Thông tin về sự cố phà HP- 2735 bị nước tràn gây ngập khoang mũi phà
Chiều 26/5, thông tin từ Công ty Cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng, vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 26/5, tại bến phà Đồng Bài (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) đã xảy ra sự cố phà HP-2735 bị nước tràn gây ngập khoang mũi phà.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, trên phà không có người và phương tiện.
Phà HP-2735 bị nước tràn gây ngập khoang mũi phà. Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN
Đến thời điểm này, phà đang được di chuyển ra khỏi khu vực bến để đưa về nơi khắc phục sự cố. Khi xảy ra sự cố, Công ty Cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng đã báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải và thông báo cho Cảng vụ hàng hải Hải Phòng; Bộ đội Biên phòng Cát Hải và các cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn về môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Công ty cũng khẩn trương rà soát, kiểm tra các phương tiện còn lại đảm bảo an toàn cho vận chuyển hành khách. Hiện tại việc vận chuyển hành khách ra đảo Cát Bà và ngược lại vẫn được duy trì đảm bảo. Đối với phà HP-2735 bị sự cố, Công ty Cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng đang tiến hành xác định nguyên nhân và xử lý sự cố để sớm đưa phương tiện vào hoạt động.
Trước đó, từ ngày 1/3/2024, chuyến phà đầu tiên của bến phà Đồng Bài chính thức đi vào hoạt động thay thế cho bến phà Gót. Với cơ sở vật chất hiện đại, năng lực vận chuyển cao hơn, việc đưa bến phà mới Đồng Bài đi vào hoạt động từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc tại bến phà Gót, nhất là vào dịp cao điểm, tạo thuận lợi cho người dân và khách du lịch khi đến với đảo Cát Bà.
Số liệu thống kê của Công ty Cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng cho thấy, hiện nay số lượng hành khách qua bến phà Gót – Cái Viềng trung bình khoảng 3.700 khách/ngày; lượng phương tiện qua phà trung bình khoảng 750 lượt/ngày.
Video đang HOT
Vào những ngày nghỉ cuối tuần và dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 lượng người và phương tiện tăng cao từ 1,5-2 lần. Trong những tháng cao điểm du lịch các phà thường xuyên hoạt động hết công suất dẫn đến quá tải và gây ùn tắc cục bộ.
Lái xe nguy hiểm để câu view, coi chừng bị xử lý hình sự
Các hành vi lái xe nguy hiểm, tốc độ cao, đua xe, lạng lách, đánh võng đều bị khởi tố, tạm giam nếu người vi phạm không nắm được quy định để tránh rủi ro.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, công an đã khởi tố nhiều vụ án, cũng như khởi tố các bị can về hành vi "gây rối trật tự công cộng" do lái xe, di chuyển trên đường không đúng theo quy định pháp luật.
Hình ảnh Ngọc Trinh không có bằng lái xe nhưng vẫn chạy xe với các động tác nguy hiểm. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Chẳng hạn, ngày 19.10, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng đối với Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh, 34 tuổi, quê Trà Vinh) về tội "gây rối trật tự công cộng"; Trần Xuân Đông (người dạy Ngọc Trinh lái mô tô) về tội "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và "gây rối trật tự công cộng".
Theo điều tra ban đầu, Công an TP.HCM cho biết, Trần Thị Ngọc Trinh chưa có bằng lái xe A2 nhưng vẫn cùng Trần Xuân Đông tổ chức, thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với các động tác nguy hiểm, phản cảm như nằm, quỳ gối trên yên xe, thả 2 tay để xe tự chạy..., lưu thông biểu diễn trên tuyến đường đã được sử dụng công cộng thuộc địa bàn P.Thủ Thiêm và P.Tăng Nhơn Phú B (TP.Thủ Đức, TP.HCM); gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Xét thấy hành vi trên gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại địa phương, UBND P.Thủ Thiêm và P.Tăng Nhơn Phú B đã có văn bản đề nghị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xem xét xử lý Trần Thị Ngọc Trinh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Công an TP.HCM, Ngọc Trinh đã cho tổ chức quay phim, biên tập lại rồi đăng các clip lên các tài khoản mạng xã hội có số lượng người theo dõi lớn, gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trên không gian mạng.
Tương tự, ngày 27.10, Công an H.Cát Hải (Hải Phòng) khởi tố, bắt tạm giam 2 người lái mô tô với tốc độ 299 km/giờ, đi xe bằng 1 bánh, gồm Nguyễn Văn Tuấn (29 tuổi, quê Mê Linh, Hà Nội), Đinh Văn Anh (26 tuổi, quê Phú Xuyên, Hà Nội) về hành vi "gây rối trật tự công cộng".
