‘Thor: Love and Thunder’ dở tệ nhưng tại sao vẫn kiếm được bộn tiền?
Dù nhận về vô số lời chê bai từ phía khán giả và giới chuyên môn, Thor: Love and Thunder vẫn ghi nhận thành tích phòng vé vô cùng ấn tượng.
Bất chấp những đánh giá trái chiều, Thor: Love and Thunder vẫn ghi nhận thành tích phòng vé tốt hơn so với phần phim trước đó Thor: Ragnarok. Bộ phim thứ tư trong loạt phim do Chris Hemsworth đảm nhận vai chính đã thu về 143 triệu USD trong tuần mở màn ở Bắc Mỹ, cao hơn nhiều so với con số 123 triệu USD của Ragnarok và cùng các bom tấn Top Gun: Maverick, Jurassic World: Dominion, Minions: The Rise of Gru…tiếp tục nối dài chuỗi thành tích ấn tượng của các rạp chiếu trong mùa hè năm 2022.
Thor: Love and Thunder cũng nối dài chuỗi thành công của loạt phim về siêu anh hùng Thần Sấm khi mỗi bộ phim đều ghi nhận doanh thu cao hơn phần trước (phần đầu tiên của Thor ra mắt vào năm 2011 thu về 65 triệu USD trong tuần mở màn).
Thor: Love and Thunder mang đến màn tái hợp giữa Thor với Jane Foster ( Natalie Portman) và cả hai sẽ cùng đối đầu với Gorr Kẻ sát thần ( Christian Bale).
Thor: Love and Thunder ghi nhận thành tích phòng vé ấn tượng trong tuần đầu ra mắt
Mặc dù doanh thu thấp hơn mức dự kiến 150 triệu USD của Marvel Studios, Thor: Love and Thunder vẫn “phá sâu” kỷ lục trước đó của Ragnarok. Trên toàn cầu, bộ phim đã có màn mở màn vượt ngoài mong đợi với 159 triệu USD, nâng tổng doanh thu cuối tuần mở màn của bộ phim lên 302 triệu USD. Thành tích “khủng” trái ngược với phản hồi không mất tích cực của khán giả dành cho bộ phim. Vậy vì sao Thor 4 lại “cá kiếm” được nhiều như vậy bất chấp sự chỉ trích của khán giả dành cho bộ phim?
Tuy nhiên, bộ phim lại không được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao
Thor: Love and Thunder bị đánh giá là tệ hơn Thor: Ragnarok
Sau những tình tiết nghiêm túc đến nhàm chán của hai phần phim đầu tiên, các nhà phê bình đã ca ngợi Taika Waititi vì đã thay đổi bầu không khí, mang đến sự hài hước cần có trong bộ phim. Ragnarok cũng được người hâm mộ đánh giá cao vì những thước phim đầy màu sắc gợi nhớ đến phiên bản truyện tranh. Tất cả những yếu tố này một lần nữa xuất hiện trong Thor: Love and Thunder, tuy nhiên lần này nó đã phản tác dụng.
Thor: Love and Thunder đi theo con đường của Thor: Ragnarok nhưng bị đánh giá thấp hơn
Các đánh giá về Thor: Love và Thunder được chia làm nhiều luồng ý kiến dựa trên cách tiếp cận bộ phim của Waititi, với nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn giữa các nhân vật như Zeus (Russell Crowe) và các chủ đề thần học… Điều này khiến một số nhà phê bình đi đến kết luận rằng bộ phim không thể kết hợp hài hoà các yếu tố hài hước và sự nghiêm túc với nhau. Sự hài hước đã nâng tầm Ragnarok nhưng trong Love and Thunder, nó lại khiến bộ phim trở nên “xuề xòa” khi giải quyết các vấn đề lớn như bệnh ung thư, trách nhiệm và tôn giáo.
Nhưng lại có doanh thu cao hơn người tiền nhiệm?
Lịch sử phòng vé của loạt phim Thor đã chứng minh rằng mỗi phần phim mới đều có doanh thu tốt hơn phần trước đó. Vì vậy, rất có khả năng Thor 4 sẽ trở thành bộ phim có phần mở màn cao nhất từ trước đến nay cho loạt phim, bất chấp những lời chê bai từ giới chuyên môn. Dù không có sự xuất hiện tạo bất ngờ như Patrick Stewart hay Andrew Garfield trong Doctor Strange in the Multiverse of Madness hay Spider-Man: No Way Home, bộ phim vẫn có rất nhiều điều để “lôi kéo” khán giả ra rạp.
