Thông tư 30: Nỗi buồn khen thưởng cuối năm
Do cách áp dụng Thống tư 30 mỗi trường một khác nên nhiều em có thành tích học tập tốt nhưng không được khen, nhưng có trường học sinh kém được khen?
Năm học 2014-2015 sắp kết thúc. Thời điểm này, nhiều trường học trong cả nước đã và đang tiến hành tổng kết. Sau 1 năm áp dụng thông tư 30 của Bộ Giáo dục-Đào tạo, giờ là lúc người dạy và người học cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được trong năm qua.
Áp dụng phương pháp mới trong nhận xét, đánh giá học sinh, tưởng rằng sẽ khiến các thầy cô, các bậc cha mẹ và các em thở phào vì các con không còn phải ganh đua điểm số. Nhưng kết quả cuối năm học này đã khiến nhiều thầy cô, phụ huynh và cả các em còn nhiều băn khoăn, trăn trở, thậm chí có bậc phụ huynh rất bức xúc.
Phụ huynh bức xúc, con trẻ ngơ ngác!
Sau một buổi họp phụ huynh tổng kết năm học ở một trường tại quận trung tâm của TP Hà Nội, nhiều phụ huynh đứng giữa sân trường với vẻ mặt thẫn thờ. Nguyên do là nhiều người thấy có nhiều điểm chưa ổn trong cách đánh giá, khen thưởng con em mình.
Chị Nguyễn Quỳnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), có con học lớp 4 bày tỏ: Tôi cầm kết quả học tập của con với một dấu hỏi rất to về Thông tư 30, một thông tư được Bộ Giáo dục đánh giá là “giàu tính nhân văn”.
Chị Quỳnh cho biết: Với kết quả 10 toàn diện các môn và duy nhất điểm 9 Tiếng Việt, tham gia nhiệt tình và đầy đủ tất cả những hoạt động tập thể của lớp, nhưng kết quả cháu không được khen một mặt nào.
Vậy thì những nhà viết luật, làm luật và những thày cô thi hành thông tư “nhân văn” này, họ có lúc nào đó nghĩ về những đứa trẻ miệt mài cả năm chỉ mong cuối năm có được một lời khen ngợi, động viên kịp thời của thầy cô? Và với kết quả không quá tệ của con mình, liệu tôi có khỏi chạnh lòng khi con của mình đêm hôm luyện tập, đạt kết quả tốt nhưng được xếp cùng loại với các bạn học sinh cá biệt, học rất kém trong lớp, như vậy, liệu thông tư có thực sự “nhân văn” như được nói tới từ trước tới nay hay không?
Tôi đã đặt câu hỏi vì sao một bạn có điểm thi y hệt con mình nhưng được khen 2 môn, và con mình thì không, trong khi bạn ấy còn không tham gia các hoạt động tập thể, thì cô giáo đã không thể thuyết phục tôi bằng câu trả lời, con của bạn cả năm học chưa tốt chỉ có kết quả thi là tốt.
Thật quả thiếu công bằng, nếu cả năm học chưa tốt thì điểm thi cả 2 học kỳ toàn 9,10 là điều không tưởng. Thứ 2, nếu sự thực như thế, cháu xứng đáng nhận giấy khen vì cả năm đã có cố gắng trong học tập theo đúng tinh thần Thông tư 30.
“Với tư cách là một phụ huynh, trước tiên tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới những thày cô đã và đang ngày đêm miệt mài với sự nghiệp trồng người. Tôi cũng tha thiết mong các thầy cô trước đi khen thưởng hay chê trách học trò của mình thì nên cố gắng công bằng và hạn chế sự thiên vị. Đừng để những đứa trẻ phải thiệt thòi vì với con trẻ, thày cô là hai chữ thiêng liêng” – chị Quỳnh nói trong dân dấn nước mắt.
Video đang HOT
Bản thân các con cũng ngơ ngác với cách đánh giá mới này. Trước cổng một trường tiểu học ở quận Ba Đình, Hà Nội, cậu con trai hỏi bố: “Bố ơi, thế bạn học giỏi cũng được giấy khen và phần thưởng như bạn học bình thường à bố?”. Người bố chỉ biết xoa đầu con và bảo: “Ừ, đấy là cách để khuyến khích tất cả các bạn cùng học giỏi con ạ”.
