Thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường
Việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường phải đảm bảo kịp thời, nhanh chóng.
Nội dung thông tin phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng thực hiện để truyền tải thông điệp chính xác tới người dân.
Đảm bảo nguyên tắc thống nhất đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa dự thảo xong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tổ chức thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Theo dự thảo, tình huống đột xuất, bất thường là trường hợp xảy ra sự cố mang tính quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng (trừ trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp).
Tình huống đột xuất, bất thường trên toàn quốc là tình huống xảy ra trên phạm vi toàn quốc hoặc có khả năng xảy ra trên phạm vi toàn quốc nếu không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Tình huống đột xuất, bất thường ở khu vực là tình huống xảy ra trong phạm vi từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Tình huống đột xuất, bất thường ở địa phương là tình huống xảy ra trong phạm vi một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Video đang HOT
Việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền.
Thống nhất đầu mối yêu cầu thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền phải kịp thời, nhanh chóng.
Báo chí tác nghiệp tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) – một trong những điểm nóng về dịch COVID-19 thời gian qua. (Ảnh minh hoạ)
Nội dung thông tin phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng thực hiện để truyền tải thông điệp chính xác tới người dân và phù hợp với hình thức thông tin, tuyên truyền.
Nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường.
Cụ thể về quy trình thông tin, tuyên truyền
Liên quan đến quy trình thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường trên toàn quốc hoặc khu vực, dự thảo Quyết định nêu rõ: Khi xảy ra các tình huống đột xuất, bất thường trên toàn quốc hoặc khu vực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, Bộ trưởng bộ chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan trung ương có trách nhiệm: Xác định nội dung thông tin và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cần tuyên truyền, phổ biến đến người dân.
Lựa chọn các hình thức thông tin, tuyên truyền được quy định tại Quyết định này.
Xây dựng nội dung thông tin phù hợp với hình thức thông tin, tuyên truyền đã lựa chọn theo mẫu Phụ lục kèm theo Quyết định này. Đồng thời gửi yêu cầu bằng văn bản hoặc thư điện tử công vụ cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền đến người dân.
Sau khi nhận được văn bản hoặc thư điện tử công vụ của Bộ trưởng bộ chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Quyết định sử dụng phương tiện và hình thức thông tin, tuyên truyền trên các hạ tầng mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở, phù hợp với yêu cầu thông tin, tuyên truyền do Bộ trưởng bộ chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan trung ương chuyển đến.
Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện việc thông tin, tuyên truyền.
Ngoài ra, dự thảo Quyết định còn quy định cụ thể về phương tiện và hình thức thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường, bao gồm: Mạng viễn thông: Tin nhắn (SMS); Báo chí: Đăng tải nội dung thông tin trên báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; Mạng xã hội: Thông điệp truyền thông trên mạng xã hội; Hệ thống thông tin cơ sở: Phát thông tin trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã, cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện, các thiết bị truyền thanh di động; đăng thông tin trên bảng tin điện tử, màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng bộ, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục với thi hành pháp luật
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kế hoạch số 211-KH/TU, ngày 21 - 8 - 2020 của Tỉnh ủy.
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9 - 12 - 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, thời gian qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng đó là: Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật được nâng lên.
Thể chế, chính sách về phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được hoàn thiện. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Một số sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên quan tâm đúng mức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, việc sử dụng nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật hiệu quả.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp nhất là cấp cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nội dung Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 - 6 - 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 21 - 8 - 2020 của Tỉnh ủy; phát huy vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 - 6 - 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 21 - 8 - 2020 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của người dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; lấy ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nhất là phải bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, góp phần tích cực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó phải kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thường trực trong Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành; thường xuyên rà soát, bổ sung đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành chính sách phù hợp để sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, thực chất, hiệu quả.
Các cấp, ngành thường xuyên quan tâm bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng.
Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh theo dõi, hướng dẫn các cấp, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, phát sinh của các cơ quan, đơn vị, địa phương để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Huyện Lang Chánh tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Thời gian qua, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân trên địa bàn huyện Lang Chánh thường xuyên được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, đề cao trách nhiệm, chủ động phối hợp đồng bộ và tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc. Qua đó, giữ vững an ninh...