Thông tin về AH5017 chỉ được công bố vài giờ sau khi máy bay mất tích
Cho đến nay, vẫn chưa rõ tại sao các quan chức hàng không và Chính phủ các nước không công bố thông tin này sớm hơn.
AP dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Burkina Faso Jean Bertin Ouedraogo ngày 24/7 cho biết, trong số những người trên máy bay có 50 người Pháp, 24 người Burkina Faso, 6 người Lebanon, 5 người Canada, 4 người Algeria, 2 người Luxemburg, 1 người Thụy Sỹ, 1 người Cameroon và 1 người Mali.
Ông Ouedraogo cũng cho biết máy bay AH5017 đã gửi đi tín hiệu cuối cùng vào lúc 1h30 (giờ GMT) ngày 23/7 để yêu cầu đài kiểm soát không lưu Nigeria cho phép máy bay thay đổi lộ trình bay vì mưa lớn trong khu vực máy bay đang bay qua.
Lộ trình dự kiến của máy bay AH5017 (màu xanh) (Ảnh Google)
Ngày 24/7 Bộ trưởng Giao thông Pháp Frederic Cuvillier cho biết máy bay AH5017 có thể đã biến mất ở phía Bắc Mali.
Máy bay AH5015 hiện đang được hãng hàng không Tây Ban Nha Swiftair điều hành và các phi công của máy bay đều là người Tây Ban Nha.
Tuyến đường bay từ thủ đô Ougadougou của Burkina Faso đến thủ đô Algiers của Algeria gần như nằm trên một đường thẳng theo chiều từ Nam ra Bắc và đi qua phía bắc Mali nơi vẫn xảy ra tình trạng bất ổn.
Video đang HOT
Hiện miền Bắc Mali vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của các phần tử Hồi giáo cực đoan có liên hệ với al-Qaeda sau cuộc đảo chính vào năm 2012.
Một quan chức cao cấp của Pháp cho biết hầu như không có khả năng các phần tử cực đoan tại đây có loại vũ khí có thể bắn hạ máy bay AH5017.
Quan chức này cho biết các phần tử cực đoan này chỉ có các loại tên lửa vác vai và tầm bắn của những quả tên lửa này không thể chạm đến các máy bay thương mại đang bay ở độ cao thông thường (khoảng 10km).
Trong khi đó, hãng Swiftair cho biết máy bay AH5017 chở 110 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã cất cánh từ Burkina Faso vào lúc 1h17 (giờ GMT) ngày 24/7 nhưng không hề đến Algiers vào lúc 5h10 (giờ GMT) cùng ngày như dự định.
Swiftair cũng nói rằng họ không thể liên lạc được với máy bay để có thể nắm được cụ thể chuyện gì đã xảy ra với máy bay nói trên./.
Theo VOV
Sẽ thay đổi công thức tính lương hưu
Từ 1/1/2018 trở đi, lương hưu sẽ tính bằng bình quân mức lương cả cuộc đời, theo cách tính này thì mức hưởng lương cũng sẽ thấp đi.
Hôm nay (16/6), Quốc hội thảo luận về luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Trước nguy cơ vỡ quỹ BHXH, Chính phủ phải đưa ra nhiều điểm sửa luật như đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi mức đóng, mức hưởng BHXH, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, VOV.VN phỏng vấn Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề của xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai về một số nội dung dư luận quan tâm.
PV: Thưa bà, để khắc phục những bất cập hiện nay trong việc tính lương hưu, lần sửa đổi này cách tính sẽ có thay đổi như thế nào?
Bà Trương Thị Mai: Công thức tính lương hưu sẽ được sửa đổi. Việt Nam chúng ta đã đi qua chặng đường dài với các công thức tính lương hưu khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh nhưng đều chưa tiếp cận được xu thế tiến bộ của thế giới.
Người trước năm 1995 thì hưởng lương hưu bằng mức bình quân của 5 năm cuối cùng; từ năm 1995 đến năm 2000 hưởng mức 6 năm cuối cùng; từ năm 2000-2006 là 8 năm và bắt đầu từ 2007 tới nay là 10 năm. Như vậy, cách tính lương hưu đã qua 4 giai đoạn. Tới đây sửa luật chúng ta sẽ chuyển hoàn toàn sang cách tính khác.
Trước năm 2018 , vì lương không chuẩn nên lương hưu cũng không chuẩn, chúng ta phải chấp nhận cách tính theo kiểu bình quân những năm công tác cuối cùng. Còn từ 1/1/2018 trở đi là cách tính bình quân mức lương cả cuộc đời, tức là đóng đi đôi với hưởng. Khi tính từ 2018 thì sẽ đi theo lộ trình 20 năm. Tức là người đóng BHXH từ 1/1/2018 thì họ sẽ bắt đầu hưởng cách tính lương hưu mới từ 1/1/2038, tức là 20 năm sau.
PV: Cụ thể, công thức tính lương sẽ gây biến động gì hay không, thưa bà?
