Thứ Bảy về Đồng Tháp đi ‘chợ ma’ Định Yên
‘Chợ ma’ Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) chuyên bán chiếu lại được tổ chức vào tối thứ Bảy tuần 1 và 3 hằng tháng, tái hiện lại không khí họp chợ giữa đêm như 200 năm trước.
Đây là sản phẩm du lịch được tỉnh Đồng Tháp phục dựng, đưa vào khai thác từ tháng 10-2023 đến nay, tổ chức vào các tối thứ Bảy của tuần thứ nhất và thứ ba trong tháng, tái hiện phiên chợ mua bán chiếu của người dân các làng nghề dệt chiếu Định Yên, Định An từ hơn 200 năm trước.
Buổi diễn tái hiện lại không khí họp chợ mua bán chiếu vào lúc nửa đêm, diễn ra trong không gian trên bờ và dưới rạch Ngã Cạy trước đình Định Yên. Thực cảnh có hư cấu, có cách điệu phá cách một số cảnh diễn; có giao thoa văn hóa các vùng miền…
Thuở xa xưa, do tập quán sinh hoạt, điều kiện đặc thù của người dân làm nghề dệt chiếu bận bịu ban ngày và tùy theo con nước lớn để người bán chiếu đi ghe đến điểm bán, chợ chiếu Định Yên nhóm họp vào ban đêm, thường từ 23 giờ khuya hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau.
Video đang HOT
Trước cổng đình Định Yên, những thương lái, những người bán chiếu đi bộ hoặc bơi xuồng, ghe đến chợ mua bán lát và thành phẩm chiếu. Giữa không gian tĩnh mịch của đêm quê, trên đường đi đến chợ, người dân Định Yên xưa thường đốt đèn dầu mù u hay những ngọn đuốc lập lòe, vừa đi vừa quơ rọi đường đi, lúc ẩn lúc hiện, cùng những chiếc đèn leo lét dùng để mua bán. Vì thế, phiên chợ còn được gọi là “chợ ma”.
Tuy là chợ, nhưng chợ chiếu không có quầy, sạp kinh doanh cố định. Người bán vác chiếu đi lại ngang dọc chợ chào hàng, khi mỏi mệt thì đứng lại, dựng chiếu trước mặt. Người mua sẽ chọn một nơi trong khu chợ, ngồi chờ để chọn và ngã giá mua hàng. Chiếu đã được mua bán xong thì đặt nằm xuống đất. Những thương lái lớn mua số lượng hàng trăm đôi chiếu, khi chọn mua chiếu xong, chuyển hàng xuống ghe dưới bến, nếu chưa đủ số lượng cần thiết thì chờ phiên chợ sau mua tiếp.
Từ tháng 9-2023, làng nghề dệt chiếu truyền thống Định Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ cuối tháng 10-2023 đến nay, UBND huyện Lấp Vò và ngành Du lịch tỉnh Đồng Tháp đã phục dựng phiên “chợ ma” thành sản phẩm du lịch đặc sắc.
Bà Huỳnh Thị Hoài Thu – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp thông tin, tour du lịch làng nghề dệt chiếu truyền thống và thực cảnh “chợ ma” Định Yên sẽ kết nối với làng hoa Sa Đéc và Khu văn hóa Óc Eo Gò Tháp, điệu hò Đồng Tháp; hơn 200 món ăn được chế biến từ sen… nhằm tạo nên chuỗi sản phẩm du lịch mang giá trị lịch sử văn hóa truyền thống với văn hóa địa phương.
Đồng Tháp xây "thành phố hoa" có quảng trường 140 tỷ đồng
Không gian rộng 23ha với hơn 200.000 giỏ hoa hứa hẹn sẽ biến Sa Đéc thành thành phố ngập tràn sắc hương, đưa lại trải nghiệm khó quên cho du khách dịp tết dương lịch.
Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I có chủ đề "Tình đất - Tình hoa", sẽ diễn ra từ 30/12 đến 5/1 tại Đồng Tháp.
Sa Đéc sẽ được xây dựng thành thành phố hoa độc nhất miền Tây.
Trong khuôn khổ sự kiện, gần 20 chương trình như không gian hoa, đường hoa, phiên chợ hoa, show diễn nghệ thuật trên sông... hứa hẹn mang lại trải nghiệm khó quên cho du khách.
Bà Võ Thị Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Sa Đéc cho biết, để góp phần chuẩn bị cho lễ hội, địa phương đã đầu tư 140 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp quảng trường TP Sa Đéc. Công trình rộng 7,4ha, dự kiến hoàn thành trước ngày khai trương lễ hội.
Công viên hoa Sa Đéc tiếp giáp quảng trường cũng đang được nâng cấp. 2 công trình sẽ tạo ra không gian hoa rộng hơn 23ha.
Không gian hoa rộng 23ha đang được xây dựng.
Ngoài ra, các trục đường, nhiều dòng sông ở TP Sa Đéc cũng sẽ được trang hoàng. Hơn 200.000 giỏ hoa sẽ được huy động để trang trí phục vụ Festival. Địa phương cũng tổ chức các chương trình ẩm thực đặc sản, thời trang hoa... suốt thời gian diễn ra lễ hội.
"Thành phố tổ chức lễ hội hoa dựa theo mong muốn của người dân. Sự kiện nhằm tôn vinh người trồng hoa, kết nối giao thương, kích cầu du lịch. Dự kiến ngân sách chỉ đóng góp khoảng 30% kinh phí tổ chức, khoảng 70% kinh phí được huy động từ nguồn xã hội hóa", bà Bình cho biết.
Nghề trồng hoa ở Sa Đéc có lịch sử trên 300 năm. TP Sa Đéc hiện có 950 ha đất trồng hoa với hơn 2.000 chủng loại. Hơn 4.000 hộ dân tham gia hoạt động sản xuất hoa kiểng, chiếm 1/2 số nông hộ toàn thành phố.
Ở Sa Đéc có hơn 70 giống hoa hồng, đây sẽ là loài hoa đặc trưng của thành phố.
Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh này đã có nghị quyết xây dựng Sa Đéc thành thành phố hoa độc đáo bậc nhất miền Tây.
Đến Đồng Tháp, thưởng thức 'đặc sản' câu cá, chèo xuồng ngắm sen Thời gian qua, du lịch nông nghiệp Đồng Tháp có thêm nhiều gam màu mới, tạo ra nhiều giá trị, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đất này. Đồng Tháp có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. (Nguồn: Báo Đầu tư) Phát huy nét văn hóa bản địa...