Thông xe cầu Thịnh Long, nối đôi bờ sông Ninh Cơ tại Nam Định
Cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ, nối liền hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định đã chính thức thông xe vào sáng nay, 28/5.
Sáng nay, 28/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức thông xe công trình cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định.
Dự án được sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp từ vốn vay của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng trong nước của Chính phủ Việt Nam, chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) được thực hiện bằng nguồn ngân sách của địa phương.
Dự án được khởi công từ tháng 1/2018, với tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng.
Cầu Thịnh Long có chiều dài cầu xấp xỉ 1km, chính thức thông xe vào sáng nay, 28/5
Cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ, kết nối quốc lộ 21 với Tỉnh lộ 490C, rút ngắn thời gian, chi phí đi lại; kết nối các khu công nghiệp trong vùng; hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt mạng lưới đường bộ ven biển;
Hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc, tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực theo quy hoạch phát triển giao thông quốc gia.
Cầu Thịnh Long hoàn thành nối đôi bờ sông Ninh Cơ, đáp ứng mong mỏi của người dân hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu
Video đang HOT
Cầu Thịnh Long có tổng chiều dài hơn 2.359m, phần cầu chính dài hơn 988m. Cầu có bề rộng 12m, gồm hai làn xe cơ giới (mỗi làn 3,5m), hai làn xe thô sơ (mỗi làn 2m) và lan can mỗi bên cầu rộng 0,5m, vận tốc thiết kế 80km/h.
Sau khi đưa vào khai thác, cầu Thịnh Long sẽ kết nối hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng, rút ngắn khoảng cách 15km trên tuyến vận tải Thị trấn Thịnh Long với TP.Nam Định.
Dự án được xây dựng trên địa bàn huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định.
Sau 27 tháng thi công, dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ theo hợp đồng.
Việc đưa công trình vào khai thác sử dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Định; tăng hiệu quả kết nối quốc lộ 21 với Dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối khu kinh tế Ninh Cơ với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đoạn từ cầu Thịnh Long đến khu công nghiệp Rạng Đông do UBND tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư.
Dự án cũng góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho quốc lộ 21, nâng cao hiệu quả khai thác cho các phương tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch, tăng sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Theo Bộ GTVT, việc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu Thịnh Long không chỉ là niềm vui chung của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định mà còn là niềm vui lớn, niềm tự hào của tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành cầu đường nói riêng và ngành GTVT nói chung.
Đại diện UBND tỉnh Nam Định cho biết, cầu Thịnh Long là dự án thỏa ước mơ ngàn đời của người dân hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Khi cầu thông xe, hai bến phà Thịnh Long và Phú Lễ sẽ kết thúc sứ mệnh lịch sử chở khách qua sông Ninh Cơ.
Từ nay, người dân sẽ được đi lại bằng cầu cứng, quãng đường được rút ngắn, thời gian đi lại giảm, đảm bảo ATGT, nhất là trong mùa mưa bão. Sở GTVT Nam Định đã báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT về việc dừng hoạt động bến phà khi đưa cầu Thịnh Long vào khai thác .
Phòng trừ rầy nâu cuối vụ
Đến nay, lúa xuân trên địa bàn tỉnh Nam Định đã trỗ bông xong, một số diện tích gieo cấy sớm đã chắc xanh, đỏ đuôi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan (tay cầm bông lúa) cùng đại diện Sở NN-PTNT Nam Định kiểm tra tình hình sâu bệnh cuối vụ. Ảnh: Mai Chiến.
Theo đánh giá chung của ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định, vụ lúa xuân 2020 gặp không ít khó khăn về thời tiết, dịch bệnh "bủa vây" đồng ruộng; nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cùng vào cuộc nên dịch bệnh hại lúa được đẩy lùi, các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định cho biết, cuối tháng 3, đầu tháng 4, thời tiết trên địa bàn tỉnh có nhiều ngày nắng ẩm, mưa phùn kéo dài, là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ gây hại và có nguy cơ bùng phát rộng.
Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ đáng lo ngại nhất. Theo đó, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 cao hơn so với TBNN (gấp 3 lần so với năm 2019, gấp 5 - 7 lần so với TBNN; những năm trước hầu như không phải phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 1). Mật độ sâu trung bình 3 - 7 con/m2, cao 50 - 70 con/m2, cá biệt 100 - 150con/m2.
