Thót tim nhìn “người nhện” kiếm tiền tết
Cuối năm, khi nhu cầu làm đẹp nhà cửa đón tết bắt đầu tăng mạnh cũng là lúc đội quân “ người nhện” xuất hiện. Trên cao bề mặt cao chót vót của những tòa cao ốc là điểm mà “người nhện” tất bật kiếm tiền sắm tết.
“Người nhện” ở đây là những công nhân làm vệ sinh mặt ngoài các tòa nhà cao tầng, như lau kính, sơn sửa, làm mới phía ngoài cao ốc… Buổi sáng, khi các cao ốc bắt đầu mở cửa, những nhóm công nhân cùng đồ nghề là: dây thừng, xô chậu, khăn lau… xuất hiện. Để tiếp cận được nơi làm việc cao ngất, cheo leo, công cụ hỗ trợ của họ chỉ đơn giản là hàng ngàn mét dây thừng cùng với sự trợ giúp nâng lên, hạ xuống của các đồng nghiệp. Công việc đầy rủi ro, nguy hiểm, sơ sểnh một chút cũng có thể mất mạng, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, “người nhện” vẫn chấp nhận liều mình.
Anh Khang ở Quận Phú Nhuận-TP HCM, người gắn bó lâu năm với việc làm vệ sinh cao ốc, cho biết: “Trước đây, dù chỉ làm thời vụ, nhưng những người làm nghề này tại TP HCM sống khá “xênh xang”, vì thu nhập cao. Tiền công của họ 2-3 năm trước lúc cao điểm có thể lên 270.000-300.000 đồng/ngày tùy độ cao của công trình. Còn bây giờ, tiếng là công trình nhiều, song đội ngũ làm việc này cũng không hiếm nữa. Nơi nào cũng chào giá cạnh tranh, để kiếm được khách hàng không phải dễ, nên vật giá tăng mà công thợ lại giảm. Tiền công cho một công nhân trực tiếp làm việc chỉ còn 300.000 đồng/ngày, còn quản lý, giám sát cũng chỉ 350.000 đồng/ngày.
Hình ảnh được chụp tại tòa nhà HD Bank cao 9 tầng, đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP HCM
Trước khi bắt đầu công việc, “người nhện” phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: khăn lau, nước tẩy rửa, dây thừng…
Buộc dây thừng thật chặt để chắc chắn không xảy ra sự cố
Khi mặt trời chưa lên, họ đã phải bắt đầu làm việc, bởi lau kính mà gặp trời nắng sẽ chói mắt, rất khó chịu, nhất là đu mình cheo leo giữa không trung
“Người nhện” dù lành nghề đến mấy cũng rất sợ phải làm việc trên những tòa nhà kính trong điều kiện nắng nóng
Vắt vẻo trên miếng ván ghép, những “người nhện” đang cần mẫn làm việc tại các tòa nhà cao chót vót. Họ tỉ mỉ, thuần thục lau từng góc cạnh, từng ô cửa.
Với những góc tường như thế này thì khá tiện lợi, không phải leo lên, kéo xuống nhiều lần
Video đang HOT
Nhưng với vách tường thẳng đứng, không có chỗ có thể đeo bám được, như phía bên ngoài tòa nhà Gilimex, đường Phan Đăng Lưu-Bình Thạnh-TP HCM cao 15 tầng này, “người nhện” cứ liên tục bị đưa lên không rồi hạ xuống đất
Cứ kết thúc một “đường” lau dọn, họ lại bị kéo xuống…
… để chuyển sang những “đường” lau mới
Với công việc nguy hiểm này, khá nhiều công ty trang bị dụng cụ hỗ trợ làm việc cho công nhân rất kỹ (Ảnh chụp tại tòa nhà Vincom 26 tầng, đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM)
Nhưng cũng nhiều nơi sơ sài như thế này
Dù vất vả, nguy hiểm, nhưng so với các “đồng nghiệp” tại Hà Nội thì công nhân vệ sinh nhà cao tầng ở TP HCM vẫn đỡ vất vả hơn. Công việc vốn tập trung vào cuối năm. Đây là thời điểm khí hậu khắc nghiệt nên những “người nhện” tại Hà Nội luôn phải làm việc trong giá lạnh, nhất là càng leo lên cao thì nhiệt độ càng giảm, gió thốc phần phật ghê người. Thế nhưng, thù lao cho một ngày đu mình làm việc giữa giá buốt của “người nhện” cũng chỉ dao động từ 250.000-300.000 đồng tùy độ cao, hiếm có ai có mức thu nhập trên 300.000 đồng/ngày.
