Thông tin trẻ em bị bắt cóc tràn lan trên mạng xã hội: Lời cảnh báo
Nhiều ngày nay, trên mạng xã hội tràn lan thông tin cảnh báo nạn bắt cóc trẻ em. Chưa biết thực hư ra sao, nhưng phụ huynh, học sinh thì sống trong lo âu, bất an.
Loạn thông tin bắt cóc trẻ em
Chiều 18.3, trên một số báo mạng thông tin chị N.T.B.H (35 tuổi), đang đi trên đường Âu Cơ thì có 2 thanh niên lưu thông bằng xe máy giả vờ hỏi đường. Sau đó thanh niên ngồi sau nhảy xuống giằng cháu H.T.N (5 tuổi, con chị H). Khi chị H. la toáng lên, 2 thanh niên bỏ chạy, sau đó vụ việc được báo cho Công an phường 14, quận Tân Bình – TP.HCM.
Trong lúc sự việc chưa rõ đen, trắng thì chiều 21.3, trên facebook, nickface N.V.N đưa nội dung con trai người này “xém” bị bắt cóc vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 21.3. Theo nickface N.V.N, sau khi con của N.V.N được bà ngoại đón từ trường mầm non về đến đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.3), thì bị một đôi nam nữ chặn đầu xe tại đoạn trước chùa Xá Lợi để lu loa va quẹt xe nhằm lợi dụng “bà ngoại” cháu bé mất cảnh giác thì “bắt cóc”! Khi “bà ngoại” cháu bé la toáng lên “Bớ người ta, bắt cóc con nít”, đôi nam nữ lập tức lên xe bỏ đi, toàn bộ diễn biến chỉ xảy ra trong khoảng 1 phút…”. Trước khi kết thúc câu chuyện của mình, nickface N.V.N cũng không quên căn dặn: “Cần cẩn thận khi con em mình ra ngoài đường, cần để ý khi bé chạy chơi xung quanh, nên có biện pháp bảo hộ khi chở con trên đường, nếu có thể thì thu xếp thời gian các bố đi đón con, đừng để người già và phụ nữ tay yếu đón bé… Mong các anh chị em, các bạn cẩn thận với con em mình”.
Mở báo, mở mạng xã hội ra là thấy thông tin bắt cóc Anh Soha
Tiếp đến, vào trưa ngày 22.3, nickface L.K.N cũng kể việc “tận mắt chứng kiến” tại vòng xoay trên đường Ba Tháng Hai – Tạ Uyên (Q.11), có hai người đàn ông chở một bé trai, bé trai này vừa khóc vừa liên tục gọi “mẹ ơi, mẹ ơi”. Nghi ngờ bắt cóc trẻ em nên vợ chồng L.K.N và một người đi đường chặn lại, bắt họ dắt xe vô lề (!?). “Người đàn ông điều khiển xe nói đó là con của người ngồi sau, vợ chồng ly dị. Bọn mình và bác kia kêu vô lề đường nói chuyện, thì 2 người đàn ông hăm doạ mình. Người dân thấy đông bao vây lại kéo vô lề, thì bọn mình kêu người đi báo công an:, L.K.N chia sẻ.
Trước đó tại Hà Nội, tài khoản Facebook có tên M. đăng thông tin về vụ bắt cóc trẻ em xảy ra tại khu vực chợ Trời ( quận Hai Bà Trưng). “Sợ quá, bây giờ vẫn run. Hôm nay bố mình dắt tay cháu đi chợ, bị 2 thanh niên đi xe máy phóng nhanh áp sát, đối tượng ngồi sau định ôm con bé nhà mình đi” – chủ tài khoản M. bắt đầu câu chuyện.
Theo miêu tả, vụ bắt cóc hụt xảy ra lúc 17h ngày 10/3. “May bố mình phản ứng kịp, giật con bé ôm vào lòng. Mấy người gần đấy nhìn thấy thế cũng hét lên và 2 người đó chạy mất” – chủ tài khoản kể lại. Thông tin trên nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Nhiều người tỏ ra hoang mang khi thấy tội phạm manh động chiếm đoạt trẻ em ngay giữa trung tâm thành phố.
Ảnh cháu bé bị té sưng mặt và status tố một số đối tượng dàn dựng cảnh bắt cóc con mình
Lúc này bà bị đập đầu nên vẫn còn hơi choáng, nhưng người đó cứ đòi bế thốc thằng bé lên xe của mình theo kiểu giành giật. Nhiều người đứng ở đó cũng vào hùa theo, bảo bà choáng thế để người ta đèo hộ về. May mà nhà tôi lúc nào cũng đề phòng vì thấy cũng nhiều vụ dàn cảnh cướp trẻ em nên đi đâu cũng đeo đai buộc con em vào người. Nhờ dây đai mà người đó không đưa thằng bé đi. Bà cảnh giác đã xua tay và quyết đưa cháu về nhà”.