Bà Trương Thị Mai: Tôi muốn nhấn mạnh, cách điều chỉnh chính sách lương hưu mới này hoàn toàn không gây ra biến động lớn gì trong xã hội. Tất cả mọi việc sẽ diễn ra hết sức bình thường cho đến năm 2038. Còn người đóng BXHX vào 31/12/2017 thì họ vẫn được được lương hưu bằng bình quân lương 10 năm cuối cùng như hiện hành. Ngoài ra, có điểm mới nữa là Nhà nước sẽ thiết lập sàn lương hưu tối thiếu để đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người già. Thay vì việc Nhà nước phải có chính sách hưu trí xã hội cho những người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên như hiện nay thì chính sách tới đây là sàn lương hưu tối thiểu. Tức là người ta đi làm cả đời, đóng BHXH nhưng vẫn không đủ sàn lương hưu tối thiểu thì Nhà nước sẽ hỗ trợ họ.
Đó là chính sách lớn mà Quốc hội nên ủng hộ để chúng ta chuyển hoàn toàn sang mô hình bảo hiểm hưu trí mà vừa bảo đảm được quyền lợi NLĐ, vừa bảo đảm an toàn cho qũy BHXH. Chắc chắn, với mô hình này thì hoàn toàn không phải nói đến chuyện vỡ quỹ BHXH nữa. Vì họ đóng và hưởng, cân đối với nhau, Nhà nước chỉ phải bỏ ra một phần nhỏ để bù đắp cho người có mức lương hưu thấp.
Về mức hưởng lương hưu thì chúng tôi đang cân nhắc lại. Nếu tuổi nghỉ hưu không kéo dài như đề xuất của Chính phủ thì thì sẽ tính lại theo hướng bảo đảm quyền lợi của NLĐ, đồng thời bảo đảm an toàn cho quỹ BHXH. Nhưng chắc chắc là không theo lộ trình tính lương hưu theo bình quân lương 10 năm cuối cùng như hiện nay, nếu tính như vậy thì quỹ sẽ bị vỡ.
PV: Nếu thay đổi cách tính lương hưu theo trung bình số năm nộp thì lương của NLĐ sẽ bị thấp đi so với cách tính hiện nay?
Bà Trương Thị Mai: Đúng là như vậy, cả hệ thống sẽ có lương hưu thấp hơn so với hiện nay. Vì khi tính bình quân lương hưu bằng 10 năm cuối cùng thì sẽ có lợi là bình quân cả cuộc đời đóng BHXH. Nhưng đó là nói về công thức, còn về con số tuyệt đối thì chưa chắc đã thấp hơn. Bởi vì từ 2018 lương tối thiểu và lương trên thị trường đều đạt chuẩn. Khi mức lương đã đạt chuẩn thì căn cứ đóng BHXH cũng chuẩn hơn. Vì vậy, có thể công thức tính thay đổi nhưng con số lương hưu thực nhận được là không thấp hơn so với các giai đoạn trước đó.
PV: Cách tính lương thay đổi vậy chắc chắn việc đóng BHXH cũng sẽ thay đổi, thưa bà?
Bà Trương Thị Mai: Đúng như vậy. Từ năm 2018, căn cứ để đóng BHXH là bao gồm cả tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Dự kiến người lao động (NLĐ) sẽ phải đóng 8%, chủ sử dụng (đối với khu vực tư) hoặc Nhà nước (đối với khu vực công) đóng 18%. Như vậy, phần lớn mức đóng là do chủ sử dụng, Nhà nước đóng. Bởi vậy, tôi muốn nhấn mạnh là làm sao tuyên truyền cho NLĐ biết là hợp đồng lao động nếu ghi rõ tất cả các khoản lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác thì sẽ là căn cứ để đóng BHXH, rất có lợi cho NLĐ. NLĐ phải biết tự bảo vệ quyền lợi của mình, đưa đầy đủ các khoản vào hợp đồng làm căn cứ đóng, để về hưu có được mức lương bảo đảm. Đóng ít thì hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều. Nếu chỉ dùng mức lương tối thiểu để đóng thì sau này lương hưu rất thấp, thiệt thòi vì vậy rơi vào NLĐ. NLĐ cần hiểu rõ điều quan trọng này, NLĐ chỉ phải đóng 8%, còn chủ sử dụng lao động phải đóng 18%.
Nhưng tôi cho rằng tính khả thi sẽ không cao và gây một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đông lao động tới hàng trăm, hàng chục ngàn lao động. Khi phải đóng 18% BHXH theo cách mới tính đúng tính đủ thì kinh phí sẽ đội lên rất nhiều, chúng ta phải cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và tôi cho lộ trình 2018 là hợp lý. Chúng ta bảo vệ quyền lợi NLĐ nhưng cũng bảo đảm sự hài hòa lợi ích của cả NLĐ và doanh nghiệp và để bảo đảm tính khả thi.
PV: Xin cảm ơn bà!
Theo Vũ Hạnh
Vov.vn
Phải có lộ trình Ngày 26-5, bên lề Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai đã trao đổi với phóng viên về những vấn đề dư luận đang rất quan tâm như kéo dài tuổi nghỉ hưu, điều chỉnh cách tính lương hưu... - Bà đánh giá thế nào về nguy cơ Quỹ bảo hiểm xã hội có...