Thông tư 02 liên quan “bèo, chuối” sẽ được điều chỉnh đối tượng áp dụng
Trao đổi với Dân Việt về buổi làm việc sáng qua 19/3 với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), ông Nguyễn Xuân Dương- Q.Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết:
Về cơ bản, Cục Kiểm tra VBQPPL thống nhất nội dung và cho rằng việc ban hành Thông tư 02 về Ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam là đúng quy định, song có yêu cầu đính chính nội dung về: Đối tượng áp dụng.
Theo đó, quy định này sẽ không bao gồm thức ăn chăn nuôi theo tập quán, nguyên liệu đơn mà người chăn nuôi tự sản xuất, sử dụng trong nội bộ các nông hộ chăn nuôi. Quy định này chỉ áp dụng đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông tư 02 sẽ không bao gồm thức ăn chăn nuôi theo tập quán, nguyên liệu đơn mà người chăn nuôi tự sản xuất, sử dụng trong nội bộ các nông hộ chăn nuôi. Quy định này chỉ áp dụng đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: IT
Theo lý giải của ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thông tư 02 có hiệu lực từ ngày 11/02/2019 để phù hợp với quy định tại Nghị định 100, Nghị định 123 tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn.
“Nếu không ban hành kịp thời thông tư này, đối tượng bị ảnh hưởng là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, bởi nếu không có thông tư này, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi không thể sản xuất kinh doanh các sản phẩm thức ăn có những nguyên liệu tập quán này. Mà thực tế hầu hết các nguyên liệu trong danh mục trên (ngô, lúa mì, đậu tương, sắn) đều được doanh nghiệp sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Còn các hộ sản xuất nhỏ lẻ không bị ảnh hưởng gì, bởi họ vẫn sử dụng các sản phẩm thức ăn như thường lệ thôi, họ không bị quản lý giám sát. Còn các doanh nghiệp, phải có Thông tư này họ mới có thể sản xuất kinh doanh lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có những nguyên liệu trên.
Trước đó dư luận đã có nhiều phản ứng khi Thông tư 02 ra đời, trong danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam theo Thông tư 02 gồm 18 loại gồm: ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, hạt các loại, thức ăn thô (cỏ khô, cỏ tươi các loại, rơm, vỏ trấu các loại), phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt cốc, mía, củ các loại (khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ), các loại bã, thức ăn có nguồn gốc từ thuỷ sản, thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn, sữa và sản phẩm từ sữa, dầu cá, dầu – mỡ.
Như vậy, Thông tư này khiến người dân hiểu rằng, những loại thức ăn chăn nuôi nằm ngoài danh mục trên sẽ bị cấm sử dụng lưu hành tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc, một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi thông dụng, vốn được sử dụng phổ biến ở các vùng quê bao đời nay để tiết kiệm chi phí như: bèo tây, thân cây chuối, các loại rau (rau muống, rau lang, su hào, cà rốt)… nay sẽ không được phép lưu hành.
Video đang HOT
Sau phản ứng của dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp cho rằng, Thông tư 02 của Bộ NN&PTNT Ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam cần phải xem xét thêm về tính hợp pháp.
Để làm rõ thêm những ý kiến phản biện của dư luận xã hội về nội dung của Thông tư 02, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Hà Công Tuấn, ngay sáng 13/3/2019 Cục Chăn nuôi đã chủ trì cuộc họp với Hiệp hội TACN Việt Nam do ông Lê Bá Lịch chủ tịch đại diện; Hội Chăn nuôi VN do ông Đoàn Xuân Trúc PCT đại diện và đại diện một số doanh nghiệp, HTX chăn nuôi tham dự.