Giai đoạn sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 cũng nguy hiểm không kém, mật độ sâu phổ biến 50 - 70 con/m2, cao 200 - 300 con/m2, cục bộ> 600 con/m2.
Thời điểm đó, Chi cục nhận định đây là lứa sâu gây hại chính trong vụ, có mật độ cao, lứa kéo dài, nếu không tổ chức phun trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa. Dự kiến toàn tỉnh cần phun trừ khoảng 68.000ha (chiếm 93% diện tích).
"Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhất là sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vũ hóa rộ với mật độ cao, đơn vị đã chỉ đạo các địa phương tổng phòng trừ từ ngày 22 - 30/4. Nhờ đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 bị chặn đứng, không có nguy cơ bùng phát.
Vị này cho biết thêm, đến nay, lúa toàn tỉnh đã trỗ bông xong, một số diện tích gieo cấy sớm đã chắc xanh, đỏ đuôi.
Dự kiến, đầu tháng 6, các địa phương trong tỉnh bắt đầu thu hoạch lúa chín. Ảnh: Mai Chiến.
Mặc dù, thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định đã chặn đứng sâu cuốn lá nhỏ, đẩy lùi bệnh khô vằn; đạo ôn; rầy lứa 1, lứa 2 trên lúa xuân.
Tuy nhiên, hiện nay rầy lứa 3 (chủ yếu rầy nâu) đang bắt đầu nở rộ với mật độ rất cao, diện phân bố rộng hơn so với cùng kì năm trước; mật độ phổ biến 500 - 700 con/m2, nơi cao 2.000 - 4.000 con/m2, cá biệt có nơi trên 1 vạn con/m2.
Rầy lứa 3 (rầy nâu) nở rộ với mật độ cao, diện phân bố rộng. Ảnh: Mai Chiến.
Những nơi có mật độ cao như xã Giao Yến, Giao Tân, Giao Thịnh (huyện Giao Thủy); Hải Phương, Hải Giang, Hải Lộc (huyện Hải Hậu); Nghĩa Phong, Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng); Xuân Kiên (huyện Xuân Trường); Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Hải (huyện Nam Trực); Hiển Khánh, Tam Thanh (huyện Vụ Bản)....
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Thịnh (Giao Thủy) cho hay, vụ xuân năm nay, toàn xã gieo cấy 501ha lúa với cơ cấu giống chủ yếu là Đài thơm 8, Bắc thơm 7...
Năm nay, dịch bệnh gây hại trên lúa xuân rất phức tạp, đặc biệt là sâu cuốn lá (đã phun trừ, sạch bệnh) và rầy nâu cuối vụ. Hiện, một số diện tích chưa kịp phun trừ rầy nâu cuối vụ, mật độ có thể lên đến 10.000 con/m2. Nếu không phun nhanh sẽ có nguy cơ cháy.
"Trước tình hình này, địa phương đã phát động phun trừ những diện tích bị nhiễm, phấn đấu phun trừ xong trước ngày 25/5. Đến ngày 27/5, địa phương sẽ rút nước lộ ruộng để chuẩn bị cho việc thu hoạch lúa xuân", ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, thời điểm này, rầy nâu chủ yếu xuất hiện trên đồng ruộng ở phía Nam tỉnh như Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường; mật độ nhiễm cao hơn các huyện phía Bắc tỉnh.
"Thực hiện chỉ đạo của tỉnh cũng như hướng dẫn của ngành nông nghiệp, những ngày vừa qua, bà con nông dân các huyện đã tập trung phòng trừ, đạt hiệu quả cao. 1 - 2 ngày tới, bà con sẽ phun trừ hết và xử lí triệt để các ổ rầy trên đồng ruộng để đảm bảo vụ xuân thắng lợi", ông Hoan nhấn mạnh.
Dự kiến, khoảng 10 - 15 ngày nữa là vào vụ thu hoạch rộ, ông Hoan yêu cầu các địa phương chuẩn bị nhân lực, phương tiện... để thu hoạch tập trung, nhanh và gọn trong thời gian ngắn nhất với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Năng suất lúa xuân năm nay ước đạt khoảng 69 tạ/ha.
Hải Đông-Xã có nhiều tỷ phú nông dân, nuôi tôm trong bể xi măng tấp nập người xem Đó là xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Các mô hình sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng. Trong số đó phải kể đến mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (VAC) và mô hình độc đáo nuôi tôm trong bể xi măng......