Thông xe cầu qua đảo Kim Cương, người Sài Gòn trút bỏ ám ảnh ở cung đường “tử thần”
Cầu qua đảo Kim Cương ở Sài Gòn đưa vào sử dụng rút ngắn quảng đường di chuyển của người dân, giảm áp lực trên trục đường chính ra vào cảng Cát Lái.
Sáng 30/5, Sở GTVT TP.HCM tổ chức thông xe cầu qua đảo Kim Cương nối từ khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi tới đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM) sau 8 tháng thi công.
Cầu bắc qua nhánh sông Giồng Ông Tố được đầu tư gần 400 tỷ đồng với chiều dài gần 300m, rộng 22m cho phép 4 làn xe lưu thông.
Việc đưa vào khai thác cầu qua đảo Kim Cương giúp kết nối lưu thông của người dân ở khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi và khu vực lân cận tới đường Mai Chí Thọ, rút ngắn thời gian di chuyển.
Video đang HOT
Nhiều người địa phương vui mừng có mặt trước thời điểm thông xe. Ông Lê Ngọc Hùng, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 – Sở GTVT TP.HCM cho biết tại khu vực trên, đường Đồng Văn Cống chịu áp lực giao thông lớn do là một trong các trục đường chính ra vào cảng Cát Lái.
Theo ông Hùng, việc đưa vào khai thác cầu qua đảo Kim Cương sẽ góp phần giảm đáng kể tình trạng trên, đồng thời cũng góp phần kích hoạt sự phát triển khu đô thị cao cấp ven sông Sài Gòn.
Trước thời điểm thông xe, người dân phường Thạnh Mỹ Lợi tham quan cây cầu. “Tôi và nhiều người dân ở đây rất mừng khi cầu đưa vào sử dụng. Trước đây phải đi đường vòng trên đường Đồng Văn Cống, cung đường được xem là “tử thần” vì tai nạn xảy ra như cơm bữa”. Nay có cầu này, quãng đường di chuyển của chúng tôi được rút ngắn gần 20 phút”, anh Phúc (người dân ở Thạnh Mỹ Lợi) cho biết.
Hệ thông lan can bảo vệ cầu khá cao và được thiết kế bắt mắt.
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 2, ngoài công trình cầu qua đảo Kim Cương, để giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường xung quanh cảng Cát Lái, đơn vị hiện đồng thời triển khai nhiều dự án khác như xây dựng nút giao Mỹ Thủy, đường nối từ cảng Cát lái đến đường vành đai 2, xây dựng cầu Bà Cua, nâng cấp mở rộng đường Đồng Văn Cống…
“Nỗi ám ảnh khi di chuyển trên đường Đồng Văn Cống đã được trút bỏ vì cung đường này là nỗi khiếp sợ của tôi và rất nhiều người dân. Giờ có cầu mới nên việc di chuyển của bà con sẽ thuận lợi và an toàn hơn rất nhiều”, chị Hoàng (ngụ quận 2) chia sẻ.
Theo Danviet
Người Sài Gòn đi chơi Tết, du xuân bằng tàu cao tốc
Nhiều người dân Sài Gòn và du khách háo hức khi được trải nghiệm tàu cao tốc trong những ngày giáp Tết cổ truyền.
Tàu cao tốc đi vào hoạt động sáng nay
Sáng 10.2 (25 tháng Chạp), Sở GTVT TP.HCM đã đưa vào hoạt động và khai thác tuyến vận tải hành khách kết hợp với du lịch đường thủy từ trung tâm TP.HCM đi huyện Cần Giờ và Vũng Tàu. Theo đơn vị tổ chức, tuyến có 7 tàu, mỗi tàu có sức chở từ 50 tới 132 khách. Ngoài ra còn có 2 xuồng cao tốc, mỗi xuồng chở được 15 khách để hỗ trợ nếu tàu xảy ra sự cố.
Theo lộ trình, tàu xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1) tới bến Tắc Suất (huyện Cần Giờ) và ngược lại với giá vé 200.000 đồng/lượt/người. Những người trên 62 tuổi, cán bộ viên chức tại huyện Cần Giờ và người dân địa phương sẽ được giảm từ 30-50% giá vé. Riêng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người khuyết tật, trẻ em dưới 11 tuổi đi cùng người lớn được miễn phí vé.
Lộ trình từ Cần Giờ đi TP Vũng Tàu và ngược lại sẽ áp dụng giá vé 100.000 đồng/người/lượt.
Riêng lộ trình TP.HCM đi Vũng Tàu nếu dừng ở huyện Cần Giờ sẽ áp dụng mức phí 200.000 đồng/người/lượt. Nếu TP.HCM đi thẳng Vũng Tàu giá vé sẽ 250.000 đồng/người/lượt.
Người dân và du khách trải nghiệm trên tàu cao tốc
Ghi nhận tại buổi khai trương, rất đông người dân Sài Gòn và du khách nước ngoài có mặt ở bến Bạch Đằng để được thử nghiệm tàu cao tốc. "Tết này tôi và gia đình sẽ đi du xuân ở Cần Giờ bằng tàu cao tốc. Hy vọng sẽ có một trải nghiệm tốt đẹp trong năm mới", anh Nguyễn Văn Long ngụ quận 1 chia sẻ.
Trong khi đó chị Trần Thị Thùy Trang ngụ quận 3 cho biết: "Sáng mùng 1 sau khi đi lễ chùa tôi cùng gia đình sẽ làm chuyến du lịch Vũng Tàu. Để chuẩn bị chuyến đi vé tôi sẽ đặt mua vé tàu cao tốc trước".
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch này giúp người dân, du khách có thêm nhiều sự lựa chọn mới. Điểm đầu của tuyến tại bến Bạch Đằng có nhiều loại hình giao thông khác như xe buýt, taxi..., giúp thuận tiện cho việc kết nối và tạo điều kiện cho hành khách đi lại.
Theo Danviet
TP.HCM: Hàng chục năm xây dựng giao thông thông minh, vẫn ì ạch Từ nhiều năm qua, TP.HCM đã hướng đến xây dựng hệ thống giao thông thông minh (GTTM) để quản lý giao thông, cải thiện tình hình đi lại cho người dân. Tuy nhiên đến nay hệ thống GTTM thành phố vẫn ì ạch. Thí điểm rời rạc Ngay từ những năm 2000, TP.HCM đã thực hiện nhiều dự án làm tiền đề để...