Thót tim, nín thở trên đỉnh Cô Tô
Đường lên Cô Tô là những con dốc dựng đứng, khúc cua gắt với một bên là vách núi, một bên là vực sâu làm dậy lên trong lòng chúng tôi nỗi sợ hãi lẫn phấn khích tột cùng
5 giờ sáng, chúng tôi dậy chuẩn bị cho chuyến hành trình đi săn mây trên đỉnh núi Cô Tô – một trong 7 ngọn núi nổi tiếng của tỉnh An Giang. Vì tối hôm trước có mưa nên sẽ hứa hẹn cho một cuộc săn mây lý tưởng.
Núi Cô Tô bên đồng lúa xanh rì
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”
Đến chân núi khi trời tờ mờ sáng, chúng tôi được thuyết phục gửi xe để bắt xe ôm đưa lên núi thay vì tự lái như dự tính.
Khi đã yên vị trên xe di chuyển lên dốc đầu tiên, tôi mới thấy quyết định không tự lái xe là đúng đắn, thậm chí có hơi hối hận vì cung đường núi càng lúc càng hiểm trở quá sức tưởng tượng. Tiếng xe máy gầm rú leo lên con đường rộng chỉ nửa mét cheo leo trên vách núi, những con dốc dựng đứng, cua gấp khúc như khuỷu tay; chưa kể vào mùa mưa nước từ trên núi đổ xuống khiến cung đường trơn trượt.
Càng lên cao dường như đường trở nên hiểm trở gấp bội. Con đường nhỏ xíu len lỏi qua các vách đá, xuyên qua những căn nhà người dân trên núi hẹp dần. Tôi ngồi phía sau, nghe tim thót lên từng đợt, chỉ biết bám chặt vào xe và cầu nguyện.
Video đang HOT
Cô bạn đồng hành của chúng tôi hét lên: “Anh ơi, chạy từ từ thôi, em còn trẻ lắm” và ngay lập tức được những tay lái lụa trấn an: “Không sao đâu em ơi, anh chạy đường này mấy chục năm rồi, yên tâm đi ngồi vững là được”.
Chu du tiên cảnh
Sau khoảng 30 phút luyện thần kinh, chúng tôi cũng có mặt trên đỉnh núi Cô Tô. Lúc này, mặt trời còn ẩn hiện trong những đám mây trắng. Không khí mát lạnh cùng cảnh trí vùng Bảy Núi hùng vĩ, xanh ngắt trước mắt khiến mọi sợ hãi tan biến và thay bằng cảm giác nghẹt thở rồi vỡ òa sung sướng.
Một khung cảnh hùng vĩ trắng xóa của biển mây làm chúng tôi ngỡ như mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Chúng tôi không ngờ rằng ở miền Tây Nam Bộ, ngay vùng Bảy Núi này mà có thể chiêm ngưỡng được cảnh trí tưởng chỉ có ở Đà Lạt hay Tây Bắc.
Không biết mây ở đâu mà nhiều vô kể. Mây theo gió từ tứ phương tràn về, mây vắt lưng chừng núi, mây ùa ào ạt lên đỉnh nơi chúng tôi đứng rồi trôi từ từ chậm rãi như từng đợt sóng… Đứng trên đỉnh núi Cô Tô, ngắm biển mây thu trọn vẹn cả một bầu trời bao la trong tầm mắt, tôi cứ tưởng mình đang làm một chuyến chu du trên thiên đường. Len lỏi dưới lớp mây trắng xóa như bông là những cánh đồng lúa xanh rì mờ ảo khiến cảnh trí như hư như thực, tựa một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp không gì sánh bằng.
Mây vờn trên đỉnh Cô Tô
Săn mây trên đỉnh núi Cô Tô là một cuộc hành trình đầy gian nan nhưng cũng rất ngọt ngào. Bởi ở cuối chặng đường, bao mệt mỏi xua tan hết, biển mây mở ra tạo nên cảm xúc vỡ òa hạnh phúc cho những con người không ngại đá sỏi, dốc cao. Hơn cả là cảm giác chiến thắng được bản thân và vượt qua được giới hạn của mình. Nếu có dịp đến vùng đất Thất Sơn, hãy cho bản thân có cơ hội một lần trải nghiệm những chặng đường đầy cung bậc cảm xúc này!
Núi Cô Tô gọi tắt là núi Tô (vì giống cái tô úp ngược), còn có tên gọi khác là Phụng Hoàng sơn, tên tiếng Khmer là Phnom-Ktô, nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Núi Tô có chiều cao 614 m, dài 5.800 m. Nơi đây được tạo hóa ban tặng hàng trăm hệ thống hang động ngầm rộng lớn và vững chắc.
Khảo sát tiềm năng du lịch tại Tri Tôn, Tịnh Biên
Trong 2 ngày (6 và 7-10), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, cùng Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tổ chức hoạt động khảo sát tiềm năng du lịch tại 2 huyện: Tri Tôn và Tịnh Biên.
Tìm hiểu kỹ thuật viết kinh bằng chữ Pali trên lá buông của người Khmer tại chùa Soài So, xã Núi Tô
Thăm nghệ nhân làm bánh cà tum Neáng Phương tại xã Ô Lâm
Tham quan cây dầu rái trên 700 tuổi ở xã Cô Tô
Tham quan Khu liên hợp thể thao du lịch Soài Chek và nhà truyền thống người Khmer tại huyện Tri Tôn
Khảo sát hoạt động du lịch trên núi Cấm
Đoàn khảo sát đã đến tham quan các điểm du lịch tâm linh, du lịch văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, như: tham quan Khu liên hợp thể thao - du lịch Soài Chek, nhà truyền thống người Khmer, chùa Tà Pạ và các làng nghề truyền thống tại huyện Tri Tôn, khảo sát một số điểm vườn cây ăn trái và dịch vụ du lịch tại núi Cấm kết hợp "săn" mây núi Cấm, tham quan rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên)...
Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL và Chương trình kích cầu du lịch của tỉnh, nhằm tạo điều kiện để hình thành thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ nhu cầu du khách khi đến với An Giang.
An Giang: Đầu tư hạ tầng, phát triển du lịch Thực hiện Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch (DL) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 là đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư. Triển khai nhiều chương trình, đề án, kế hoạch nhằm hoàn thiện hạ tầng DL để thu hút du...