chục triệu đồng.
Đót sau khi hái về thì đem phơi khô. Công việc này cần nhiều sức lực nên người lớn, trẻ em đều làm được.
Đót phơi sau 5 – 7 ngày thì được thu gom lại…
… chằng buộc cẩn thận…
… chất vào trong kho bảo quản chờ xe đến vận chuyển đi tiêu thụ.
Một mùa hái “lộc trời dần trôi qua trong niềm vui “trúng mùa, trúng giá” đồng nghĩa với nỗi lo về mùa “giáp hạt” không còn đè nặng trên đôi vai những nông dân chân lấm tay bùn nơi những cánh rừng già, trước đó là một cái Tết no đủ, sung túc nhờ những vạt đót trên các triền núi, lưng đồi.
Ngọn thác ẩn mình trong rừng già đẹp bậc nhất Lâm Đồng, cách Đà Lạt không xa
Phi Liêng là một con thác cao và hùng tráng, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 70 km về hướng Tây Nam.
Ngọn thác này tọa lạc tại xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, còn có tên gọi khác là thác Bảy Tầng, ngày đêm chảy cuồn cuộn giữa núi rừng âm u.
Cả chiều cao của thác, hình dáng dòng thác và địa hình xung quanh thác đều toát lên chất hoang dại, mạnh mẽ. Đó là nét đẹp rất riêng chỉ có ở mảnh đất Tây Nguyên hanh hao, nắng gió.
Ngọn thác linh thiêng và hùng tráng này được bao bọc bởi 4 bức tường đá cao điệp điệp trùng trùng. Xung quanh là rừng cây, là cỏ dại xanh tươi, mọc um tùm, tạo nên nét nguyên sơ, trong trẻo giữa cánh rừng già sâu thăm thẳm.
Bên dưới chân thác tạo thành một hồ nước nhỏ và dòng suối chảy dài, chảy dài vô tận giữa rừng cây. Những mỏm đá nằm chắn ngang dòng chảy, tạo nên một vẻ đẹp rất đỗi nguyên sơ, tự nhiên. Ở tít đằng xa, dòng nước đổ xuống tạo thêm những tầng thác nhỏ, rất đẹp và thi vị như một bức tranh.
Đặc biệt ở tầng 4 của thác phong cảnh rất lý tưởng để sử dụng làm nơi cắm trại. Có một bãi đá phẳng rông rãi nhìn xuống khung cảnh núi rừng rất đẹp. Từ đây bạn cũng có thể nhìn thấy được sự hùng vĩ của con thác với độ cao hơn 80m.
Để đến được nơi có thể cắm trại ở thác bạn phải trải qua một hành trình khá là gian lao. Trải qua các con đường nhiều bùn đất gập gồ và khá là trơn nếu mới mưa xong. Thỉnh thoảng lại có những rẽ cây đan xen trên đường đi, có đoạn thì lại dốc cao.
Từ đỉnh thác để xuống đến cuối thác phải mất hơn một giờ đi bộ nên để chinh phục được con thác bạn cũng phải là những người thực sự kiên nhẫn và có sức khỏe dẻo dai.
Tới được nơi cắm trại cái đầu tiên bạn nhận được đó là một không khí trong lành dễ chịu và cảm giác tràn đầy năng lượng. Thời tiết ở đây mát mẻ, ánh nắng chiếu xiên qua những tán cây cũng làm cho những bức ảnh của bạn trở nên sinh động và đẹp hơn.
Không gian nơi đây bình yên chỉ có tiếng chim hót, tiếng nước chảy và tiếng gió. Làn nước trong veo mát lạnh làm cho bạn như khởi động lại bản thân. Ngắm nhìn con thác, dòng suối, núi rừng cũng là những trải nghiệm tiền không thể mua được.
Lung linh sắc trắng hoa mận Những ngày đầu xuân, khắp núi rừng Xứ Lạng khoác lên mình một màu trắng tinh khôi của hoa mận. Những vườn mận ở xã Hòa Cư, Hải Yến (huyện Cao Lộc), xã Quảng Lạc (thành phố Lạng Sơn), xã Thống Nhất (huyện Lộc Bình)... thu hút nhiều người đến để được chiêm ngưỡng và lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp...