Thót tim hành trình vích quý hiếm trở về “nhà” ở biển Bến Tre
Sau khi tiếp nhận con vích nặng 15kg mắc lưới của ngư dân, Hạt kiểm lâm huyện Bình Đại (Bến Tre) đã thả về môi trường biển.
Hạt kiểm lâm huyện Bình Đại (Bến Tre) thả con vích nặng 15kg về lại thiên nhiên.
Chiều 5/3, Hạt kiểm lâm huyện Bình Đại (Bến Tre) cho biết, đã phối hợp Đồn Biên phòng Cửa Đại, Công an xã Long Định thả con vích nặng gần 15kg về lại với môi trường biển. Con vích được thả lại trên vùng biển Thừa Đức, huyện Bình Đại, cách đất liền khoảng 15km.
Trước đó, ngày 4/3, gia đình chị Nguyễn Thị Bé Hoa (SN 1986, ngụ xã Long Định, huyện Bình Đại) thả lưới đánh bắt thủy sản trên sông Cửa Đại, đoạn qua khu vực xã Long Định, huyện Bình Đại thì bất ngờ con vích mắc vào lưới. Con vích sau đó được đưa lên xuồng và đem về nhà. Người dân xung quanh phát hiện trình báo cơ quan chức năng.
Nhận được tin báo, Hạt Kiểm lâm huyện Bình Đại phối hợp các ngành liên quan đến nhà chị Hoa vận động gia đình giao nộp lại cá thể vích. Tại đây, đoàn giải thích và xác định cá thể vích này là loài động vật quý hiếm, người dân không được nuôi nhốt hay buôn bán sẽ vi phạm pháp luật. Nhận thức được điều đó, gia đình chị Hoa bàn giao lại con vích để đoàn kiểm tra thả về thiên nhiên.
Theo Hạt Kiểm lâm, con vích này cân nặng khoảng 15kg, có bốn vảy sau mắt, mai lưng phủ những tấm sừng có màu ô liu. Đây được xem là loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn trong môi trường tự nhiên.
Theo baogiaothong.vn
'Thích thú' trước vẻ đẹp độc đáo của loài linh trưởng quý hiếm Việt Nam
Vẻ đẹp và sự độc đáo của những loài linh trưởng quý hiếm ở Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên, thích thú.
Video đang HOT
Một chàng trai có nickname là Nick, làm việc tại một trung tâm cứu hộ linh trưởng ở Thừa Thiên - Huế, đã đăng tải những hình ảnh về những loài ll ở Việt Nam lên trang Bored Panda, một trang web nổi tiếng được rất nhiều người trên thế giới biết đến và thu hút được đông đảo sự chú ý của dư luận.
Đây là khỉ Beni, thuộc một loài khỉ quý hiếm đặc hữu ở Việt Nam, có tên là chà vá chân đỏ hay còn gọi là chà vá chân nâu, cũng là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên "Khỉ ngũ sắc" cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này. Beni mồ côi cha mẹ từ khi còn bé do mẹ của Beni bị bọn săn trộm giết hại. Được tìm thấy tại Huế và đưa về trung tâm cứu hộ động vật chăm sóc, hiện Beni đã vô cùng khỏe mạnh.
Trong ảnh là một con voọc quần đùi trắng hay voọc mông trắng có tên khoa học là Trachypithecus delacouri, loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu.
Mặc dù sinh ra với màu cam sáng vô cùng nổi bật nhưng khi lớn lên, loài linh trưởng kỳ lạ ở Việt Nam này lại có bộ lông đen mượt và miếng vá màu trắng trên mông. Đó cũng chính là lý do loài linh trưởng này có tên là voọc quần đùi trắng.
Voọc quần đùi trắng uống sữa từ khi còn nhỏ nhưng lớn lên, chế độ ăn uống yêu thích của chúng chủ yếu là lá cây.
Cu li Lorises, nhiều người biết đến loài linh trưởng này do chúng quá đáng yêu và nhiều người muốn nuôi chúng như thú cưng để yêu thương, chăm sóc.
Tuy vậy, cu li Lorises thuộc về tự nhiên, môi trường sống lý tưởng của chúng là dưới các tán rừng. Đây cũng là loài linh trưởng có nọc độc duy nhất trên thế giới. Trong ảnh là Tristan, chú cu li hay xấu hổ khi được chụp ảnh.
Đây là Omo, một cá thể chà vá chân xám, tên khoa học của loài là Pygathrix cinerea, là loài đặc hữu của Việt Nam. Chà vá chân xám nằm trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của IUCN. Đây là một trong "25 Loài Linh trưởng bị đe dọa nhất Thế giới".
Tại trung tâm cứu hộ, những con chà vá chân đỏ hay chà vá chân xám mồ côi được yêu thương, chăm sóc và luyện tập kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong thiên nhiên. Khi trưởng thành, chúng sẽ được trở về với môi trường tự do lý tưởng của mình.
Những con chà vá chân đỏ khi con bé xíu cực kỳ bám người (bên phải) và những con chà vá chân đỏ khi đã trưởng thành (bên trái).
Người đăng tải những bức ảnh này cũng gửi đi thông điệp hãy chung tay bảo vệ, giúp đỡ những loài động vật quý hiếm này bằng cách nâng cao nhận thức về động vật hoang dã.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Loài thằn lằn có khả năng tự vệ "bá đạo", tưởng như chỉ có ở trong game Thằn lằn sừng là một loài bò sát nhỏ có nguồn gốc từ Mexico và vùng Tây Nam Hoa Kỳ. Loài vật này sinh sống chủ yếu ở dãy núi sa mạc Sonoran Loài thằn lằn có khả năng phun máu để tự vệ (Ảnh: Animal Planet/YouTube) Việc những loài động vật hoang dã có những cách tự vệ đặc biệt không phải...