Thót tim những vụ máy bay hạ cánh bằng bụng
Trên thế giới đã xảy ra một số vụ máy bay phải hạ cánh bằng “bụng” do sự cố.
Thót tim nhất là vụ việc xảy ra ngày 1.11.2011 khi chiếc Boeing 767 mang số hiệu 16 của hãng hàng không Lot Airlines (Ba Lan) chở theo 231 hành khách.
Sau nhiều giờ cố gắng hạ cánh không thành công, phi hành đoàn đã phải lượn trên bầu trời Warsaw để đốt bớt nhiên liệu dự trữ.
Phi công đã buộc phải để máy bay hạ cánh trượt dài trên đường băng bằng bụng. Hình ảnh video quay lại cho thấy có những tia lửa phụt ra bên cánh phải máy bay trước khi nó dừng lại.
Trong thời gian này, tất cả các chuyến bay tới thủ đô Ba Lan đều phải đổi lịch trình và hạ cánh ở các tỉnh khác. May mắn là tất cả 231 hành khách trên chuyến bay đều an toàn.
Video đang HOT
Vụ hạ cánh bằng bụng của chiếc Boeing 767 năm 2011 – Ảnh: DailyMail
Trước đó tháng 1.2010, cũng tương tự chiếc Boeing 767, máy bay Airbus A319 của hãng hàng không United Airlines khởi hành từ Chicago tới New York (Mỹ) cũng buộc phải tiếp đất bằng bụng sau khi tổ lái phát hiện có trục trặc ở bộ phận động cơ. Chuyến bay này cũng đã hạ cánh an toàn cùng 53 hành khách và phi hành đoàn.
Năm 2009, một chiếc máy bay Fokker 100 của hãng Contact Air cũng phải hạ cánh khẩn cấp bằng bụng xuống sân bay Stuttgart (Đức) do gặp trục trặc ở bộ phận bánh đáp.
Tổ lái cũng đã phải bay lòng vòng, cố gắng tiếp đất rồi hạ cánh khẩn cấp bằng bụng với chỉ một phần bánh đáp. Trong số 73 hành khách chỉ một hành khách bị thương nhẹ và một tiếp viên phải nhập viện kiểm tra.
Các phi công thực hiện các chuyến bay trên đều được xem là anh hùng khi xử lý hiệu quả sự cố và hạ cánh an toàn dù máy bay phải tiếp đất bằng bụng rất nguy hiểm.
Hôm qua (25.11), chuyến bay từ Đà Lạt (Lâm Đồng) hạ cánh xuống Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bằng máy bay King Air 200 của hãng Vasco lúc 16 giờ 20 chiều 25.11 đã phải hạ cánh bằng bụng do không bung được càng. Rất may máy bay đã hạ cánh an toàn, không ai bị thương.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, từ thập niên 90, khi hãng này (gồm các công ty thành viên) sử dụng máy bay mua từ các nước phương Tây và đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố máy bay hạ cánh bằng bụng. Trước đó khi còn sử dụng máy bay nhập từ Nga cũng đã có nhiều sự cố xảy ra.
Theo TNO
Không thể bung càng, máy bay Vasco phải hạ cánh bằng bụng
Lúc 16h20 chiều 25/11, chiếc máy bay King Air mang số hiệu VFC-750 của Công ty bay dịch vụ hàng không Vasco có 9 người đã gặp trục trặc kỹ thuật.
Một chiếc King Air 200 cùng loại với chiếc máy bay gặp trục trặc kỹ thuật chiều 25/11
Tổ lái đã liên hệ với mặt đất để xin hạ cánh khẩn nguy. Ngay khi nhận được tín hiệu yêu cầu trợ giúp từ đài kiểm soát không lưu, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã có lệnh đóng cửa sân bay và nhanh chóng triển khai phương án, lực lượng khẩn nguy, phối hợp với công an tỉnh, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đơn vị liên quan đảm bảo cho máy bay hạ cánh an toàn.
Xe chữa cháy được điều đến trực tại vị trí gần nhất so với điểm tiếp đất để kịp thời ứng phó trong trường hợp lực ma sát quá lớn phát sinh khi máy bay tiếp đất bằng bụng có thể gây hoả hoạn.
Sau cú đáp bất thường, chiếc King Air đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Buôn Ma Thuột, không xảy ra cháy nổ. Toàn bộ thành viên tổ bay và nhân viên kỹ thuật trên tàu bay đều an toàn, không có người bị thương. Trên máy bay khi đó có 9 người bao gồm 3 phi công, 1 cán bộ điều hành bay VASCO và 5 cán bộ của Công ty TNHH Quản lý bay Việt Nam.
Đến 18h55 cùng ngày, máy bay đã được chuyển vào vị trí đậu tại sân đậu. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã cho kiểm tra, phun rửa đường hạ cất cánh và xin phép mở cửa phục vụ bay trở lại vào lúc 19h.
Chiếc máy bay gặp sự cố là loại King Air 200 có số hiệu đăng ký VN-B594, xuất xưởng năm 1989, được bảo dưỡng lần cuối theo kế hoạch vào ngày 29/8/2013 tại VASCO. Máy bay này chỉ được sử dụng vào các mục đích hàng không chung (bay hiệu chuẩn, tìm kiếm cứu nạn, chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất...) và tại Việt Nam chỉ có Vasco và ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) khai thác.
Trong chuyến bay này, chiếc King Air làm nhiệm vụ hiệu chuẩn thiết bị Đài dẫn đường, tức là đến từng sân bay kiểm tra tín hiệu thu/ phát từ Đài dẫn đường thông qua các thiết bị đặc chủng gắn trên máy bay.
Nguyên nhân sự cố đang được nhà chức trách hàng không và các cơ quan liên quan điều tra làm rõ.
Theo Xahoi
Đắk Lắk: Thuê xe cẩu tư nhân để... kéo máy bay Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã phải thuê 2 xe cẩu lớn từ một doanh nghiệp tư nhân để di chuyển chiếc máy gặp sự cố tại sân bay Buôn Ma Thuột ra khỏi đường băng chờ giám định kỹ thuật Sân bay Buôn Ma Thuột (Ảnh: Dân Việt) Sự cố máy bay VFC-750 của Công ty bay dịch vụ hàng...