Sự trở lại của Taika Waititi với tư cách đạo diễn được cho là yếu tố then chốt. Với tình trạng tồi tệ của Thor: The Dark World, khán giả từng tỏ ra nghi ngại với Thor 3 nhưng Taika Waititi đã thay đổi tất cả. Sau những lời truyền miệng tích cực cùng thành công to lớn cả về mặt phê bình lẫn thương mại của Ragnarok, khán giả càng thêm phần kỳ vọng vào Thor: Love and Thunder, tỏ ra mong chờ được xem thêm các bộ phim Thor khác của Taika Waititi. Thêm nữa, Thor của Chris Hemsworth là một trong những siêu anh hùng có nhiều người hâm mộ nhất và đương nhiên, họ sẵn sàng bỏ tiền ra rạp để ủng hộ nhân vật yêu thích của mình.
Tuy nhiên, bộ phim vẫn có doanh thu cao nhờ nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự trở lại của đạo diễn Taiki Waititi hay sự cuồng nhiệt của những người hâm mộ
Những đánh giá tiêu cực không hề ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé
Nhìn chung, các đánh giá tiêu cực từ giới phê bình không ảnh hưởng đến thành tích cuối tuần mở màn cho các bộ phim nhượng quyền thương mại lớn như Thor: Love and Thunder. Có một lượng khán giả yêu thích những bộ phim này trên toàn cầu, những người muốn trở thành một trong những khán giả đầu tiên xem chúng vì muốn tránh những “kẻ phá hoại” trên các mạng xã hội.
Đã có những cuộc tranh luận thường xuyên về việc liệu các nhà phê bình có lạc lõng với thị hiếu của khán giả hay không và có vẻ như, đánh giá của giới chuyên môn không thể nào áp đảo được những người hâm mộ cuồng nhiệt. Điều này được thể hiện qua những lần khán giả yêu phim Marvel vận động trên mạng xã hội để mang về giải Oscar Fan Favorites cho Spider-Man: No Way Home dù cuối cùng, giải thưởng này thuộc về Army of the Dead của Zack Snyder.
Bên cạnh đó, bộ phim có lực lượng người hâm mộ trung thành, sẵn sàng “bỏ ngoài tay” những đánh giá tiêu cực để hết mình ủng hộ phim
Tuy nhiên, những đánh giá kém vẫn có thể ảnh hưởng đến thành tích phòng vé của Thor: Love and Thunder khi nhóm khán giả bình thường sẽ phải cân nhắc lại việc ra rạp xem phim hay ở nhà chờ phim được phát hành trực tuyến.
Thor: Love and Thunder liệu sẽ kiếm được bao nhiêu?
Trong số hai bộ phim MCU đã ra mắt vào năm 2022, Thor: Love and Thunder là bộ phim có doanh thu mở màn cao thứ hai trong năm, chỉ xếp sau Doctor Strange in the Multiverse of Madness. Phần tiếp theo của Doctor Strange do Sam Raimi đạo diễn đã thu về 36 triệu USD trong các buổi chiếu trước so với 29 triệu USD của Thor: Love và Thunder. Mặc dù 7 triệu USD không phải là một sự khác biệt lớn, điều đó cho thấy khoảng cách doanh thu ngày càng được nới rộng giữa một Avenger “gốc” như Thor và một “người mới” như “Bác sĩ Trang”
Doctor Strange in the Multiverse of Madness mở màn với hơn 187 triệu USD tại phòng vé nội địa, cao hơn nhiều so với 143 triệu USD của Love and Thunder. Có một sự cách biệt tương tự giữa doanh thu phòng vé quốc tế của hai bộ phim khi Multiverse of Madness thu về 450 triệu USD so với 302 triệu USD của Love and Thunder. Dù vậy, Thor: Love and Thunder hiện vẫn đang trên đà vượt qua tổng doanh thu 853.9 triệu USD của Thor: Ragnarok và những lời truyền miệng kém tích cực có vẻ như khó tác động nhiều đến bộ phim.