Cô giáo cũng băn khoăn, trăn trở!
Theo Thông tư 30, Hiệu trưởng sẽ quyết định tỷ lệ học sinh được khen toàn diện ở trường mình. Căn cứ vào tỷ lệ này, tập thể lớp sẽ bình chọn với 3 tiêu chí: Về học tập, năng lực và phẩm chất. Giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của cả lớp rồi quyết định khen thưởng học sinh toàn diện.
Số còn lại, ở một số trường, sẽ xem xét, học sinh nào tích cực về mặt học tập, có thể có 4-5 điểm 9, điểm 10 thì biểu dương về tinh thần học tập, còn em nào có ý thức tốt thì tuyên dương về năng lực phẩm chất.
“Có nghĩa là em nào cũng được tuyên dương nhưng có điều, trong số để chọn tiêu biểu (học sinh xuất sắc trước đây), thì do hiệu trưởng từng trường qui định tỷ lệ sau đó tập thể lớp bình chọn” – cô giáo N.T.B ở quận Hoàn Kiếm nói về cách đánh giá học sinh ở trường mình.
Tuy nhiên, vì cách hiểu và áp dụng Thông tư 30 ở mỗi trường một khác nên mới có chuyện, ở trường này thì siết chặt, ít cháu được khen; nhưng lại có trường cháu nào cũng được khen: Cháu được khen toàn diện, cháu khen về hoạt động phong trào, cháu thì được khen về mặt học tập… Chính điều này gây nên những thắc mắc như của chị Quỳnh và cháu bé ở một trường tiểu học ở trên.
Nói về hình thức bình chọn, cô giáo V.M.Ng. (giáo viên một trường Tiểu học ở quận Đống Đa) cho rằng, việc để cho các học sinh bình chọn những bạn xuất sắc cũng mang tính cảm tính. Các con thích bạn nào thì bầu cho bạn ấy chứ ít khi căn cứ vào năng lực thực sự của bạn.
Cũng theo cô giáo V.M.Ng, việc khống chế phần trăm khen thưởng khiến nhiều học sinh thiệt thòi. “Chúng tôi cũng bức xúc nhưng không biết làm thế nào, vì trong lớp số em được khen toàn diện có thể cao hơn rất nhiều mức khống chế của Hiệu trưởng”.
Ở một tỉnh miền núi có chính sách khuyến học khá tốt, cô giáo N.T.Th cho biết: “Các em học sinh lớp 5 năm nay ra trường còn bức xúc hơn nữa. Các em đã là học sinh xuất sắc 4 rồi, năm nay không được xuất sắc thì mất nhiều quyền lợi khác mà không biết phải làm thế nào.
Trước mắt, các em không được nhận khoản tiền khuyến học 5 năm đạt danh hiệu học sinh xuất sắc là 1 triệu đồng và còn chưa biết khi xét tuyển vào lớp 6 các cháu có còn thiệt thòi gì khác không. Bởi thực tế, các cháu có thể còn điểm này, điểm khác hạn chế nhưng lực học lại tốt. Trước đây, các cháu có điểm lọt vào thang điểm 9-10 là học sinh xuất sắc, giờ với cách đánh giá mới, các cháu lại không đạt”.
Với cách đánh giá mới này, nhiều giáo viên tiểu học cho biết họ có nhiều bức bối, phải cân nhắc nhiều yếu tố. Đơn cử như việc, đáng lẽ số lượng các cháu được khen thưởng trong tiêu chí xuất sắc phải cao hơn nhưng chỉ tiêu lại khống chế ở một mức nên phải lựa chọn, gây căng thẳng cho giáo viên.
Nhiều em ở có thành tích học tập giống bạn nhưng lại không được khen thưởng gì cả… Các cháu học tốt, nhiều năm là học sinh xuất sắc giờ bỗng dưng không lọt vào trong top những em được khen thưởng cũng buồn rầu, phụ huynh ức chế./.
