‘Those Who Work’ đoạt giải phim hay nhất trong đêm trao Giải điện ảnh Thụy Sĩ (Swiss Film Awards)
Those Who Work là bộ phim đầu tay của đạo diễn Antoine Russbach nói về người cha nghiện công việc ( Olivier Gourmet đóng) gặp khó khăn trong mối quan hệ với con gái và chỉ trở lại cuộc sống bình thường sau khi mất việc.
Those Who Work còn đoạt giải kịch bản hay nhất và vai phụ xuất sắc nhất cho nữ diễn viên Pauline Schneider.
Phim Those Who Work
Ngoài Those Who Work, bộ phim tài liệu Chris the Swiss đầu tay của đạo diễn Anja Kofmel cũng đoạt nhiều giải nhất trong đêm 22/4 trong đó có giải phim tài liệu hay nhất, giải nhạc nền hay nhất và biên tập phim. Đạo diễn Anja Kofmel kể câu chuyện về người anh họ của mình, một nhà báo trẻ thiệt mạng năm 1992 trong cuộc chiến the Croatia trong trang phục lính đánh thuê quốc tế.
Nam diễn viên Joel Basman
Nam diễn viên Joel Basman đoạt giải vai nam chính xuất sắc nhất trong bộ phim Wolkenbruch do Michael Steiner đạo diễn nói về một thanh niên Chính thống giáo Do Thái tìm kiếm tình yêu đích thực.
Giải vai nữ chính thuộc về Judith Hofmann của bộ phim The Innocent do Simon Jaquemet đạo diễn nói về một phụ nữ mà cuộc sống gặp nguy hiểm khi tình nhân cũ của cô ra tù.
Video đang HOT
Theo thegioidienanh.vn
Nữ CEO xinh đẹp và hành trình xây dựng startup kỳ lân tỷ đô duy nhất tại Australia
Melanie Perkins đã xây dựng nên startup kỳ lân tỷ USD Canva từ tình yêu với thiết kế đồ họa và mong muốn tạo ra công cụ đồ họa 'đơn giản, trực tuyến và hiệu quả' cho những người không chuyên.
Năm 2013, Melanie Perkins (khi đó 24 tuổi) đã cùng các đồng sáng lập Cameron Adams và Cliff Obrecht ra mắt trang web Canva, cung cấp các công cụ thiết kế kỹ thuật số và tài nguyên thiết kế cho những người không có nhiều kinh nghiệm thiết kế.
Giao diện của Canva
Kể từ đó, trang web này đã không ngừng phát triển thành một nền tảng có 15 triệu người dùng trên 190 quốc gia.
Trên nền tảng thành công đó, năm ngoái bộ ba đồng sáng lập Canva đã huy động thành công 40 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Sequoia Capital (một trong hai quỹ đầu tư mạnh nhất ở Mỹ), giúp Canva được định giá 1 tỷ USD và trở thành startup kỳ lân đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ của Australia.
Ba năm trước, ở tuổi 28, Perkins đã được ghi danh vào danh sách 30 Under 30 của Forbes châu Á.
Động lực giúp cô gái trẻ Perkins - khi đó còn là sinh viên tại Đại học Tây Úc - nảy ra ý tưởng thành lập Canva đến từ vấn đề khó khăn khi làm việc với phần mềm thiết kế mà rất nhiều sinh viên trong lớp cô cùng gặp phải.
Perkins nghĩ rằng phải có một cách nào đó dễ dàng hơn để mọi người thể hiện được ý tưởng của họ mà không gặp khó khăn khi sử dụng Photoshop hoặc các phần mềm tương tự.
Nghĩ là làm. Bước đầu tiên là cô cùng với Cliff Obrecht, một bạn học đại học tạo ra Fusion Books vào năm 2007. Đây là một công cụ trực tuyến giúp tạo ra các niên giám học đường. Cả hai đã thành lập công ty và nhân rộng Fusion Books ra ngoài phạm vi Đại học Tây Úc. Hiện nay, công cụ này đã được hàng trăm trường học sử dụng và giúp tạo ra hàng ngàn cuốn kỷ yếu.
Năm 2012, bộ đôi sáng lập này đã gặp Cameron Adams, một cựu kỹ sư của Google và ba người đã nảy ra ý tưởng sử dụng các nguyên tắc thiết kế nền tảng của Fusion Books để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Họ đã ra mắt Canva vào một năm sau.
Canva không giống bất cứ công cụ nào đã từng có trên thị trường. Thường thì các công cụ khác bị phân mảnh, yêu cầu người dùng tìm kiếm các yếu tố khác nhau như ảnh, bố cục và phông chữ ở các nơi khác. Sau khi có được các tài nguyên cần thiết, các nhà thiết kế sau đó phải sử dụng một công cụ như Photoshop để ghép các thiết kế của họ lại với nhau trong một quy trình chậm và khá phức tạp.
Trong khi đó, Canva đã tạo ra một giao diện duy nhất đủ đơn giản để các nhà thiết kế có thể đạt được kết quả tuyệt vời với những thao tác đơn giản.