Theo dự đoán, Thor: Love and Thunder khó có thể vượt qua thành tích của Doctor Strange in the Multiverse of Madness nhưng vẫn trên đà vượt qua kỷ lục trước đó của Thor: Ragnarok
Thor: Love and Thunder hiện đang được công chiếu tại nhiều cụm rạp trên toàn thế giới.
Gã sát nhân máu lạnh của Marvel
Trong "Thor: Love and Thunder", Christian Bale gây chú ý khi hóa thân thành phản diện Gorr. Song, màn trình diễn của tài tử bị lép vế so với các nhân vật chính.
Hầu hết người yêu điện ảnh đều biết Christian Bale có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với cân nặng cơ thể. Anh từng bỏ hàng chục kilogram để vào vai chính trong phim giật gân The Machinist (2004), cũng từng làm điều ngược lại khi hóa thân cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney trong phim tiểu sử Vice (2018).
Suốt quãng thời gian hơn hai thập kỷ, tài tử sinh năm 1974 liên tục lên ký rồi lại xuống ký, thay đổi ngoại hình một cách chóng mặt, đến mức tên tuổi anh luôn nằm trong danh sách đại diện cho kỹ thuật diễn phương pháp (method acting).
Thế nhưng, không ít khán giả sẽ phải tiếp tục ngạc nhiên khi nhìn thấy Christian Bale trong tạo hình nhân vật Gorr - phản diện độc ác của Thor: Love and Thunder.
Cú bắt tay Marvel
Với tổng doanh thu lên đến hàng chục tỷ USD, Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) là thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất hiện nay, thu hút sự tham gia của hàng loạt ngôi sao hạng A từ tên tuổi kỳ cựu như Robert Redford đến thần tượng giới trẻ Tom Holland. Nhưng có một sự thật là Christian Bale chưa hề biết đến sự tồn tại của nó.
Điều duy nhất thôi thúc anh đặt bút ký hợp đồng tham gia Thor: Love and Thunder chính là sự van nài của các con, vốn là người hâm mộ Marvel cuồng nhiệt.
Đây không phải lần đầu Bale đóng vai phản diện. Năm 2000, anh khiến người xem choáng váng khi hóa thân Patrick Bateman - gã tâm thần kiêm sát nhân hàng loạt trong American Psycho.
Trước vai Gorr trong Thor: Love and Thunder, Christian Bale từng để lại nhiều ấn tượng với vai gã tâm thần trong American Psycho (2000).
Vai diễn mang tính biểu tượng lập tức trở thành dấu ấn lớn trong sự nghiệp diễn xuất của Bale. Đến nay, tác phẩm vẫn luôn được nhắc đến như là một cult classic (phim thiêng kinh điển) khó quên trong văn hóa đại chúng, ảnh hưởng đến nhiều dự án khác.
Vài tháng sau, tài tử tiếp tục nhận vai tội phạm giết người máu lạnh, đối đầu Samuel L. Jackson trong phim hình sự Shaft. Dù không nổi bật như tác phẩm tiền nhiệm, dự án vẫn thành công tại phòng vé còn diễn xuất của Bale là điều khó chê.
Đây cũng không phải lần đầu Bale chạm ngõ thế giới siêu anh hùng. Tài tử từng ba lần đóng Bruce Wayne - tức Người Dơi, nhân vật nổi tiếng của hãng DC - trong bộ ba The Dark Knight (2005-2012) do Christopher Nolan đạo diễn. Loạt tác phẩm gây chấn động phòng vé toàn cầu, là bước đệm quan trọng đưa dòng phim siêu anh hùng trở lại mạnh mẽ.
Với tài tử người Anh, vai Hiệp sĩ bóng đêm không chỉ khẳng định vị thế mà còn giúp anh trở thành tượng đài mới, thu hút lượng người hâm mộ đông đảo. Thậm chí với nhiều khán giả, nhắc đến Người Dơi nghĩa là nhắc đến Christian Bale dù có nhiều diễn viên từng đóng nhân vật này.
Vai Người Dơi trong bộ ba The Dark Knight của Christopher Nolan càng tăng thêm danh tiếng cho Christian Bale.
Kể từ The Dark Knight Rises (2012), đã rất lâu người xem không còn thấy Christian Bale trở lại trong lớp áo Người Dơi. Anh cũng không còn mặn mà với thể loại siêu anh hùng hay các dự án bom tấn, mà chuyển hẳn sang dòng phim nghệ thuật kén khán giả.
