Thông tin vừa cũ vừa thiếu, ngành mía đường bị ngộ nhận về năng lực
Theo thông tin chính thức của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tổng diện tích trồng mía của Việt Nam hiện nay chỉ còn chưa tới 200.000 ha, niên vụ tới (2019-2020) có lẽ chỉ còn khoảng 150.000 ha.
Tuy nhiên, báo cáo trước Quốc Hội, nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp vẫn dùng những số liệu rất cũ khi nhận định diện tích mía vẫn còn khoảng 240.000 – 260.000 ha.
Nông dân canh tác mía đường (Ảnh: IT)
Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trên thị trường thế giới sau hai vụ liên tục thừa cung, dự báo niên vụ 2019-2020 sẽ chấm dứt tình trạng thừa cung và chuyển sang tình trạng thâm hụt (dự kiến thâm hụt từ 4-5 triệu tấn).
Về giá đường, vụ 2018-2019 đã xuất hiện giá đáy khoảng 10 UScents/lb (tháng 9/2018), và hiện nay vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 12 UScents / lb (hiện tại là 12.36 UScents /lb). Mức giá này thấp hơn giá thành sản xuất ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bởi Braxin là nước có giá thành sản xuất thấp nhất cũng lên tới 16 UScents / lb.
Nguyên nhân khiến giá đường giảm mạnh trong những niên vụ gần đây là do sự can thiệp bảo hộ của các nước, cộng với gian lận thương mại, trong đó năm 2018 được đánh giá là năm trợ giá của ngành đường. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều vụ kiện thương mại mà các quốc gia sản xuất đường kiện lên WTO, đáng chú ý là các quốc gia đứng đơn kiện đều là các quốc gia hàng đầu về ngành đường.
Video đang HOT
Đáng tiếc là trong một thời gian rất dài, các thông tin về bản chất biến dạng đến mức gian lận thương mại của thị trường đường thế giới, đặc biệt là gian lận thương mại đến mức méo mó của thị trường đường Thái Lan không được Hiệp hội Mía đường Việt Nam với tư cách là hiệp hội ngành nghề kịp thời nhận diện và thông tin đến các đơn vị hữu quan và dư luận.
“Sự thiếu sót thông tin này khiến cho toàn bộ xã hội cũng như cơ quan quản lý Nhà nước ngộ nhận năng lực cạnh tranh của ngành đường và nông dân trồng mía Việt Nam quá thấp so với thế giới, quá thấp so với Thái Lan và chỉ ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước”, ông Lộc nhận xét.
Hội nghị tổng kết niên vụ 2018-2019 của ngành mía đường Việt Nam (Ảnh: Quốc Hải)
Theo ông Lộc, những ngộ nhận trên đã gây ra những hậu quả và bất lợi cho sự phát triển của ngành đường Việt Nam.
Còn theo chia sẻ của ông Cao Anh Đương, quyền Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), ngành mía đường Việt Nam hiện nay rất thảm. Chẳng hạn, diện tích mía của Việt Nam chưa tới 200.000 ha, đó là của niên vụ trước. Còn vụ 2019-2020 này thì diện tích còn xuống nữa, dự kiến chỉ còn hơn 150.000 ha một tý.
“Con số này không biết đã đến tai các lãnh đạo chưa, chứ tôi thấy các lãnh đạo mấy bữa nay đăng đàn, dùng con số rất cũ khi nói diện tích mía còn 260.000 ha. Bây giờ làm gì còn, con số ngoài thực tế thậm chí còn thảm hơn so với thống kê của chúng tôi, năng suất cũng không ước lượng được, chúng tôi chỉ lấy con số xêm xêm niên vụ trước thôi, dựa trên báo cáo không đầy đủ của các đơn vị. Vì lý do nhiều đơn vị cũng không gửi thông tin cho hiệp hội, nên phải lấy từ nhiều nguồn thông tin khác nhau nên có thể cũng chưa chính xác. Số liệu này cũng là số liệu lần đầu tiên chúng tôi công bố ra ngoài về tình trạng ngành mía đường hiện nay”, ông Đương nói.
Theo ông Đương: “Tôi cũng không biết bên Cục Trồng trọt hay Bộ NNPTNT còn con số nào khác hay không vì theo con đường các Sở Nông nghiệp báo cáo lên, nhưng tôi nghĩ con số này là chính xác, vì trước khi kết thúc niên vụ 2018-2019, chúng tôi đã đi nhiều và thấy giảm rất nhiều. Các đơn vị khác đánh giá diện tích còn 240.000 ha nhưng tôi cho rằng không có đâu chỉ còn chưa tới 200.000 ha”.