Trên cao, gió giật mạnh và rét căm căm khiến những người công nhân vệ sinh này làm việc rất vất vả (Ảnh chụp tại tòa nhà Vinaconex cao 27 tầng, đường Phạm Hùng – Cầu Giấy, Hà Nội)
Anh Nguyễn Thanh Tùng, 24 tuổi quê Nam Định, làm nghề lau kính nhà cao tầng 3 năm nay, cho biết: Lúc đầu mới vào nghề, anh hay bị chóng mặt và buồn nôn. Phải mất một thời gian để quen không khí trên cao mới thấy bình thường. Thu nhập trung bình của anh khoảng 200.000 – 300.000 đồng/ngày, tùy độ cao
Anh Tâm, công nhân làm việc tại công trường trên đường Cầu Giấy, người có kinh nghiệm lâu năm hơn, chia sẻ: “Mình đứng dưới nhìn lên không vấn đề gì đâu. Nhưng thả người từ từ vào khoảng không, nghe gió ù ù thổi ngang tai và ngó xuống đất mới thấy sợ”
Công việc vất vả, nguy hiểm, nhưng vì miếng cơm manh áo, rất nhiều người phải chấp nhận làm “người nhện” để mong có thu nhập cuối năm
Đơn độc làm việc ở trên cao, nguy hiểm rình rập, mọi sơ sẩy đều phải trả giá bằng mạng sống
Hiện nay, tất cả công nhân tham gia công việc này phải mua bảo hiểm tai nạn lao động, dù ở mức tối thiểu
Theo 24h
Đến xã đồng nát đếm... xe hơi
Từ nguồn "ngoại tệ" thu nhập nhờ việc buôn bán bên Lào, người dân Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) đã biến vùng quê nghèo này thành một trong những xã giàu nhất xứ Nghệ.
Phát nhờ... đồng nát
Vài chục năm trước, Diễn Tháp vốn là một vùng đất trũng thường xuyên ngập nước, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên kinh tế khá nghèo so với các xã vùng ven. Ai có dịp về Diễn Tháp những năm ấy, và bây giờ về lại, sẽ không khỏi bất ngờ đến mức "choáng", cứ ngỡ như mình đang lạc vào một khu phố nào chứ không phải cái xã nghèo ngày trước.
Những người có tuổi kể lại, buổi trước do nông nghiệp khó khăn, dân Diễn Tháp phải sống bám vào nghề đúc đồng tổ tiên để lại. Tại 2 xóm Yên Thịnh và Phú Thịnh, nghề đúc đồng phát triển khá mạnh với hàng chục lò, thu hút cả trăm lao động tham gia. Chính cái nghề này đã tạo cho người dân Diễn Tháp cái nghề khác, mà ngày nay đã gắn với "thương hiệu" của người dân nơi đây - nghề buôn đồng nát.
Trung tâm xã Diễn Tháp luôn tấp nập như ở phố
"Bọn tui thời đó nhà nhà buôn đồng nát, người người buôn đồng nát, chạy lăng xăng khắp xã trên làng dưới cũng cốt để kiếm cái ăn. Nhiều nhà họ bỏ cả ruộng đồng để đi buôn. Đi hết huyện này đến huyện khác, thậm chí chạy cả ra ngoài bắc để mua đồng nát và tất cả các loại phế liệu" - ông Nguyễn Văn Long (62 tuổi, Diễn Tháp) kể lại buổi đầu "lập nghiệp".
Trải qua nhiều năm, những áp lực kinh tế cộng với sự cần cù, tháo vát vốn có đã giúp cho người dân Diễn Tháp, không những "sống khỏe" với nghề đồng nát, mà còn có thể làm giàu, thậm chí rất giàu. Ấy là khi người dân nơi đây biết khai thác tuyến QL 7A, ồ ạt sang Lào để buôn sắt vụn.
Tuyến đường 7 dài gần 300 km với cửa khẩu Nậm Cắn thông sang Lào, trở thành "cung đường phế liệu" đối với người dân Diễn Tháp. Ban đầu chỉ là những chiếc xe đạp cà tàng, sau đó đến xe máy rồi ô tô khách. Hàng ngàn tấn phế liệu chuyển về mỗi năm được phân loại, tập kết tại các xưởng tái chế (chủ yếu nằm ở xã láng giềng Diễn Hồng).