Cú bắt tay với Marvel đánh dấu sự trở lại của ngôi sao The Dark Knight sau ba năm vắng bóng kể từ Ford v Ferrari (2019), đồng thời đưa anh vào danh sách các ngôi sao từng làm việc với cả hai hãng nổi tiếng, chuyên làm phim siêu anh hùng.
Điều không ít khán giả thắc mắc là liệu một tài tử như Christian Bale, vốn rất thành công với vai siêu anh hùng DC, sẽ xoay xở ra sao khi hóa thân ác nhân Marvel?
Vai gã đồ tể máu lạnh
Nhân vật Gorr của Bale trong Thor: Love and Thunder là kẻ thù đối đầu trực diện với Thor (Chris Hemsworth) nhưng Thần Sấm không phải là mục tiêu duy nhất của gã.
Trong nguyên tác, nhân vật vốn là một con chiên ngoan đạo, yêu chuộng hòa bình, sống trên một hành tinh cách xa Trái Đất. Rất tình cờ, gã nhặt được thanh kiếm Necrosword quyền năng nhưng cũng đầy ma thuật hắc ám, để rồi bị nó kiểm soát, dần đánh mất lương tri và biến thành kẻ ác.
Với lòng căm thù thần linh cùng thanh Necrosword trong tay, gã đi từ hành tinh này đến hành tinh khác để săn lùng và tiêu diệt đấng tối cao. Gorr có sự máu lạnh của một kẻ giết người hàng loạt, cũng toan tính và thủ đoạn không kém Joker, lại được binh đoàn bóng tối trợ giúp. Thế nên, người ta không ngần ngại đặt cho gã biệt danh "đồ tể của các vị thần".
Giống Thor, Gorr cũng mất tất cả những thứ quý giá nhất trong đời. Ở đầu phim, gã ôm con gái giữa sa mạc, bất lực vì không thể cứu cô bé thoát khỏi cái chết, đành kêu gào cầu xin thần linh nhưng chẳng ai đáp trả.
Đó như sự phản bội đối với kẻ cuồng tín như Gorr. Nỗi đau mất đi người thân khiến hắn nuôi dưỡng lòng hận thù với các thánh thần, quyết tiêu diệt tất cả.
Người hâm mộ suýt không nhận ra tài tử điển trai Christian Bale qua tạo hình mới mẻ.
Trước Gorr, chỉ có một vài phản diện thực sự để lại ấn tượng trong MCU. Đó có thể là "thần lừa lọc" Loki (Tom Hiddleston) - một trong những ác nhân đầu tiên, tồn tại rất lâu và được phát triển series riêng.
Đó cũng có thể là Erik Killmonger (Michael B. Jordan) - kẻ tranh ngôi vương với chiến binh Báo Đen trong Black Panther (2018) nhưng lại luôn được bình chọn là "phản diện được ưa thích".
Song, khét tiếng nhất, ngay cả với những ai không phải fan Marvel, lại là Thanos qua hóa thân của Josh Brolin. Nhân vật được xây dựng một cách chậm rãi và chắc chắn qua từng chi tiết cài cắm suốt ba Kỷ nguyên Anh hùng của MCU, sau đó thực sự bùng nổ trong hai phần Avengers: Infinity War (2018) và Avengers: Endgame (2019).
Ngoại trừ những cái tên nói trên, tuyến phản diện của Marvel ngày càng hời hợt, dần đi vào lối mòn với mô-típ quen thuộc, tạo hình cũ kỹ, tính cách và số phận không nổi trội. Bản thân hai phần đầu về Thần Sấm - Thor (2012) và Thor: The Dark World (2013) - cũng bị đánh giá thấp vì thiếu một phản diện xứng tầm.
Do đó, việc Christian Bale gia nhập MCU không chỉ được đón nhận mà còn khiến người hâm mộ háo hức, chờ đợi.
Kết quả gây thất vọng
Hóa thân Gorr, Christian Bale khiến khán giả bất ngờ vì ngoại hình quá đáng sợ. Trên màn bạc, nhân vật hiện lên với mái đầu trọc, gương mặt và cơ thể chằng chịt vết sẹo, gợi nhớ Chúa tể Voldemort trong loạt phim Harry Potter.
