Thót tim với những sự cố hàng không do lỗi điều hành
Mất điện kéo dài tại Đài kiểm soát không lưu, máy bay suýt đâm nhau trên không, máy bay không thể hạ cánh vì mất liên lạc… là những sự cố hàng không hy hữu do lỗi của điều hành.
Trung tâm kiểm soát không lưu mất điện hơn 1 tiếng
Sự cố mất điện nghiêm trọng xảy ra từ 11h đến 12h20 ngày 20/11 tại Trung tâm kiểm soát không lưu TP.HCM (ACC HCM).
Đây là sự cố hy hữu, đặc biệt nghiêm trọng, chưa từng xảy ra trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các hãng bay và ngành hàng không Việt Nam.
Sự cố khiến ít nhất 50 chuyến bay bị ảnh hưởng, trong đó có 3 chuyến bay quốc tế, nhiều máy bay phải quay đầu trở lại nơi xuất phát hoặc đáp xuống sân bay dự bị.
Cho đến nay, nguyên nhân sự cố vẫn chưa được làm rõ. Phía Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho rằng sự cố do lỗi con người, cụ thể kíp trưởng trực điện Lê Trí Tình đã nhấn nút ngắt tải khi chưa cô lập UPS lưu điện bị hỏng, khiến 2 UPS còn lại cũng lập tức bị ngắt điện, gây sập hoàn toàn hệ thống.
Tuy nhiên theo TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM HASCON, giải thích của VATM không hợp lý. Vì thực tế thiết bị quản lý bay dùng điện lưới là chính, hôm xảy ra sự cố vẫn có điện. Vậy tại sao phải dùng UPS?
Liên quan đến vụ việc, Công ty Quản lý bay miền Nam đã ra quyết định đình chỉ 5 cán bộ để phục vụ điều tra.
Máy bay suýt đâm nhau trên không
Vụ gần đây nhất xảy ra vào ngày 29/10 tại sân bay Tân Sơn Nhất giữa máy bay dân sự của Vietnam Airlines (VNA) và máy bay quân sự.
Video đang HOT
Cụ thể, lúc 11h41 ngày 29/10, máy bay HVN 1376 (Airbus A321) của Vietnam Airlines khởi hành TP.HCM đi Huế đang ở độ cao 500ft (khoảng 152m) thì tổ lái phát hiện có một máy bay trực thăng cắt ngang phía trước.
Qua xác minh, chiếc máy bay quân sự là Mi 172/423.
Sự cố xảy ra do kiểm soát viên không lưu quân sự đã không thực hiện đúng quy trình an toàn, không phối hợp hiệp đồng đúng theo quy trình.
Vào tháng 12/2011, máy bay A320 của VNA và Boeing 737-200 của Jetstar Pacific cũng suýt đụng nhau trên vùng trời Buôn Ma Thuột vì kiểm soát viên không lưu hướng dẫn cho 2 máy bay ngược chiều bay cùng độ cao.
Trước đó vào ngày 27/6, tại sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng xảy ra sự cố tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn.
Do nhân viên điều hành không lưu là nữ nhân viên thực tập thiếu kinh nghiệm, không quan sát kĩ khiến 1 máy bay của Jetstar Pacific đi TP.HCM suýt va chạm với 1 máy bay của Vietnam Airlines ngay trên đường băng.
Sau khi sự cố xảy ra, Cục Hàng không Việt Nam đã thu hồi giấy phép và chứng chỉ của kíp trưởng kíp trực kiểm soát không lưu Phan Nho Quang, yêu cầu đình chỉ công việc Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Trung trong vòng 15 ngày đồng thời không làm thủ tục đề nghị và kiểm tra cấp giấy phép cho KSVKL thực tập Trương Nguyễn Quỳnh Anh trong phạm vi tối thiểu 1 năm kể từ ngày xảy ra sự cố để tiếp tục huấn luyện thêm.
Máy bay không thể hạ cánh vì mất liên lạc
Sự cố xảy ra vào đêm 23/7 vừa qua tại sân bay Vinh (Nghệ An).
Theo đó, lúc 22h30, chuyến bay PIC522 của Jetstar Pacific từ TP.HCM đi Vinh vào vùng tiếp cận hạ cánh xuống sân bay Vinh, đài chỉ huy không lưu đã cấp huấn lệnh cho máy bay tiếp cận sân bay. Cơ trưởng xác nhận huấn lệnh và thực hiện giảm độ cao để chuẩn bị đáp xuống đường băng.
Tuy nhiên, sau khoảng 10 phút hạ độ cao, tổ lái không thể liên lạc được với đài chỉ huy không lưu trên tần số điều hành và tần số khẩn nguy để thông báo về việc sắp hạ cánh buộc cơ trưởng phải cho máy bay ngóc đầu bay ngược lên để thực hiện lại quy trình hạ cánh.
Đài chỉ huy phát hiện liên lạc bị mất tín hiệu một chiều, kiểm soát viên vẫn phát đi huấn lệnh hạ cánh nhưng sóng không được phát lên, thiết bị trên máy bay không thu được. Việc mất liên lạc kéo dài trong khoảng 3 phút.
Đến 22h44, đài chỉ huy không lưu mới liên lạc lại được với tổ lái PIC522. Chuyến bay PIC522 hạ cánh an toàn xuống sân bay Vinh lúc 22h58 phút, chậm 13 phút so với lịch trình dự kiến.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, lỗi là do kiểm soát viên không lưu bấm nhầm nút điện đàm nên gây ra sự gián đoạn trong điều hành bay.
