Thông xe các tuyến đường bị sạt lở ở Lai Châu
Đến 18 giờ ngày 11/8, các tuyến đường bị sạt lở trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được khắc phục, thông xe trở lại.
Mưa lớn gây tắc đường tại km 11 100, quốc lộ 12 (từ trung tâm huyện Phong Thổ với Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng). Ảnh: TTXVN phát
Cụ thể, nhiều điểm sạt lở tại đường tỉnh 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ; đường tỉnh 133 từ huyện Tân Uyên đi huyện Sìn Hồ, Lai Châu; điểm sạt ta luy dương 11 100 Quốc lộ 12, chia cắt giao thông từ trung tâm huyện Phong Thổ với cửa khẩu Ma Lù Thàng… đã được đơn vị quản lý giao thông khắc phục xong và thông xe.
Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao, từ đêm 10/8 đến ngày 11/8, địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa rào và dông gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, nhân dân. Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, mưa lớn gây sạt lở đất làm 3
Cảnh sát Giao thông đang làm nhiệm vụ bị thương nhẹ. Về sản xuất, hai hộ gia đình ở bản Huổi Lính, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn bị mưa lũ cuốn trôi ao cá với tổng diện tích gần 400 m2 và 62 kg cá giống.
Video đang HOT
Mưa lớn làm sạt lở taluy dương gây tắc đường ở một số tuyến đường như: tại km11 100, Quốc lộ 12 (địa phận Bản Pờ Ma Hò, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ); km29 380, km35 150, đường tỉnh 129 (địa phận xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ); km112 850, đường tỉnh 133 (Thân Thuộc – Nậm Cần – Nậm Sỏ – Nậm Tăm – Séo Lèng); tại km3 500, tuyến Pắc Ma – Thu Lũm, thuộc bản Pắc Ma, xã Mường Tè, huyện Mường Tè bị sạt lở taluy âm phần mố cầu, nguy cơ hư hỏng mố cầu. Tổng khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 5.000 m3…
UBND các huyện đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã thống kê thiệt hại, xây dựng phương án khắc phục, kịp thời báo cáo theo quy định. Sở Giao thông vận tải Lai Châu đã chỉ đạo các đơn vị thi công đóng trên địa bàn khẩn trương san gạt, hót dọn sụt, sạt đảm bảo giao thông thông suốt. Lực lượng chức năng đã phân công nhân lực túc trực, thường xuyên hướng dẫn, phân luồng giao thông đảm bảo cho người và phương tiện tham gia giao thông. Các địa phương tiếp tục tổ chức ứng trực 24/24 giờ để nắm bắt tình hình và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Phụ nữ vùng biên Lai Châu giúp nhau phát triển kinh tế
Những năm qua, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đã được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu thực hiện linh hoạt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ gia đình, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số, biên giới.
Hội viên Đặng Thị Pham tại xã Phúc Than, (Than Uyên, Lai Châu) nuôi 10 con trâu, bò, 3 ao cá và 1ha chè, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN
Xã biên giới Vàng Ma Chải - một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ (Lai Châu), có hai dân tộc sinh sống chủ yếu là Dao và Hà Nhì, chiếm gần 100%. Toàn xã có 7 chi hội phụ nữ với hơn 400 hội viên. Trước đây, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng khó khăn và nhận thức hạn chế nên cuộc sống của người dân thiếu thốn, phụ nữ không được tham gia các hoạt động xã hội.
Do vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vàng Ma Chải thường xuyên đến các hộ gia đình tuyên truyền về các hội viên giúp nhau phát triển kinh tế, thực hiện phong trào "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch". Chị Phàng Thị Nhừ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vàng Ma Chải cho biết: Phụ nữ xã Vàng Ma Chải là lực lượng lao động nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp. Bước đầu, các hội viên đã biết áp dụng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ trong trồng trọt, chăn nuôi, qua đó xuất hiện nhiều gương điển hình làm giàu chính đáng trong phong trào thi đua lao động sản xuất, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Điển hình như chị Chẻo U Mẩy, ở bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải, từ lợi thế nhà ở trung tâm xã nên chị đã năng động chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ trồng lúa, ngô sang kinh doanh hàng hóa và chăn nuôi lợn, mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 100-150 triệu đồng/năm. Chị Chẻo U Mẩy chia sẻ, cuộc sống gia đình chị khấm khá lên là nhờ sự hướng dẫn tận tình của Hội Phụ nữ xã. Hiện nay, ngoài việc phát triển kinh tế gia đình chị còn giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn, cho vay vốn để đầu tư chăn nuôi.