Một số hình ảnh cho thấy gã còn để móng tay và hàm răng nhọn hoắt, thể hiện đúng bản chất của một sinh vật ngoài hành tinh . Song, sự độc ác của Gorr phần lớn đến từ kỹ năng diễn xuất của Christian Bale.
Tài tử đặc biệt chú trọng đến những cử chỉ nhỏ. Từ cách Gorr nhe răng, trợn mắt đến lúc gã ném những cái nhìn hằn học vào người đối diện đều toát lên vẻ kinh tởm.
Khoảnh khắc Gorr chậm rãi rê thanh Necrosword, tiến từng bước đến trước mặt kẻ thù để cướp mạng, còn hồi hộp hơn cả những cảnh hành động, chiến đấu gấp gáp.
Theo Bale, vai Gorr được anh lấy cảm hứng từ Nosferatu (1922) - cuốn phim kinh dị Đức kể về một ma cà rồng. Ngoài ra, tài tử cũng vay mượn một chút không khí rùng rợn trong MV Come to Daddy của Aphex Twin - vốn là nghệ sĩ anh ưa thích.
Thách thức đặt ra với Christian Bale là phải đóng một gã sát thần độc ác, nhưng ẩn sâu bên trong lại có một chút... con người.
Ở những cảnh quay cận mặt, tài tử hoàn toàn lột tả được cảm xúc nhân vật, cho người xem cảm nhận nỗi đau mà hắn phải trải qua. Sau tất cả, hóa ra Gorr cũng chỉ là một người cha vì quá thương con mà bất chấp mọi thứ để đạt mục đích.
Dù là sinh vật ngoài hành tinh độc ác, phần nào đó bên trong Gorr vẫn có nhân tính.
Trước khi phim công chiếu, nhiều lời đồn đoán cho rằng Christian Bale sẽ là "ác nhân xuất sắc" của MCU, thậm chí có thể trở thành phản diện kinh điển trong lịch sử, đứng cạnh Thanos hay Joker. Song, tác phẩm của Taika Waititi lại cho ra kết quả rất khác.
Vì dán nhãn PG-13 (không dành cho người dưới 13 tuổi), phim khó có thể có quá nhiều cảnh rùng rợn, đáng sợ. Kịch bản của Taika Waititi thiếu yếu tố bất ngờ, những cú twist để khiến người xem thỏa mãn. Đổi lại là cảm giác hụt hẫng vì sự đơn điệu, cũ kỹ đến nhàm chán.
Nếu so với Hela (Cate Blanchett) - phản diện trong Thor: Ragnarok (2017), Gorr ít đất diễn hơn, siêu năng lực cũng hạn chế hơn nên chưa phải đối thủ xứng tầm Thần Sấm.
Chưa kể, Thor: Love and Thunder còn đánh dấu sự trở lại sau nhiều năm vắng bóng của Jane Foster (Natalie Portman) - vốn là nhân vật quan trọng trong loạt phim về vị thần xứ Asgard. Do đó, tên đồ tể dù máu lạnh đến đâu vẫn bị lép vế trước tình yêu của hai nhân vật chính.
Sự xuất hiện của Gorr tạo được ấn tượng ở đầu phim nhưng không duy trì bầu không khí ngột ngạt, khó thở đến cuối. Mâu thuẫn và số phận nhân vật được giải quyết gấp gáp, chưa tạo được nhiều cảm xúc mạnh. Rốt cuộc, những tâm huyết diễn viên dồn nén cho vai diễn cũng bị lãng phí trước sự cầm trịch của đạo diễn.
Với Gorr, Christian Bale đã vụt mất cơ hội trở thành ác nhân vĩ đại trên màn bạc. Đó là một điều đáng tiếc không chỉ với tài tử người Anh, mà với cả người hâm mộ điện ảnh nói chung.
Trailer Thor: Love and Thunder
Thor: Love and Thunder Thần Sấm tái xuất trong một bom tấn hoành tráng, hài hước và đầy cảm xúc 5 năm kể từ 'Thor: Ragnarok', Taika Waititi và Chris Hemsworth lại có màn kết hợp để mang đến cho khán giả một siêu phẩm hoành tráng và hài hước, đúng với tên gọi 'Tình Yêu Và Sấm Sét'. Sau Avengers: Endgame (2019), Thor ( Chris Hemsworth) là thành viên nhóm Avengers gốc duy nhất có phần phim thứ 4. Do đó mà...