Được biết, kiểm soát viên không lưu điều hành chuyến bay PIC522 là người từng có 5 năm kinh nghiệm, có đầy đủ giấp phép, được điều từ Nội Bài vào Vinh để tăng cường.
Liên quan đến vụ việc, 2 kiểm soát viên của kíp trực đã bị xử phạt vi phạm hành chính và tước giấy phép hành nghề trong 2 tháng do lỗi làm gián đoạn liên lạc giữa Đài chỉ huy với máy bay Jetstar Pacific.
Theo Vietnamnet
Lập tổ điều tra sự cố mất quyền điều hành bay
Ông Lại Xuân Thanh cục trưởng Cục Hàng không cho biết Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định lập tổ điều tra sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài HCM.
Nhiều hành khách bị trễ chuyến trong ngày xảy ra sự cố mất quyền điều hành bay (20-11) tại sân bay Tân Sơn Nhất
Cục trưởng Cục Hàng không sẽ dẫn đầu tổ điều tra để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan đến sự cố ngày 20-11.
Báo cáo tại cuộc họp cùng ngày, ông Đinh Việt Thắng - tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay VN (VATM) - cho biết căn cứ vào hiện trường và giải trình của các cá nhân liên quan, nhận định sơ bộ là do lỗi chủ quan của kíp trưởng và nhân viên kỹ thuật của kíp trực điện nguồn.
Theo ông Thắng, ACC Hồ Chí Minh có ba nguồn cấp điện gồm: điện lưới (có hai nguồn cấp), máy phát điện dự phòng (ba máy) và ba bộ lưu điện (UPS). Nguồn điện ở đây được thiết kế không bao giờ bị ngắt với hệ số tin cậy 99,9%, trừ khi có sự tác động bất hợp lý của con người.
Lúc 11g ngày 20-11, nhân viên kỹ thuật của Công ty Quản lý bay miền Nam kiểm tra định kỳ máy phát điện ở ACC Hồ Chí Minh. Điện lưới được ngắt và ba máy phát điện hoạt động cung cấp điện cho hệ thống điều hành hoạt động bay.
Nhưng đến 11g05, một UPS báo lỗi. Theo quy trình, nhân viên kỹ thuật phải cô lập UPS bị lỗi rồi tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, kíp trưởng trực điện nguồn là Lê Trí Tình đã tắt UPS bị lỗi khi chưa cô lập UPS này với hệ thống khiến hai hệ thống UPS còn lại cũng bị sập.
Khi xảy ra sự cố, thay vì đóng nguồn điện lưới để cung cấp điện ngay cho hệ thống thiết bị điều hành bay, nhân viên kỹ thuật tiến hành sửa UPS. Sau khoảng 14 phút sự cố diễn ra, các nhân viên kỹ thuật mới tiến hành đóng lại điện lưới.
Tuy nhiên, kíp trưởng Lê Trí Tình lại có tác động sai vào UPS làm tiếp tục mất điện cung cấp cho hệ thống điều hành bay. Sau 31 phút (đến 11g36), nguồn điện phục vụ hệ thống điều hành hoạt động bay mới được khôi phục hoàn toàn và hệ thống điều hành bay hoạt động lại vào lúc 11g40 ngày 20-11.
Theo ông Lại Xuân Thanh, cùng với việc lập tổ điều tra, Bộ GTVT cũng yêu cầu lãnh đạo Cục Hàng không và VATM kiểm điểm rõ trách nhiệm. Quá trình điều tra cần làm rõ có phải là cố tình phá hoại hay không.
Bộ GTVT cũng sẽ thành lập hội đồng để đánh giá lại toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực của VATM từ lãnh đạo tới nhân viên. Theo đó, nhân viên yếu phải cho nghỉ việc ngay, nhân viên trung bình sẽ đào tạo, nếu không đáp ứng yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng.
* Sau khi xảy ra các sự cố liên quan đến hoạt động bay, Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị về việc đảm bảo an toàn, an ninh trong công tác điều hành, quản lý hoạt động bay.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nghiêm túc nhìn nhận các sự cố trong thời gian vừa qua là sự cố uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay; cần chủ động khắc phục những yếu kém, bất cập trong thực hiện các quy trình điều hành, quản lý hoạt động bay; rà soát kỹ đội ngũ cán bộ, nhân viên, chấn chỉnh ý thức tổ chức kỷ luật, kịp thời xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên vi phạm...
Mời 2 chuyên gia điện tham gia tổ điều tra sự cố Ngày 24-11, ông Lại Xuân Thanh cho biết đã trực tiếp mời TS Nguyễn Bách Phúc - chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý (HASCON), viện trưởng Viện Điện - điện tử - tin học TP.HCM (EEI) - tham gia tổ điều tra về sự cố kỹ thuật xảy ra tại ACC Hồ Chí Minh ngày 20-11. Trao đổi với TS Nguyễn Bách Phúc cho biết ông đã báo cáo với EEI và đề nghị thêm một thạc sĩ nữa tham gia cùng tổ điều tra cho khách quan nhưng đến chiều 24-11, EEI vẫn chưa nhận được thư mời của Cục Hàng không. "Ngay khi chúng tôi nhận được thư mời, EEI sẽ cử người tham gia với tổ điều tra để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự cố" - ông Phúc cho biết.
Theo Xahoi
Sự cố mất quyền điều hành bay là 'chưa từng có trên thế giới' Các chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng sự cố mất điện tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất là "cực kỳ nghiêm trọng, thế giới không bao giờ có chuyện sân bay mất điện lâu thế". Sự cố mất điện dẫn đến mất quyền điều hành bay hơn một giờ trong vùng thông báo bay (FIR) được Cục trưởng...