Thống tướng Myanmar nói binh biến là ‘không thể tránh khỏi’
Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing ngày 2/2 tuyên bố việc chính quyền Suu Kyi bị lật đổ là điều “không thể tránh khỏi” và quân đội chỉ làm theo luật.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Ky và các lãnh đạo khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trong các cuộc đột kích trước bình minh.
Thống tướng Min Aung Hlaing được trao “quyền luật pháp, tư pháp và hành pháp”, đưa Myanmar trở lại chế độ quân sự sau 10 năm thử nghiệm dân chủ. Trong bình luận công khai đầu tiên sau cuộc binh biến, Hlaing khẳng định việc quân đội tiếp quản là “phù hợp với luật pháp” vì chính quyền không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing tại Yangon hồi tháng 7 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
“Sau nhiều lần yêu cầu, đây là cách không thể tránh khỏi đối với đất nước và đó là lý do chúng tôi phải chọn nó”, ông nói trong cuộc họp nội các đầu tiên, theo bài phát biểu được đăng trên Facebook của quân đội Myanmar.
Tại Washington, Bộ Ngoại giao cho biết họ đánh giá rằng “Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng cầm quyền Myanmar, và Win Myint, người đứng đầu chính phủ được bầu hợp lệ, đã bị phế truất trong một cuộc binh biến”.
Video đang HOT
Tại thủ đô Naypyidaw, binh sĩ có vũ trang đang đóng quân bên ngoài khu nhà ở dành cho các nghị sĩ. Một nhà lập pháp đảng NLD mô tả nơi này giống như một “trung tâm giam giữ mở”.
Một tuyên bố đăng trên trang Facebook của đảng NLD kêu gọi quân đội thả Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint cùng những bị bắt khác. Họ cũng yêu cầu quân độ “công nhận kết quả đã được xác nhận của cuộc bầu cử năm 2020″.
Một nghị sĩ thuộc đảng NLD của Aung San Suu Kyi cho biết bà đang bị quản thúc tại dinh thự ở Naypyidaw. Kyi Toe, nhân viên báo chí của NLD, cũng cho hay hàng xóm xung quanh đã nhìn thấy Suu Kyi đi lại bên trong dinh thự riêng vào sáng 2/2. Nhà phân tích Khin Zaw Win tại Yangon nhận định “toàn bộ thông tin đều cho thấy Suu Kyi đang không gặp nguy hiểm”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động bị bắt. Biden cũng cảnh báo tái áp đặt cấm vận Myanmar, biện pháp Mỹ đã dỡ bỏ 10 năm trước.
Cảm xúc lẫn lộn tại Myanmar sau vụ bắt Aung San Suu Kyi
Nhiều người dân đổ ra đường phố Yangon thể hiện ủng hộ tướng Min Aung Hlaing, nhưng không ít người giận dữ khi bà Suu Kyi bị bắt.
Hàng đoàn người ủng hộ tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing hôm nay đổ ra đường phố trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất nước này. Họ ngồi trên các đoàn xe bán tải và vẫy quốc kỳ để ăn mừng vụ bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền.
"Hôm nay là ngày mà người dân hạnh phúc", một tu sĩ phát biểu trước đám đông ủng hộ quân đội.
Người ủng hộ tướng Min Aung Hlaing xuống đường tại Yangon hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, nhiều người dân cùng thành phố lại tỏ ra lo lắng, tức giận và chán nản. "Tôi thấy giận dữ. Tôi không muốn có thêm chính quyền quân quản. Điều này giống như thời kỳ cai trị quân sự. Tất cả đều biết người được chúng tôi bỏ phiếu", Zizawah, doanh nhân 32 tuổi ở Yangon, cho hay.
"Chúng tôi có một cuộc bầu cử hợp pháp. Người dân bầu cho người được họ ủng hộ. Bây giờ chúng tôi không được luật pháp bảo vệ, tất cả đều thấy bất an và lo sợ", Theinny Oo, cố vấn phát triển kinh tế, cho hay.
Thông tin về vụ quân đội bắt bà Suu Kyi đưọc công bố trên truyền thông trong bối cảnh kết nối Internet và di động khắp Myanmar ngừng hoạt động. Nhiều người dân đổ xô đi rút tiền, nhưng hàng loạt cây ATM ngừng hoạt động sau khi các ngân hàng thông báo đóng cửa vô thời hạn.
Các khu chợ chật kín người tìm mua nhu yếu phẩm để tích trữ. "Tôi đi chợ đến hai lần vào sáng nay để mua gạo và hàng tạp hóa. Tôi không biết điều gì đang diễn ra. Tôi hơi sợ", một cư dân 19 tuổi ở quân Yankin cho hay.
Không có dấu hiệu cho thấy xuất hiện biểu tình chống quân đội ở Yangon hoặc thủ đô Naypyidaw, bất chấp tài khoản Facebook thuộc đảng NLD cho biết bà Suu Kyi kêu gọi người dân "không chấp nhận đảo chính" và xuống đường phản đối.
Một chốt kiểm soát của quân đội tại thủ đô Naypyidaw hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Bà Suu Kyi được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành "lãnh đạo thực quyền" của Myanmar, song vẫn giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, danh tiếng quốc tế của bà Suu Kyi đã bị ảnh hưởng do những cáo buộc xung đột sắc tộc với cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi của Myanmar. Quốc gia này phủ nhận cáo buộc và tuyên bố từ lâu chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố.
Đảng NLD giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri và yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo, nhưng uỷ ban không đồng ý.
Nguồn cơn khiến quân đội Myanmar bắt Aung San Suu Kyi Quân đội Myanmar đã phát đi những tín hiệu về đảo chính từ tuần trước, sau khi cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng cầm quyền đã bị quân đội bắt trong một cuộc đột kích vào sáng sớm 1/2. Động thái diễn...