Nhóm "phượt thủ" của Tuấn chạy mô tô tới 299 km/giờ, bốc đầu trên đường ra đảo Cát Bà, Hải Phòng
Công an xác định ngày 9.9, nhóm của Tuấn đi phượt, trong đó Tuấn điều khiển xe Yamaha R1 YZF1000 trên đường Tân Vũ - Lạch Huyện và đường 356 (thuộc đảo Cát Bà) với tốc độ cao, thậm chí có lúc đạt tới 299 km/giờ. Đi cùng Tuấn còn có Anh điều khiển xe BMW S1000 với tốc độ cao, đi bằng 1 bánh. Trong quá trình di chuyển, Tuấn tự quay lại cảnh lái xe với tốc độ 299 km/giờ và ôm cua, bốc đầu. Sau đó, người này biên tập lại các video và đăng lên trang Facebook với hơn 17.000 lượt người theo dõi.
Ngoài ra, ngày 1.11, Cơ quan CSĐT Công an TX.Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã ra quyết định khởi tố 6 bị can để điều tra làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng. 6 bị can này tham gia đua xe vào các ngày 21 và 24.10, sau đó quay clip đăng tải lên mạng xã hội. Trước đó, ngày 21.10, nhóm này đến khu vực "cảng đèn" thuộc khu công nghiệp Cái Mép, tham gia đua xe, lạng lách, đánh võng, bốc đầu trên đường. Sau đó, một người trong nhóm quay lại clip và đăng trên tài khoản TikTok thu hút hàng ngàn lượt xem.
Vi phạm tiềm ẩn trên không gian mạng
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết điều 8 và điều 30 luật Giao thông đường bộ quy định một số hành vi nghiêm cấm đối với người lái xe thường mắc phải. Chẳng hạn: đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; lái xe khi chưa có bằng lái; giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe; lái xe chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu; đi xe dàn hàng ngang; buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh; đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Theo luật sư Tú, tùy lỗi vi phạm do vô ý hay cố ý; mức độ hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân như thế nào, thì cơ quan chức năng sẽ xem xét xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự người vi phạm.
Bên cạnh đó, luật sư Tú nêu, theo luật An ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng chính là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi trên không gian mạng gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, khi cơ quan chức năng phát hiện sai phạm sẽ kết hợp xem xét hành vi, mức độ nguy hiểm để xử lý ở tội danh tương ứng.
Luật sư Nguyễn Thị Tường Linh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay ranh giới giữa xử phạt hành chính và xử lý hình sự là rất mong manh. Nếu hành vi chỉ dừng lại ở mức độ có vi phạm, chưa gây nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức, hoặc chưa tạo dư luận xấu, trái chiều, đối tượng biết đến hạn hẹp thì hành vi có thể chỉ xử lý hành chính. Nhưng nếu ngược lại, tương tự như 3 vụ án trên, thì việc xử lý hình sự là điều không tránh khỏi.
Luật sư Tường Linh lưu ý, hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng là hành vi xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng, nguyên tắc an toàn nơi công cộng và sự ổn định trong thực hiện những đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân. Về hành vi khách quan, người thực hiện hành vi gây rối có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: phá phách, gây cản trở giao thông nghiêm trọng, gây đình trệ hoạt động công cộng hoặc những hành vi tương tự thu hút được sự quan tâm của nhiều người làm mất ổn định tình hình, an ninh trật tự.
"Điều 8, điều 16, điều 18 luật An ninh mạng nghiêm cấm hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm các hành vi như: kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự. Đồng thời, điều 18 luật An ninh mạng cũng nêu "hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội", luật sư Tường Linh phân tích.
Theo vị luật sư này, cách sử dụng từ mở "hành vi khác" vi phạm pháp luật trật tự, an toàn xã hội là cách để các nhà làm luật chưa liệt kê hết các hành vi vi phạm có thể hình thành trong tương lai.
"Để không bị vướng vào vòng lao lý, người dân không nên cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, sau đó quay clip rồi đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội để câu view, câu like", luật sư Tường Linh nhấn mạnh.
Kịp thời cứu sống nam thanh niên nhảy cầu Đồng Nai Chiều 15/12, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa cứu sống anh N.V.L (30 tuổi, quê Hậu Giang, tạm trú phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa) có hành động dại dột nhảy cầu Đồng Nai. Thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, anh N.V.L đi lên giữa cầu Đồng...