Từ khi người dân biết qua Lào làm ăn, kinh tế Diễn Tháp tăng trưởng "chóng mặt". Nhà nào cũng có của ăn của để, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng là bình thường! Từ một xã nghèo, Diễn Tháp phút chốc "xoay ra phố", với những dãy biệt thự cao tầng, đường làng rải nhựa láng bóng với hàng trăm ô tô các loại. Diễn Tháp "phất" lên nhanh chóng trong sự bất ngờ và "thèm thuồng" của cư dân các xã láng giềng.
Đếm xe hơi ở "Làng phế liệu"
Ông Nguyễn Văn Nhị, chủ đại lý Nhị Phượng (xóm 6 Diễn Tháp) kể: "Hồi mới qua Lào, chúng tôi chủ yếu thu gom phế liệu để về tái chế. Dần dà, mọi người thử mang các loại hàng gia dụng sang đây bán và thấy có thu nhập.
Sau đó, chẳng ai bảo ai, nhà nào cũng cố gắng gom đủ loại hàng trong nước để đưa sang Lào bán lại. Trong xã lần lượt xuất hiện các đại lý, kho chứa hàng hóa từ khắp nơi trong cả nước tập kết về".
Nhà cao tầng, biệt thự mọc như nấm ở Diễn Tháp trong vài năm qua
Cũng chính từ sự năng động đó, những chuyến sang Lào của người dân càng có thu nhập cao. Hàng loạt hộ giàu đã sắm được cả ô tô tải, ô tô khách cỡ lớn chuyên "chinh chiến" liên tục 2 chiều trên tuyến QL 7A, mang hàng gia dụng sang Lào, mang những đồng Kip và vô số phế liệu theo chiều ngược lại.
Ông Đậu Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Tháp cho biết: "Diễn Tháp có hơn 5.000 nhân khẩu thì có đến 1.380 lao động làm ăn tại Lào, ngoài ra còn gần 100 lao động đang làm việc ở nhiều nước khác trên thế giới. Riêng trong năm 2012, tổng thu từ thương mại dịch vụ ước đạt 105 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/1 người" - ông Mạnh cho biết.
Theo ông Mạnh, thu nhập của người dân Diễn Tháp chủ yếu đến từ sự chênh lệch giữa đồng Kip và VNĐ. Theo đó, mỗi một đơn vị hàng hóa đưa từ Việt Nam qua Lào bán, ít nhất cũng lãi 100% so với giá bán trong nước.
"Các hộ dân qua Lào chủ yếu đi bán lẻ, khi nào hết hàng mới về nước. Tuy nhiên nhiều hộ có điều kiện đã thành lập các đại lý làm đầu mối ngay trên đất Lào. Riêng tại xã Diễn Tháp hiện có 2 Công ty Xuất nhập khẩu, do các hộ dân có vốn và kinh nghiệm đứng ra thành lập để làm ăn buôn bán" - vẫn lời ông Phó Chủ tịch.
Những chuyến xe chở đầy hàng gia dụng sẽ vượt QL 7A sang Lào "nhả hàng"
Kinh tế phát triển "nóng", nhiều hộ giàu ở Diễn Tháp lũ lượt sắm ô tô riêng. Thống kê tại UBND xã, Diễn Tháp hiện có khoảng 80 xe ô tô con (cả biển Việt và biển Lào), hơn 100 xe khách, ô tô chở hàng, con số "khủng" đưa Diễn Tháp trở thành một trong vài làng quê giàu nhất xứ Nghệ. Đoạn đường sầm uất qua trung tâm UBND xã với hai dãy nhà cao tầng hai bên có thể so sánh với bất kỳ tuyến đường nào tại TP. Vinh!
"Không chỉ phát triển kinh tế, chúng tôi luôn cố gắng đẩy mạnh các lĩnh vực khác, trong đó có văn hóa giáo dục. Điều đáng mừng là Diễn Tháp luôn nằm trong tốp đầu về tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ so với 10 xã trong khu vực với 30 - 35 em/1 năm. Diễn Tháp cũng đã hoàn tất việc phủ cập THCS từ năm 2011..." - ông Đậu Xuân Mạnh hồ hởi.
Theo 24h
Hà Nội: Sương mù bao trùm thành phố Ngay từ sáng sớm, rất nhiều tuyến phố tại thủ đô Hà Nội sương mù phủ kín khiến các phương tiện tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong ngày hôm nay (15/1), đặc biệt là vào buổi sáng, bầu trời Hà Nội bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc. Đến chiều, sương mù vẫn còn và chưa có dấu...