Theo ông Dương, những thức ăn chăn nuôi theo tập quán mà người chăn nuôi tự sản xuất, sử dụng từ lâu nay mặc nhiên là người chăn nuôi được quyền sử dụng, vì luật pháp không yêu cầu quản lý và số lượng loại này rất nhiều, rất đa dạng, rất khác nhau ở các địa phương không thể liệt kê hết được; tuy nhiên kiến nghị Bộ nên có những quy định kỹ thuật yều cầu tối thiểu về một số chỉ tiêu an toàn đối với từng nhóm của các loại thức ăn tự sử dụng này, ví dụ như: thối rữa, mốc, mối, mọt…
Cục Chăn nuôi kiến nghị Bộ thường xuyên cập nhật bổ sung những sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán, nguyên liệu đơn có thể sử dụng làm nguyên liệu trong kinh doanh TACN nhằm hạn chế nhập khẩu và nâng cao hiệu quả sử các loại nguyên liệu này.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 14/9: Tiếp đà tăng cao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói gì về dịch tả heo?
Cập nhật giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay 14/9, theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn hơi vẫn đang có xu hướng tăng cao ở cả ba miền, mặt bằng chung hiện đã đạt 51.000 - 54.000 đồng/kg. So với tháng trước, tính ra có nơi giá heo hơi tăng tới 3.000 đồng/kg nên người chăn nuôi rất phấn khởi. Trong khi đó, cũng không ít người bày tỏ sự bất an khi dịch tả heo châu Phi đang lan rộng tại Trung Quốc, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã chỉ ra điểm mấu chốt quan trọng để dịch tả lợn châu Phi từ Trung Quốc và các nước có dịch không thể lây lan sang Việt Nam.
Dịch tả lợn châu Phi đã lan sang Trung Quốc, nước láng giềng của chúng ta, nước này đã phát hiện các ổ dịch ở nhiều tỉnh thành. Vậy Cục Chăn nuôi có lo lắng dịch bệnh này sẽ lan sang Việt Nam, thưa ông?
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã chỉ ra điểm mấu chốt quan trọng để dịch tả lợn châu Phi từ Trung Quốc và các nước có dịch không thể lan sang Việt Nam. Ảnh: IT
Dịch tả lợn châu Phi là dịch bệnh rất nguy hiểm chưa có vắc xin phòng chống, nếu dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi. Bởi vì ngành chăn nuôi lợn nước ta sau hơn 1 năm bão giá đã gặp rất nhiều khó khăn về thị trường.
Chúng ta mới hồi phục trở lại được một thời gian ngắn, trong khi đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất (70%) của ngành chăn nuôi. Hạ tầng đầu tư cho ngành chủ yếu tập trung cho chăn nuôi lợn, gồm công nghiệp chuồng trại, công nghiệp thức ăn chăn nuôi, công nghiệp thuốc thú y, công nghiệp giết mổ, chế biến, cả hệ thống ngân hàng cũng đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn. Nếu để xảy ra dịch tả lợn châu Phi thì hậu quả khôn lường. Do đó, chúng ta cần coi trọng vấn đề phòng sớm, phòng từ xa, ngăn chặn từ xa.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, nếu để xảy ra dịch tả lợn châu Phi thì hậu quả khôn lường, nên chúng ta rất cần coi trọng vấn đề phòng sớm, phòng từ xa, ngăn chặn từ xa. Ảnh: IT
Việc phòng chống không chỉ diễn ra ở ngành thú y, chăn nuôi, vấn đề này phải toàn xã hội vào cuộc, chúng ta mới phòng chống được. Bởi nguy cơ nhiễm dịch bệnh này rất cao, phạm vi ảnh hưởng, mối nguy đưa mầm bệnh vào Việt Nam đi rất nhiều con đường khác nhau, có thể đến từ lợn sang lợn, từ các loại sản phẩm của lợn sau chế biến đều có thể phát tán dịch bệnh vào Việt Nam. Vậy nên chúng ta không chỉ tập trung chú ý ở riêng ngành nông nghiệp.
Vì mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, chúng ta chưa có vắc xin và tỷ lệ động lực của vi rút rất cao, tỷ lệ chết của đàn lợn khi đã nhiễm là 100%, mà khi đã nhiễm cơ bản chỉ có tiêu hủy. Việc tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả cũng không hề đơn giản mà rất tốn kém. Đây là vấn đề rất lớn và quan trọng, chúng ta phải nhìn nhận nó ở tầm xã hội, tầm Chính phủ và các bộ ngành khác liên quan.