Toàn huyện Phong Thổ hiện có 17 cơ sở Hội Phụ nữ, 171 chi hội với gần 12.200 hội viên. Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Thổ thời gian qua đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Bà Lê Thị Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phong Thổ cho hay: Năm 2020, các hội viên đã giúp nhau hơn 4.510 ngày công lao động trong phát triển kinh tế; hỗ trợ hơn 12 tấn gạo, thóc, đậu tương, gần 4.000 gùi củi và 150 triệu đồng tiền mặt cho các gia đình gặp hoạn nạn, có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, Hội còn duy trì 29 tổ tiết kiệm tại chi hội phụ nữ thôn, bản với gần 1.360 thành viên; cho 295 thành viên vay tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình, qua đó giúp 40 hộ phụ nữ thoát nghèo, đời sống của hội viên và gia đình từng bước được cải thiện.
Tương tự như xã Vàng Ma Chải, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mường Cang, huyện Than Uyên (Lai Châu) chú trọng triển khai, từ đó phát huy tinh thần tương thân, tương ái hỗ trợ nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Hội viên Phụ nữ huyện Phong Thổ (Lai Châu) trồng cây lê mang lại thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mường Cang Cầm Thị Xuấn, 6 tháng đầu năm 2021, Hội đã tuyên truyền, vận động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế với gần 1.000 ngày công cấy; khuyến khích thực hiện mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau sạch... tổ chức giúp đỡ 29 hộ nghèo và 16 hộ cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.
Nhiều gương phụ nữ làm kinh tế giỏi đã xuất hiện như gia đình chị Nùng Thị Phương, người dân tộc Thái, ở bản Cang Mường (xã Mường Cang), nuôi 15 con trâu, 5 con bò và 3 con dê, mỗi năm thu lãi từ 100-200 triệu đồng. Tận dụng đất rộng, chị Phương trồng khoảng 20ha cỏ voi làm thức ăn cho gia súc để giảm chi phí chăn nuôi. Đến nay, gia đình chị là một trong những hộ khá giả của bản.
Hay như mô hình trồng rau hữu cơ của 4 gia đình ở bản Cang Mường, xã Mường Cang với diện tích 700 mét vuông, chủ yếu là trồng rau muống. Các công đoạn chăm sóc đều không có thuốc và phân bón hóa học, vì vậy được người dân ưa chuộng và đặt hàng nhiều. Chị Lò Thị Thực, một trong những chủ hộ trồng rau phấn khởi cho biết, trung bình 20 ngày các hộ thu hoạch một lần, mỗi bó rau muống bán với giá 4.000 đồng. Trồng rau không mất nhiều công chăm sóc, mà còn tạo thêm thu nhập. Thời gian tới, chị cùng các hộ tiếp tục trồng thêm những giống rau khác để đưa sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng.
Trên địa bàn huyện Than Uyên có gần 14.000 hội viên phụ nữ. Để giúp nhau giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng, hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Than Uyên đã rà soát những hội viên nghèo để xây dựng kế hoạch giúp đỡ chị em thoát nghèo bằng việc làm cụ thể, thiết thực phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ.
Bà Lương Thị Tý, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Than Uyên cho biết: Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện đã đẩy mạnh phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ"; giúp đỡ gần 3.500 phụ nữ nghèo, hơn 80 phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp. Mặt khác, Hội đã giúp trên 2.100 tổ viên được vay vốn, với số tiền hơn 103 tỷ đồng; 940 lao động nữ nghèo được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, học nghề và gần 600 lao động nữ được giới thiệu việc làm. Đến nay, toàn huyện có trên 50% lực lượng lao động, phụ nữ giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Có thể thấy, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu được thực hiện sáng tạo, tạo nhiều chuyển biến về chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Lai Châu đã giúp trên 12.300 hộ vay vốn phát triển kinh tế; có trên 12.200 hộ gửi tiền tiết kiệm với số tiền hơn 10,8 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ Lai Châu đã giúp hơn 500 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh mỗi năm 4,78%.
Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Tối 9-8: Thêm 4.423 bệnh nhân khỏi bệnh, đã tiêm hơn 9,4 triệu liều vắc xin Bộ Y tế tối 9-8 cho biết cả nước có thêm 4.185 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.183 ca ghi nhận trong nước. Trong ngày, có 4.423 bệnh nhân khỏi bệnh. Cũng trong tuần này, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM triển khai giai đoạn 2 với 700 giường. Người dân quận Gò Vấp, TP.HCM đi tiêm vắc xin trong đêm -...