Thứ cây chát xít mọc trên các triền đồi miền cổ tích Tà Xùa ở Sơn La ngờ đâu thành đặc sản thơm khắp bản
Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm sao chè từ bà con trong bản chị Giàng Thị Khua, dân tộc Mông, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa ( huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã và đang thành công với bí quyết sao chè Shan Tuyết, đây loại chè mang đặc trưng, hương vị riêng của vùng cao Tây Bắc.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Giàng Thị Khua, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khi nhiệt độ đã nhỉnh lên sau những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, những ngày này những búp chè non của gia đình chị đang đâm chồi, chị cùng gia đình đã bắt đầu thu hái. Ảnh: Mùa Xuân.
Những cây chè Shan Tuyết mặc dù mới có tuổi đời hơn chục năm nhưng thân đã đầy rêu mốc, có lẽ do địa hình, địa chất, khí hậu đặc biệt ở vùng cao nơi đây đã tạo nên những cây chè Tà Xùa đầy rêu mốc như mặc cho mình lớp áo mới che thân, tỏa ra hương vị thơm ngon không thể lẫn với bất cứ loại chè nào khác. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo chị Giàng Thị Khua, gia đình chị có 1,5 ha chè Shan Tuyết, trong đó, 0,5 ha đã được gia đình chị trồng cách đây 13 năm, diện tích còn lại trồng được gần 5 năm. Mỗi lần hái chè, chị phải đi hái từ sáng sớm đến 11 giờ trưa thì dừng, buổi chiều từ 3 giờ trở đi mới hái tiếp. Hái như vậy để tránh hái thời điểm nắng to chè sẽ không ngon, không hái chè khi trời mưa vì chè sẽ bị đen mà các vết đứt ở thân chè dễ bị thối, chậm hồi phục, hương vị không được ngon. Ảnh: Mùa Xuân.
Tùy thuộc vào cách hái của từng gia đình, nhưng chỉ được hái 1 tôm từ 1-3 lá thì chè mới thơm ngon, đắt khách, bán được giá cao hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Những lá búp chè non nhô lên khỏi cây chè Shan Tuyết được gia đình chị Khua hái về, mỗi ngày nếu hai vợ chồng cùng hái nhanh, đều tay thì nhiều lắm cũng chỉ hái được 25 kg chè búp tươi. Nhờ trồng loại chè đặc sản này giờ đây chị Khua đã có cuộc sống khấm khá hơn so với trước đây. Ảnh: Mùa Xuân.
Chè hái những ngày trời mát, nhiều sương mù là tốt nhất. Sau khi chè được hái về phải tranh thủ sao càng sớm càng tốt, mới giữ được hương vị. Đặc biệt là chè khi hái về sẽ không để qua đêm, bởi qua một đêm chè sẽ bị héo và mất hết hương vị. Ảnh: Mùa Xuân.
Video đang HOT
Chị Khua nhóm lửa để đun nóng đều chiếc máy trước khi cho chè vào máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm chè. Ảnh: Mùa Xuân.
Mỗi lần cho vào máy sao chị Khua sẽ cho 1 kg chè tươi, cho nhiều quá chè sẽ không khô đều và tốn nhiều thời gian hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Chiếc máy sao chè được đặt ở giữa kệ xây bằng gạch chắc chắn, đây là chiếc máy được gia đình chị Khua mua năm 2018 từ tỉnh Yên Bái về, với giá 2,7 triệu đồng. Ảnh: Mùa Xuân.
Bằng sự kiên nhẫn, dùng tay quay chiếc máy liên tục trong thời gian 10 phút để chè nóng khô mới vớt ra để cho vào mẹt tre. Ảnh: Mùa Xuân.
Sao chè công đoạn đầu tiên là làm héo, sau đó cho chè ra cái mẹt vò lên nhiều lần. Ảnh: Mùa Xuân.