Theo Vov.vn
Bộ trưởng Vinh: Tôi "choáng váng" với nhu cầu vốn từ các Bộ, địa phương
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cảnh báo: các lãnh đạo địa phương hoàn toàn có thể bị khởi tố nếu duyệt chi ứng vốn ngân sách tràn lan cũng như giấu giếm nợ. Đồng thời cho biết, trần nợ công có thể bị phá vỡ năm 2016 và phải sửa Luật để nới trần.
Ảnh: MPI
Tại Hội nghị hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 tổ chức ngày 2/2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Bùi Quang Vinh hầu như không giấu được sự sửng sốt và "choáng váng" khi thông báo về nhu cầu vốn khổng lồ mà các bộ ngành và địa phương trình lên để ông ký duyệt.
Bộ trưởng Vinh cho biết, chỉ đơn cử Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trong năm 2014 đã đề nghị Bộ KHĐT dành riêng phần hỗ trợ đối ứng vốn cho các dự án ODA lên tới 20.000 tỷ đồng tối thiểu từ ngân sách Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, vì vốn ngân sách giới hạn nên Bộ KHĐT chỉ bố trí được 2.000 tỷ đồng, còn lại đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội phát hành Trái phiếu Chính phủ để bù đắp.
Trong thời gian 5 năm, Bộ GTVT có nhu cầu đối ứng vốn 71.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể các Bộ ngành khác, có những bộ có nhu cầu lớn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục, Y tế... "Qua đó mới thấy được áp lực lên ngân sách là vô cùng lớn!" - người đứng đầu Bộ KHĐT nói.
Ông cho biết, thông qua Luật đầu tư công, lần này Quốc hội muốn "chặn đứng" tình trạng "dựa dẫm" hoàn toàn vào vốn NSNN và thay đổi quan điểm trong huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, điều này là một bước chuyển đổi rất "đau", rất khó và cần quyết tâm rất lớn - Bộ trưởng Vinh đánh giá.
Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành địa phương phải dùng vốn nhà nước làm "mồi" đối ứng cho PPP (đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư). Bộ trưởng Vinh cho biết thêm, Nghị định về PPP sẽ ra đời trước Tết này. Theo đó, nếu một dự án cần 9-10 đồng thì nhà nước chỉ cần bỏ ra 1 đồng!
"Choáng váng với nhu cầu vốn đầu tư!"
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng lưu ý đến việc sử dụng vốn ODA. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Vinh lưu ý, các Bộ ngành địa phương nếu muốn triển khai dự án sử dụng vốn ODA từ 2016 trở đi thì phải làm kế hoạch, danh mục từ địa phương đến Trung ương, chuyển cho Bộ KHĐT và trình Chính phủ phê duyệt.
"Nếu không làm trung hạn thì tôi có ký duyệt cũng không thể nào biết được năm sau mình có bao nhiêu tiền! Không nắm được mình có bao nhiêu thế thì làm sao mà làm kế hoạch đầu tư, làm sao có hiệu quả được! Công trình kéo dài hàng 5-7 năm mà cứ làm năm nào ăn năm đó thì chỉ có Việt Nam mình mới làm như vậy!" - Bộ trưởng Vinh trăn trở.
Ngân sách đã "cạn" tiền cho đầu tư mới
Ngoài ra, trong quy hoạch vốn của các địa phương phải ưu tiên cho việc trả nợ vay. Nói với đại diện các bộ ngành, địa phương có mặt tại hội nghị, Bộ trưởng Vinh cảnh báo: "Lần này các địa phương cần phải báo cáo số đúng, số nợ thật lên Chính phủ và Quốc hội, không được giấu! Nếu đến thời hạn trả nợ mới mà vẫn còn đưa nợ cũ vào, báo lên Quốc hội là vi phạm pháp luật, công an có quyền gọi các đồng chí".