Theo Danviet
Con dốc "hiểm" khiến tài xế tự gây tai nạn lật xe
Chỉ trong 1 tháng, tại dốc Gai (xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) xảy ra tới 3 vụ lật xe, làm 1 người người chết, hư hỏng nhiều phương tiện.
Đoạn vị trí Km 87 300 nơi liên tiếp xảy ra các vụ lật xe
Thống kê của Công an huyện Quỳ Hợp cho thấy: Trong năm 2019, tại đoạn dốc Gai đã xảy ra 4 vụ TNGT. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tháng 10/2019, ở đây xảy ra liên tiếp 3 vụ lật xe tải. Vụ gần nhất xảy ra vào vào hồi 14h ngày 23/10. Lúc này, xe tải BKS 38C - 070.82 chở đầy đá dăm đi từ hướng thị xã Thái Hòa về Quỳ Hợp.
Khi đi đến Km87 300 cuối dốc Gai thì chiếc xe đâm thẳng vào tường hộ lan rồi lật nghiêng, tài xế tử vong trong cabin bẹp dúm. Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các vụ TNGT xảy ra ở đây đều là tai nạn tự gây. Trong đó, lỗi một phần thuộc về lái xe không làm chủ tốc độ xuống dốc, phần còn lại do không quen đường để xe bị mất lái dẫn đến tai nạn.
Theo ghi nhận của PV, tuyến QL48D là đường nhỏ hẹp, bề rộng mặt đường chỉ có 5m. Đường đi qua nhiều khu vực đồi núi của huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ. Trên tuyến đường có nhiều vị trí đường cong cua dốc nguy hiểm. Tuy là quốc lộ nhưng hiện tuyến đường chưa có hệ thống vạch sơn kẻ đường, nhiều đoạn có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Riêng đoạn đường dài khoảng 800m qua dốc Gai, chất lượng mặt đường còn tương đối tốt. Tại các vị trí cua dốc, đơn vị quản lý đường bộ đã cho đặt hệ thống hộ lan cứng bằng các ụ bê tông xi măng để phòng ngừa xe mất lái lao xuống vực.
Ngay tại đoạn cua xóm Món, nơi mới xảy ra vụ lật xe chết người cũng có hệ thống hộ lan cứng. Tại vị trí xảy ra tai nạn, 3 tấm hộ lan cứng bị đâm đổ, đơn vị quản lý tuyến phải đặt cảnh báo tạm bằng các cọc tiêu phản quan, dây phân làn.
Ông Hồ Bá Thái, Giám đốc Ban QLDA Vốn sự nghiệp kinh tế giao thông Nghệ An (cơ quan được ủy quyền quản lý tuyến QL48D) thừa nhận: QL48D tuy đã được Bộ GTVT nâng cấp từ tỉnh lộ lên quốc lộ nhưng vì vướng thông tư của Bộ Tài chính nên đến nay vẫn chưa được bố trí vốn. Các hạng mục cần thiết của tuyến như: Vạch sơn, hộ lan... cũng đã được Ban lập dự án và phê duyệt dự án, nhưng cái khó ở đây vẫn là nguồn vốn, không có tiền thì không thể làm gì được.
Riêng về vị trí dốc Gai, ông Thái cho biết, sẽ chỉ đạo đơn vị quản lý tuyến là Công ty CP 496 đi kiểm tra tuyến, xác định hiện trạng. Trong trường hợp xảy ra nhiều vụ TNGT có liên quan đến yếu tố hạ tầng thì sẽ lập hồ sơ điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT để trình Tổng cục Đường bộ VN bố trí vốn khắc phục.
Trung tá Lê Minh Hưng, Đội phó Đội CSGT Công an huyện Quỳ Hợp cho biết: "Trước mắt, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuần tra phòng ngừa, kết hợp với tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật cho người dân, cũng như cảnh báo nguy hiểm cho các lái xe trước khi đi vào đường quanh co, đèo dốc. Sau đó, sẽ đề xuất bằng văn bản với đơn vị quản lý đường bộ và cơ quan quản lý nhà nước sớm có biện pháp như: Cắm biển cảnh báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn, biển hạn chế tốc độ... từng bước hóa giải các nguy cơ tiềm ẩn về TNGT tại đây".
Văn Thanh
Theo GTVT
3.000 tấn đường lậu đe dọa ngành mía đường Những thách thức từ gian lận thương mại, buôn lậu, việc thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ đầu năm 2020 đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành mía đường. Nhiều doanh nghiệp đã phải hạ mục tiêu kinh doanh niên vụ 2019 - 2020. 2 năm nhập lậu 3.000 tấn đường Báo cáo tại hội...