Sau khi vò xong, sẽ dùng cái mẹt sảy bỏ hết chè cám ra riêng, chị Khua bảo rằng làm như vậy để cho vào máy sao lần 2 mới không bị cháy và cho hương vị ngon hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Chè cám vẫn được gia đình Khua bán với giá 50 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mùa Xuân.
Chị Khua, chia sẻ: Từ khi mới bắt đầu tập sao chè tôi còn thiếu kinh nghiệm, không biết điều chỉnh lửa bếp củi nên nhiều lúc chè cháy đen hoặc sao chè không thành công, bán không ai mua. Vừa học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước, vừa tham khảo kinh nghiệm của chính những người khách hàng hay lên vùng cao Tà Xùa mua chè, phải mất thời gian 3 năm tôi mới sao chè ngon như bây giờ. Ảnh: Mùa Xuân.
Túi nilon bóng được chị Khua dùng để đóng gói sản phẩm chè khi đã sao hoàn chỉnh. Ảnh: Mùa Xuân.
Nếu chè càng nhiều màu trắng tuyết, phần lá màu hanh vàng sáng thì đó là chè ngon, mẻ chè sao thành công. Nếu có dịp bạn ghé thăm huyện vùng cao Bắc Yên (Sơn La) thấy những người phụ nữ Mông ngồi hai bên đường bán những túi chè đặc sản, với giá hàng trăm nghìn hoặc tiền triệu bạn cũng đừng phải ngạc nhiên. Bởi, các công đoạn để tạo thành sản phẩm chè bán ra thị trường là cả một quá trình gian nan và bằng bàn đôi bàn tay khéo léo, sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Mông mới tạo ra loại chè mang hương vị riêng ở vùng cao Tây Bắc này. Ảnh: Mùa Xuân.
Sau 3 lần cho vào chiếc máy sao mất thời gian gần 1 tiếng đồng hồ, chị Khua đã sao được 0,5 kg chè khô và cho vào túi nilon đóng thành gói tặng cho chúng tôi mang về làm quà. Ảnh: Mùa Xuân.
Đối với chè Shan Tuyết sau khi sao thành chè khô sẽ được bán với giá 450 nghìn đồng/kg, cũng có loại giá lên đến tiền triệu. Ảnh: Mùa Xuân.
Triển vọng từ cây chè Shan Tuyết cổ thụ
Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện có hàng nghìn cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã có những khảo sát, đánh giá và đưa vào danh mục "Cây Di sản Việt Nam". Đây là cơ hội để chính quyền và nhân dân xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị những cây chè cổ, từ đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân.
Cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời vài trăm năm ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Là một trong những hộ dân ở bản Pàn Ngùa, xã Tô Múa, gia đình ông Hà Văn Sơn được thừa hưởng hơn 100 cây chè cổ thụ từ thế hệ ông cha. Lâu nay gia đình ông Sơn vẫn xem những cây chè này như mọi cây chè bình thường khác, số chè thu hái về cũng chỉ để gia đình dùng hoặc cho người thân, bạn bè. Bản thân ông Sơn cũng không biết rõ nguồn gốc của giống chè này từ đâu, chỉ biết là do những người Mông, người Dao trồng từ xa xưa.
Ông Hà Văn Sơn chia sẻ, các thế hệ trước kể lại, tính đến nay khu vực trồng chè này được trồng khoảng 200 năm. Riêng vườn chè của nhà ông Sơn có hơn 100 gốc. Hiện tại mấy anh em trong gia đình ông Sơn đang sở hữu, cùng nhau chăm sóc, thu hái và sử dụng.
Đoàn công tác của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã đến xã Tô Múa để khảo sát, đánh giá; trong quần thể khoảng hơn 2.000 cây chè cổ thụ, Đoàn khảo sát đã lựa chọn 105 cây đủ điều kiện công nhận "Cây Di sản Việt Nam", số cây còn lại cũng được đưa vào tổng thể vùng cây chè cổ thụ cần được gìn giữ, bảo tồn.