Chính vì vậy Chính phủ đã có công điện khẩn gửi tất cả các bộ ngành liên quan trong đó có vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam để thấy rằng mọi người dân đều có trách nhiệm phòng chống để giảm thiểu nguy cơ.
Vì mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, chúng ta chưa có vắc xin và tỷ lệ động lực của vi rút rất cao, tỷ lệ chết của đàn lợn khi đã nhiễm là 100%, mà khi đã nhiễm cơ bản chỉ có tiêu hủy. Việc tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả không hề đơn giản, rất tốn kém. Ảnh: IT
Ông có nói đến việc phòng sớm, phòng từ xa dịch bệnh này, vậy cụ thể phương án phòng chống này như thế nào thưa ông?
Phòng từ xa có nghĩa là phòng sớm ngay từ bây giờ, ngăn ngừa không cho dịch bệnh lan vào Việt Nam. Các trại chăn nuôi phải tiến hành cấm trại, thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học cho các trại chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, đặc biệt các trại lớn, những cơ sở sản xuất con giống.
Chúng ta không thể chủ quan, phải triển khai ngay các biện pháp như tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát các nguồn có nguy cơ đưa dịch bệnh vào. Chúng ta phải phòng sớm như thế.
Còn phòng xa có nghĩa phòng từ các tỉnh biên giới, phòng từ con đường xuất nhập khẩu. Các chương trình có nguy cơ phát tán dịch bệnh vào là phải kiểm tra chặt chẽ. Thậm chí cần phải kiểm soát cả các con đường tưởng chừng ít nguy cơ như du lịch...
Chúng ta không thể chủ quan, phải triển khai ngay các biện pháp như tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát các nguồn có nguy cơ đưa dịch bệnh vào. Ảnh: IT
Cục Chăn nuôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi lớn nhỏ phải chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng các quy trình chăn nuôi thực hành tốt đó là VietGAP, GlobGAP để quản trị toàn bộ các cơ sở chăn nuôi để con vật mạnh khỏe miễn dịch với tất cả các dịch bệnh. Người chăn nuôi thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đúng quy trình, đảm bảo cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học.
Chúng ta tuyệt đối không được lơ là chủ quan, tuân thủ đúng các quy tình chăn nuôi an toàn, nếu chúng ta làm tốt thì sẽ hạn chế tối thiểu nguy cơ dịch bệnh.
Điểm mấu chốt để ngăn chặn sự lây lan cả dịch tả lợn từ các nước khác, đặc biệt từ Trung Quốc sang nước ta là gì thưa ông?
Đó là kiểm soát các nguồn có thể mang mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Đó là các sản phẩm động vật có nguồn gốc từ lợn, từ thịt lợn và các sản phẩm từ con lợn, đặc biệt ở 17 nước đã có dịch bệnh, chúng ta không cho nhập các sản phẩm từ thịt lợn của các nước này.
Các cơ quan quản lý nhà nước đều phải có trách nhiệm kiểm tra. Bộ Giao thông vận tải xem xét hệ thống các thiết bị vận chuyển đường bộ, máy bay, tàu thủy trách trường hợp vận chuyển mầm bệnh vào Việt Nam. Khách du lịch từ các nước có dịch bệnh không mang các sản phẩm chế biến từ thịt lợn như dăm bông, xúc xích, lạp xưởng... đem vào Việt Nam.
Ngoài ra chúng ta phải tích cực tuyên truyền để mọi người nắm được thông tin, có ý thức phòng trách dịch bệnh này, tuyệt đối không lơ là chủ quan, cũng không hoang mang, hoảng loạn. Nếu làm tốt các biện pháp phòng chống như tôi đã nói ở trên, chúng ta sẽ an toàn.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 29/8: Giá lợn hơi ổn định, dự báo cuối năm ra sao? Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá heo hơi hôm nay 29/8 đang ở mức bình quân từ 49.000 - 52.000 đồng/kg, giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với đầu tháng 8. Mặc dù vậy, mức giá này vẫn đang rất có lợi cho người chăn nuôi, sau khi trừ chi phí bà con có thể thu lãi trên dưới 1...