Bộ trưởng Vinh cũng cho biết, Chỉ thị mới của Thủ tướng sẽ dành vốn ngân sách ưu tiên cho các công trình dở dang. Và như vậy ngân sách sẽ không đủ cho bố trí nhưng công trình mời? "Thế nên đừng lo đầu tư với không đầu tư, vì tiền còn đâu mà đầu tư!".
Bộ trưởng Vinh cũng cảnh báo các tỉnh về việc duyệt ứng tiền cho doanh nghiệp làm công trình một cách tràn lan. Nếu như Sở KHĐT mà cứ tham mưu làm như cách cũ thì sẽ bị khởi tố! "Đừng đưa dự án lên trình duyệt quá nhiều. Vừa rồi tôi tiếp nhận sơ bộ mà cảm thấy choáng váng!". Theo Bộ trưởng, có những Bộ trình duyệt dự án với nhu cầu vốn gấp 20-30 lần so với khả năng, các địa phương ít nhất cũng 10 lần, mà đó mới chỉ là số kế hoạch chứ chưa phải số thực hiện (con số thực hiện còn lớn hơn số kế hoạch nhiều lần).
Do vậy, theo lãnh đạo Bộ KHĐT, khi khi Chính phủ và Bộ KHĐT đã thông báo về khả năng tài chính và nguồn ngân sách về với từng địa phương thì các địa phương phải căn cứ vào tiềm lực tài chính đó để đề ra những chương trình mục tiêu sát sườn, chọn lọc dự án tốt mới trình lên phê duyệt. Có như vậy mới hoàn thành được mục tiêu năm và mục tiêu từng giai đoạn cụ thể.
Tính đến nới trần nợ công
Liên quan đến trái phiếu Chính phủ (TTCP), Bộ trưởng cho hay, về nguyên tắc Quốc hội không cho phép phát hành TPCP của giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, một thực tế là NSNN hiện còn rất khiên tốn, trong khi nguồn vốn cho đầu tư phát triển lại chủ yếu từ nguồn TPCP và ODA. Vì vậy, Quốc hội đã đồng ý bổ sung 170.000 tỉ đồng vốn TPCP cho giai đoạn 2014-2016. Nếu các công trình đến hết giai đoạn 2016 vẫn chưa hoàn thành thì các ngành và địa phương phải báo cáo Chính phủ ngay trong đợt này (có bao nhiêu dự án chuyển tiếp) để tính tiếp.
Theo lãnh đạo Bộ KHĐT, để có vốn cho giai đoạn 2016-2020, có thể Chính phủ sẽ phải tính đến phương án xem xét lại Luật Nợ công. Luật quy định trần nợ công của Việt Nam không quá 65% GDP, nhưng theo tính toán của Bộ Tài chính thì đến 2015 nợ công đã chiếm 64% GDP và đến 2016 sẽ đạt ngưỡng trần là 64,9% GDP. Còn số 64,9% GDP theo Bộ trưởng Vinh nhìn nhận "có thể là con số đã cắt gọt đi chứ thực tế là có thể đã 67% GDP rồi!".
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ KHĐT thì quy mô GDP đang ngày càng tăng, tăng trưởng đang phục hồi trở lại. Thêm vào đó, quan trọng không phải là con số 65% GDP hay 70% GDP. Có những quốc gia như Nhật Bản đang nợ hơn 100% GDP; lại có nước tới 200% GDP. Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng trả nợ chứ không phải là vấn đề vay bao nhiêu.
"Vay nhiều nhưng trả được thì không vấn đề gì, chỉ vay 10 triệu mà không trả được thì sẽ là vấn đề lớn. Do đó, nếu tăng được tính hiệu quả trong sử dụng nợ vay thì có thể nâng trần nợ công lên, và từ đó có thể phát hành được TPCP" - ông Vinh phân tích.
Bích Diệp
Theo Dantri
"Tôi rất xót xa và đau lòng..." Tôi là một giáo viên dạy kỹ năng mềm và cũng là chuyên viên tâm lý. Tôi rất xót xa và đau lòng mỗi khi phải đọc những bài viết về sự xuống cấp, suy đồi đạo đức của con người mà đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Khi nhìn nhận một vấn đề, trước hơn hết chúng ta phải nhìn...