Melanie Perkins, CEO và đồng sáng lập của Canva. Ảnh: Canva
"Chúng tôi muốn trao quyền cho tất cả mọi người để thiết kế mọi thứ và xuất bản chúng ở bất cứ đâu", Perkins nói.
Perkins và các cộng sự của cô đã lo lắng rằng các nhà thiết kế chuyên nghiệp có thể sẽ không thích nền tảng mới có thể ảnh hưởng tới "lãnh địa" độc quyền của họ. Thế nhưng, cả nhóm đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng các nhà thiết kế chuyên nghiệp đã tích cực sử dụng công cụ của họ để tương tác với khách hàng.
Tuy nhiên, cũng vì thành công quá nhanh với quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn đã đặt Canva trước những thách thức. Canva đã phát triển từ đội ngũ ban đầu chỉ gồm 8 nhân viên cho đến hiện tại là hơn 300 nhân viên. "Mỗi lần lượng nhân viên tăng gấp đôi, mọi thứ bắt đầu khó kiểm soát", Adams, người hiện là giám đốc sản phẩm của Canva cho biết.
"Bất cứ ai là người mới đến Canva đều phải trải qua quá trình 'bước lên chung thuyền', nơi chúng tôi ghép họ với một người bất kỳ trong nhóm của họ và để người đó hướng dẫn họ", Adams nói thêm. Họ sẽ được chỉ dẫn rất nhiều từ những chi tiết kỹ thuật nhỏ của Canva cho đến những triết lý rộng lớn hơn và cả những giá trị mà công ty hướng đến cũng như cách chúng tôi đưa ra quyết định.
Các nhà lãnh đạo Canva cho biết, từ tháng 7/2017, công ty đã nhận được nhiều nguồn doanh thu. Thứ nhất, là doanh thu từ những người dùng trả tiền, họ phải trả 12,95 USD mỗi tháng cho mỗi tài khoản đăng ký, mặc dù cũng có sẵn phiên bản cơ bản miễn phí. Thứ hai, tất cả người dùng phải trả 1 USD cho mỗi bức ảnh được mua từ trang web. Fusion Books có mẫu trả tiền cho mỗi lần in, cũng như thanh toán cho các bức ảnh được sử dụng.
"Chúng tôi đang tập trung vào việc tiếp tục phát triển Canva để mở rộng khả năng tiếp cận với nhiều người dùng hơn trên toàn cầu và chúng tôi cũng đang còn rất nhiều mục tiêu để hiện thực", Perkins cho biết.
"Mặc dù, chúng tôi đã có những bước tiến lớn trong việc hiện thực hóa tầm nhìn trong vài năm qua, nhưng chúng tôi chỉ mới thực hiện được 1% trong kế hoạch giúp công ty và đưa ra nhiều cải tiến để có thể trao quyền cho cộng đồng những nhà thiết kế", cô nói thêm.
Để thúc đẩy tăng trưởng, Canva đã điều chỉnh các công cụ của mình cho phù hợp với từng thị trường. Canva gần đây đã ra mắt một phiên bản tiếng Trung với phông chữ tiếng Trung, các mẫu thiết kế phù hợp với văn hóa bản địa và có thêm một nhóm hỗ trợ tại Bắc Kinh.
"Thật không thể tin được khi chứng kiến Canva hiện được sử dụng tại 190 quốc gia và có sẵn hơn 100 ngôn ngữ. Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt một số ngôn ngữ phức tạp hơn, chẳng hạn như tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái. Điều này cũng buộc Canva phải thiết kế lại toàn bộ giao diện vì hai ngôn ngữ này thường đọc từ phải sang trái", Perkins cho hay.
Tất nhiên, như một hệ quả tất yếu, khi phát triển lớn hơn, Canva cũng sẽ phải đối mặt với các đối thủ lớn hơn như Adobe - công ty tạo ra Photoshop.
Phiên bản miễn phí của Canva hiện đang được sử dụng bởi hơn 25.000 tổ chức phi lợi nhuận, nhờ đó nó góp phần tạo nên nhiều hành động đẹp hơn. Đây là điều đáng kinh ngạc cho thấy tác động mà công cụ của chúng tôi đã tạo ra, Perkins nói thêm.
"Hầu hết mọi nghề nghiệp đều cần tạo ra nhiều nội dung trực quan hơn. Canva sẽ là nền tảng cung cấp 'năng lượng' cho lực lượng lao động hiện đại", cô khẳng định.
Theo bizlive
Bức ảnh gây sốc chưa từng thấy của trùm phát xít Hitler Một bức ảnh có chữ ký của trùm phát xít Adolf Hitler ôm một cô gái Do Thái trẻ tuổi dự kiến sẽ lấy tới 10.000 bảng Anh trong một phiên đấu giá vào tuần tới. Bức ảnh cho thấy trùm phát xít Hitker mỉm cười và âu yếm bé Rosa Bernile Nienau - người gọi ông ta là 'Bác Hitler'. Bức ảnh...