Thót tim sang sông tại bến đò Phuống ở Nghệ An
Do không được quan tâm đầu tư đúng mức, cộng với ảnh hưởng của bão lũ nên bến đò Phuống (Nghệ An) đã bị sạt lở và xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cho hành khách khi đi đò.
Bến đò Phuống là bến đò tự quản thuộc 2 xã Thanh Giang và Thanh Yên, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ngoài ra, đây còn là hướng di chuyển phục vụ người dân và học sinh, giao thương giữa 4 xã ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) và 6 xã của huyện Thanh Chương. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, hệ thống bến đò và đường giao thông tại đây đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo tin tức, trước đây, đường lên xuống bến đò Phuống đã được xây dựng, tuy nhiên do làm thủ công, đồng thời mưa bão thường xuyên nên bờ kè hư hỏng dẫn đến xói lở nghiêm trọng. Hiện, phần bến đò và khu vực nhà chờ, phần nền đã bị xói lở, đất đá trôi xuống sông khiến cho chủ đò phải cập bến tại địa điểm cách bến 10m.
Phần nền đã bị hư hỏng nên để di chuyển xuống đò người dân gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm
Bên cạnh đó, bến đò không có lan can chắn, không có hệ thống đèn báo tại 2 đầu bến, nhưng vào ban đêm, bến đò Phuống vẫn diễn ra hoạt động chở khách, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) cho hành khách khi đi đò.
Bà Nguyễn Thị Lợi, người dân xã Thanh Giang cho biết: “Tôi thường xuyên có việc bên chợ nên hay đi đò cho thuận tiện. Nhiều khi về muộn lúc 6h, trời tối, đường vắng lại khó đi và không có đèn chiếu sáng, cuối cùng cũng phải nhắm mắt đi liều để về được nhà. Nhưng nếu không cẩn thận, dù một tí thôi thì cả xe lẫn người lao xuống nước ngay lập tức, nhiều khi thót tim khi qua đò ấy chứ”.
Video đang HOT
Rất đông người dân có nhu cầu sang sông trong khi trên đò không có lan can chắn
Việc đi đò tại bến nguy hiểm là vậy nhưng các chủ đò và người qua đò luôn chủ quan, không mặc áo phao hoặc mặc thì cũng chỉ mang tính đối phó. Điều đáng nói, bến đò Phuống là bến đò từng được Ủy Ban ATGT quốc gia và Ban an ATGT tỉnh Nghệ An làm điểm trong việc phát áo phao miễn phí, phát động người dân đi đò mặc áo phao cứu sinh.
Tin nhanh qua trao đổi, chị Nguyễn Thị Kiều cho biết: “Ngày nào tôi cũng đi qua bến đò, nhưng chỉ khi nào có đoàn về kiểm tra mới mặc áo phao còn lại thì không. Trước chủ đò cũng nhắc nhở nhưng vì mặc áo phao không quen, đi một tý là qua sông nên nhiều người không mặc. Sau dần chủ đò cũng không nhắc nhở nữa, cũng không phát áo phao nữa”.
Bây giờ đang là mùa hè nên dòng sông Lam khô cạn, nhưng chỉ mấy tháng nữa thôi khi mùa nước lũ đến, đồng thời cũng là lúc các em học sinh tựu trường. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì việc xảy ra tai nạn là điều có thể dự đoán được. Hơn bao giờ hết, người dân nơi đây đang mong muốn có một bến đò an toàn để việc đi lại thuận tiện hơn cũng như đảm bảo an toàn tính mạng mỗi khi qua sông.
Không người dân nào mặc áo phao khi qua đò
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Đình Thơ, Phó Chủ tịch xã Thanh Giang (huyện Thanh Chương) cho biết: “Trong cuộc họp đầu tháng 6, UBND xã đã có bàn đến vấn đề này và chuẩn bị các phương án triển khai để đảm bảo an toàn cho người dân đi đò tại bến đò Phuống. Chúng tôi luôn kiểm tra, giám sát và nhắc nhở chủ đò phải đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật, trước hết là đảm bảo an toàn cho người đi đò”.
Ông Thơ khẳng định, tất cả các phương tiện hoạt động tại bến đò Phuống đã được đăng ký, đăng kiểm và tham gia bảo hiểm đầy đủ. Trên các phương tiện được trang bị đầy đủ áo phao, bình chữa cháy và các thiết bị đảm bảo an toàn như: Đèn, kèn, neo, cột phích… Bên cạnh đó, người lái phương tiện là người có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn thì mới được hoạt động.
Theo_Giáo dục thời đại
Mò hến phụ giúp gia đình, bé trai 11 tuổi bị nước cuốn trôi
Ngày 3-6, UBND xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương, Nghệ An) cho biết, đã tìm được thi thể em Đinh Chí Minh (11 tuổi, trú xóm Yên Bình, xã Thanh Yên)-bị đuối nước trên sông Lam.
Chiều 2-6, em Minh ra khu vực sông Lam (đoạn chảy qua xã Thanh Yên và xã Thanh Giang) để mò bắt hến phụ giúp gia đình.
Trong quá trình mò hến, em Minh lội trúng vào vũng nước sâu rồi bị nước sông Lam cuốn trôi mất tích.
Ngay lúc đó, UBND xã Thanh Yên đã huy động lực lượng cùng người thân tìm kiếm em Minh dọc sông Lam và động viên, thăm hỏi bố mẹ cùng người thân của em.
Em Minh là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn, bố bị bệnh không đi lao động được.
Đoạn sông Lam nơi em Đinh Chí Minh và em Nguyễn Đức Độ bị chết đuối. Ảnh: ĐẮC LAM
Trước đó, chiều 28-5, trời nắng nóng hơn 40 độ, em Nguyễn Đức Độ (18 tuổi, trú xóm Yên Long, xã Thanh Yên) cùng bốn người bạn đi chăn bò, xuống sông Lam tắm mát, giải nhiệt. Khi tắm, bơi trên sông, em Độ đã bị nước cuốn chết.
Như vậy, từ đầu tháng 5-2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 14 vụ đuối nước làm 22 trẻ em chết đuối và một em mất tích trên sông Lam.
Riêng ngày 16-5, xảy ra hai vụ đuối nước làm 5 trẻ em chết.
Trước tình hình trên, ngày 25-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Xuân Đại đã có công văn gửi các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng yêu cầu triển khai các hoạt động phòng chống, đuối nước trẻ em trên địa bàn.
ĐẮC LAM
Theo_PLO
Hãi hùng với bến đò "kiểu mẫu"! Dù được cắm biển bến đò kiểu mẫu nhưng thuyền chở quá tải trọng, cả khách lẫn chủ không mặc áo phao. Thậm chí, có những khi đò chở cả người lẫn... bò. Bến đò Cung nằm giữa địa phận 2 xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) và Cát Văn (Thanh Chương, Nghệ An). Năm 2012, bến đò Cung được UBND tỉnh...