Ông Lê Huy Cường, Trưởng ban Kỹ thuật Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cho biết, đây là vùng chè thứ 6, thứ 7 ông đến khảo sát. Nhìn chung tất cả các vùng chè cổ, cây cổ thụ đều đẹp, rất xứng đáng để mình tôn vinh là "Cây Di sản VIệt Nam". Đây là cả một quần thể rất đẹp, tất cả những nơi được công nhận là quần thể chè Di sản đều là những điểm du lịch rất có giá trị.
Ngoài thu hoạch búp chè, người dân có thể phát triển thành điểm, khu du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, đúng cách đây sẽ là khu du lịch sinh thái để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng những cây chè cổ này. Nhờ đó, người dân sẽ có thêm thu nhập từ việc bán chè và du khách đến tham quan.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, giống chè cổ thụ chè trên mảnh đất Tô Múa, Vân Hồ là giống chè Shan Tuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chè được trồng trên các vùng núi cao khoảng 1.500 m so với mặt nước biển với khả năng chịu nắng, chịu sương cao. Chè càng lâu năm thì càng có giá trị đối với sức khỏe con người.
Trước đây, người dân trồng chè ở xã Tô Múa chỉ quen với việc thu hái, sao, ủ ướp thủ công. Tuy nhiên, vừa qua một số doanh nghiệp, công ty đã đến địa phương xây dựng nhà máy chế biến chè, bước đầu đã bao tiêu sản phẩm cho người trồng chè, giúp người dân có thu nhập ổn định hơn.
Trong quần thể khoảng hơn 2.000 cây chè cổ thụ, Đoàn khảo sát đã lựa chọn 105 cây đủ điều kiện công nhận "Cây Di sản Việt Nam".
Ông Bùi Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chè Hưng Phát cho hay, ngoài việc thu mua diện tích chè khác của các hộ dân trên địa bàn xã Tô Múa, công ty sẽ thu mua và chế biến sản phầm từ những cây chè cổ thụ, để khách hàng ở nhiều nơi biết đến cây chè này. Cây chè ở đây có giá trị cao, có thể làm Hồng Trà, Bạch Trà hoặc Trà Shan Tuyết cổ thụ; tiềm năng của những cây chè cổ thụ này rất lớn, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho bà con tại địa phương.
Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ thông tin, đây được coi là sản phẩm chè đặc trưng, đặc sản của huyện Vân Hồ. Phòng Nông nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn người dân chăm sóc, bảo vệ những cây chè cổ thụ này để có thể sản xuất, chế biến thành sản phẩm OCOP của địa phương. Cùng đó, huyện sẽ tiếp tục quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành khu quần thể chè, hướng tới việc đây sẽ là điểm du lịch mới của huyện để giới thiệu cho du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thưởng thức sản phẩm đặc trưng của vùng chè cổ thụ này.
Bảo tồn cây xanh nói chung và cây Di sản nói riêng là có ý nghĩa không chỉ đối với chiến lược bảo tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam mà còn có ý nghĩa khơi dậy lòng trân quý thiên nhiên của cả cộng đồng. Người dân xã Tô Múa, Vân Hồ đang kỳ vọng với những cây chè cổ thụ mà ông cha để lại, trong tương lai sẽ góp phần làm giàu đẹp cho mảnh đất quê hương.
Tin, ảnh: Quang Quyết (TTXVN)
Ở Tà Xùa có con đặc sản gì mà khi cắn một miếng chạm đến răng thấy phê điếng vị ngọt thơm kỳ lạ Gắp miếng mồi có lớp da vàng ươm, chạm vào đến răng, ngay sau tiếng vỡ giòn rụm, phê điếng là vị ngọt thơm kỳ lạ... một bữa ăn chuột núi quên sầu trên mây núi Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La. Gắp miếng mồi có lớp da vàng ươm, giòn rụm, điểm lấm tấm bén lửa, chạm vào đến răng, ngay...