“Thông tư 20 giống như giấy khai tử của chúng tôi”
Đó là một phần ý kiến của rất nhiều doanh nghiệp thương mại nhập khẩu ô tô muốn kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công thương. Lý do là những loại giấy tờ theo quy định tại Thông tư này được các doanh nghiệp xem là “bất khả thi”.
Trong buổi gặp mặt ngày 24/5, khá nhiều doanh nghiệp tỏ thái độ bức xúc với sự ra đời đột ngột của Thông tư 20/2011 TT-BCT. Họ cho rằng với mục đích chính của thông tư là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế nhập siêu, vậy tại sao lại có sự phân biệt đối xử giữa các nhà nhập khẩu (chính thức và không chính thức – PV), trong khi nếu xét về số ngoại tệ mà họ sử dụng để nhập xe từ nước ngoài chưa chắc đã bằng số ngoại tệ các liên doanh lắp ráp ô tô trong nước sử dụng để nhập khẩu linh kiện về lắp ráp trong nước.
Tâm trạng của đại diện các doanh nghiệp trong buổi gặp mặt
Trong bản kiến nghị, các doanh nghiệp khẳng định rằng họ không thể có được Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng tại Việt Nam, bởi các hãng xe thông dụng và được ưa chuộng nhất trên thị trường đều đã có liên doanh hoặc đại lí nhập khẩu chính thức tại Việt Nam.
Ngoài ra, để có được Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp theo lộ trình của Thông tư 20 (ban hành ngày 12/5/2011 và có hiệu lực từ ngày 26/6/2011), thì doanh nghiệp chỉ có 45 ngày để chuẩn bị cho việc tìm hiểu và xin bổ sung các giấy phép liên quan, tìm kiếm và thuê thêm nhà xưởng, đặt hàng mua máy móc thiết bị từ nước ngoài và vận chuyển bằng tàu biển về Việt Nam, tuyển dụng mới và đào tạo nhân công…
Video đang HOT
Đại diện các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu ô tô cũng lập luận rằng, Thông tư 20/2011 của Bộ Công thương đưa ra yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp, nhưng đến nay họ cũng chưa biết tiêu chuẩn để có Giấy chứng nhận đó là gì. Theo những thông tin mới nhất, cho tới nay các quy chuẩn, tiêu chí, cách thức cũng như thời gian để được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện mới chỉ ở dạng dự thảo. Do đó, theo các doanh nghiệp, một văn bản pháp lý dựa trên những cơ sở, điều kiện chưa được hình thành thì liệu có hiệu lực để thi hành không?
Các doanh nghiệp cho rằng, các giấy tờ phải bổ sung theo quy định tại Thông tư 20 thực sự là một việc “thách đố” và họ khẳng định rằng việc này đồng nghĩa với hơn 2.000 doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đóng cửa hoặc phá sản, kèm theo đó hàng chục nghìn lao động tại các doanh nghiệp này sẽ mất việc làm, tạo nên gánh nặng lớn cho xã hội.
Nhiều doanh nghiệp thương mại nhập khẩu ô tô đã đóng dấu xác nhận ý kiến vào bản kiến nghị
Hiện tại, các doanh nghiệp thương mại kinh doanh nhập khẩu ô tô kiến nghị đưa ra một lối thoát hợp lí cho các lô hàng họ đã kí với các đối tác nước ngoài trước ngày 12/5/2011 – ngày Bộ Công thương ký ban hành Thông tư 20, nhưng thời gian nhận hàng tại Việt Nam lại sau ngày 26/6/2011 – thời điểm Thông tư 20 có hiệu lực thi hành. Các doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lí có cơ chế phù hợp để giảm thiểu rủi ro, tránh đẩy các doanh nghiệp này vào nguy cơ phá sản.
Theo Dân Trí
Nhập khẩu ô tô tăng, xe máy giảm mạnh
Đều đặn một tháng tăng rồi tới một tháng giảm, sau khi giảm nhẹ trong tháng 10, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong tháng 11 vừa qua tăng 19,6% về số lượng và 16,4% về giá trị.
BYD F0 - Tân binh trên thị trường xe nhập
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam trong tháng 11 tăng 19,6% so với tháng 10 lên 5.499 chiếc, kim ngạch tăng 16,4% lên 92,7 triệu USD.
Tuy nhiên, cộng dồn 11 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào nước ta đạt 46.940 chiếc, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương giá trị gần 856,4 triệu USD, giảm 20,5%.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô vào Việt Nam tăng 11% trong tháng 11, nâng tổng nhập khẩu 11 tháng đầu năm lên gần 1,74 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ hoạt động lắp ráp và sửa chữa, thay thế.
Việc lượng ô tô nguyên chiếc nhập về trong tháng tăng khá cao là điều dễ hiểu vì hiện đang là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm trên thị trường ô tô, xe máy. Tuy nhiên, sự biến động mạnh của tỷ giá USD trên thị trường tự do trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ đến quyết định của cả phía doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng, nên lượng xe nhập về trong dịp này không tăng mạnh như mọi năm.
Về tình hình nhập khẩu xe máy nguyên chiếc, tiếp tục đà giảm của tháng 10, lượng xe máy nhập về Việt Nam trong tháng 11 chỉ ở mức 5.755 chiếc, tương đương kim ngạch 7,1 triệu USD, giảm 44% về số lượng và 37,9% về giá trị.
Lũy kế 11 tháng, nhập khẩu xe máy nguyên chiếc giảm 15,3% xuống còn 88.381 chiếc, tương đương giá trị gần 111.9 triệu USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy vào Việt Nam trong tháng 11 tăng 15,1%, đưa tổng kim ngạch 11 tháng tăng 29,9% lên hơn 702 triệu USD.
Nhật Minh
Theo Dân Trí
Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô lao đao Th 20/2011 của B Cng thng c uim ln giúp ngi tiêu dùngc sử dụng những sn phẩm t cc rõ rng, cũng nng cao trách nhiệm củ phi vi sn phẩm bán ra. Tuy nhiên, cũng cònt simáng bn... Khng th phủn mặt tích cựa hai ni dung chí 20/2011 TT-BCT. Theo, các cng tyu t tạit Nam phi cy phép ủa...