Thống tướng Myanmar sắp dự họp ASEAN
Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, sẽ dự hội nghị đặc biệt với các quan chức ASEAN ở Jakarta vào tuần tới.
“Một số lãnh đạo đã xác nhận tham dự cuộc họp của ASEAN, bao gồm ông Min Aung Hlaing”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan Tanee Sangrat hôm nay cho biết.
Đây sẽ là lần đầu tiên thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, tham dự một sự kiện chính thức ở nước ngoài kể từ khi quân đội do ông chỉ huy tiến hành lật đổ chính quyền dân sự và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng 2.
Tướng Min Aung Hlaing xuất hiện trên đài truyền hình Myanmar hồi tháng 2. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Hội nghị đặc biệt của ASEAN được tổ chức tại Jakarta, Indonesia, vào ngày 24/4 để thảo luận về tình hình Myanmar. Hội nghị diễn ra sau khi Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, hồi đầu tháng yêu cầu các quan chức trong khối chuẩn bị một cuộc họp ở thủ đô Indonesia sau cuộc đảo chính ở Myanmar.
Indonesia là một trong những quốc gia thành viên ASEAN tích cực nhất với vấn đề Myanmar, khi liên tục kêu gọi tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại đất nước này. Malaysia, Philippines và Singapore cũng bày tỏ quan ngại về số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar và kêu gọi tổ chức một cuộc họp cấp cao về tình hình nước này.
Các ngoại trưởng ASEAN tháng trước họp trực tuyến về tình hình Myanmar, kêu gọi quân đội nước này ngừng sử dụng bạo lực và tôn trọng ý chí của người dân. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực và đổ máu vẫn tiếp tục xảy ra ở nước này, khi các cuộc biểu tình chống đảo chính diễn ra gần như hàng ngày.
Quân đội Myanmar, do tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo, hôm 1/2 tiến hành đảo chính và bắt bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020. Lực lượng quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Theo một nhóm quan sát địa phương, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 720 người đã thiệt mạng và khoảng 3.100 người bị bắt. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
Myanmar nêu 'bất thường bầu cử' với ASEAN
Ngoại trưởng do chính quyền quân đội Myanmar bổ nhiệm nêu các vấn đề về "bất thường bầu cử" tại nước này khi dự phiên họp đặc biệt với ASEAN.
Truyền thông nhà nước Myanmar hôm nay đưa tin Wunna Maung Lwin, ngoại trưởng vừa được chính quyền quân sự bổ nhiệm, đã tham dự một cuộc họp của ASEAN để "trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế".
Tờ Global New Light of Myanmar cho biết Ngoại trưởng Lwintrong cuộc họp đã nêu những vấn đề "bất thường bầu cử" trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020 và đề cập tới các kế hoạch của chính quyền quân sự. Tờ này không nhắc đến mục đích cuộc họp đặc biệt của ASEAN hay nêu thêm chi tiết về những vấn đề được các ngoại trưởng khu vực thảo luận.
Các ngoại trưởng ASEAN hôm 2/3 đã tổ chức cuộc họp trực tuyến đặc biệt để thảo luận về tình hình Myanmar trong bối cảnh bạo lực leo thang trong những ngày gần đây. Trong cuộc họp, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã kêu gọi trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và "khôi phục tình trạng trước kia" ở nước này.
Binh sĩ Myanmar triển khai lực lượng trấn áp biểu tình tại Yangon hôm 28/2. Ảnh: Reuters.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị ASEAN sử dụng hiệu quả các công cụ, cơ chế hợp tác hiện có để giải quyết tình hình bất ổn tại Myanmar.
Bộ Ngoại giao Malaysia sau cuộc họp công bố nội dung phát biểu của Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein, trong đó ông kêu gọi Myanmar "cân nhắc trở lại bàn đàm phán để tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng chính trị và tránh leo thang căng thẳng, có nguy cơ mời gọi sự can thiệp nước ngoài vào khu vực ASEAN".
Thông điệp ủng hộ đối thoại cũng được Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chia sẻ. Bà nhấn mạnh thiện chí của khu vực "sẽ trở nên vô nghĩa nếu Myanmar không mở cửa với ASEAN". Tuy nhiên, bà lưu ý tôn chỉ không can thiệp của ASEAN phải được tôn trọng và "không có bất kỳ quốc gia nào trong ASEAN có ý định vi phạm nguyên tắc này".
Quân đội Myanmar nhiều lần cáo buộc xảy ra "bất thường bầu cử" trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020, sau khi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Lực lượng này sau khi tiến hành đảo chính đã cam kết tổ chức cuộc bầu cử mới và trao quyền cho phe chiến thắng.
Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2, căng thẳng ở Myanmar chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng chục nghìn người liên tục đổ xuống đường biểu tình phản đối chính phủ quân sự. Căng thẳng dâng cao trong "ngày đẫm máu" hôm 28/2, khi cảnh sát Myanmar bắn đạn thật để giải tán biểu tình, khiến ít nhất 18 người chết và 30 người bị thương, theo Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Kinh tế Myanmar rơi tự do Kinh doanh quán trà ngay cạnh các khu biểu tình trọng điểm ở Yangon, ông Soe không chắc liệu mình có nên tiếp tục mở cửa. Nếu người biểu tình chạy vào cửa hàng của ông để trốn lực lượng an ninh, người đàn ông 43 tuổi này có nguy cơ bị bắn, bị bắt hoặc bị phá hủy tài sản trong lúc...