Một chủ tài khoản Facebook khác cũng kể chuyện kẻ xấu dàn cảnh tai nạn âm mưu bắt cóc con mình khi bé cùng bà đi mua thuốc tây, người này thậm chí đăng hình đứa trẻ mặt mày xây xát – được nói là do vụ tai nạn gây ra, lên mạng, khiến các ông bố bà mẹ lo thon thót.
Hai tháng trước, Nguyễn Sơn Tùng (31 tuổi, ở Thái Nguyên), cũng sử dụng tài khoản Facebook “Tùng lò gạch” đăng tải thông tin về vụ bắt cóc trẻ em tại khu vực trường mầm non 19-5 (phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).
Thông tin về “vụ bắt cóc trẻ em” nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người dùng mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ hoang mang khi nghe về tình hình tội phạm chiếm đoạt trẻ em xảy ra ở trung tâm thành phố.
Đều là thông tin thất thiệt
Những thông tin trẻ con bị bắt cóc đăng trên Facebook thời gian gần đây đều là “tin vịt” do người dùng “phây” thêu dệt nhằm câu view, câu like.
Liên quan đến thông tin về việc nghi có dấu hiệu hoạt động bắt cóc trẻ em tại phố Quốc Tử Giám, được nick name “A” đăng tải trên facebook, Đại tá Võ Hồng Phương, Trưởng CAQ Đống Đa, Hà Nội khẳng định thông tin đó không đúng sự thật.
“Cơ quan công an đã xác minh và đang khẩn trương truy nguyên nguồn cung cấp thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn thành phố” – Đại tá Võ Hồng Phương cho biết.
Đối với thông tin được chủ nhân nick name “M” đăng tải trên facebook, sáng 23-3, phóng viên đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó Trưởng CAQ Hai Bà Trưng, Hà Nội, được biết cơ quan công an đã xác minh ngay thông tin sau khi xuất hiện trên mạng xã hội.
Kết quả, vào khoảng 17h chiều 10-3, tình hình ANTT tại khu vực đầu chợ Hòa Bình, phường Phố Huế không hề có gì bất ổn và không có sự việc nào như nick name “M” mô tả. Hiện tại, CAQ Hai Bà Trưng đang tập trung điều tra, và truy tìm nguồn cung cấp thông tin không có thật đăng tải lên mạng xã hội.
Bắt cóc trẻ con: Các mẹ bày tỏ sự bức xúc trên diễn đàn
Đáng buồn, ngay cả cô giáo mầm non cũng “chém gió câu like” trên Facebook khi tung tin đồn học sinh bị bắt cóc.
Video đang HOT
Theo báo Người Lao Động, ngày 26/3, một cô giáo trường mầm non tư thục Thị trấn Tầm Vu (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đã thừa nhận đưa thông tin học sinh bị bắt cóc tại chợ Tầm Vu lên trang mạng xã hội nhằm… cảnh báo.
Trao đổi với phóng viên về sự việc trên, Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng CSHS – CATP Hà Nội cho biết, ngay sau khi xuất hiện những thông tin nghi có dấu hiệu hoạt động của tội phạm bắt cóc trẻ em trên mạng xã hội, Phòng CSHS phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an các quận, huyện đã tập trung xác minh, rà soát và đều thu được kết quả khẳng định những thông tin ly kỳ về chuyện trẻ em bị bắt cóc ở Hà Nội là không đúng sự thật.
Hiện cơ quan công an đang tập trung điều tra, truy nguồn cung cấp thông tin không có thật lên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn.
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội cũng đăng thông tin tương tự, nêu nội dung một số vụ nghi bắt cóc trẻ con xảy ra tại các địa bàn như quận Hà Đông, Thanh Xuân… Tuy nhiên, khi xác minh, cơ quan điều tra được biết đều là thông tin không đúng sự thật, người cung cấp tin lên mạng xã hội đã lấy tên giả và xóa ngay tài khoản sau khi sử dụng đăng tải thông tin để tránh bị phát hiện.
Thông tin về vụ bắt cóc trẻ em ở Văn Quán, Hà Đông do chị Vũ Thị M. đưa lên facebook là sai sự thật.
Điều đáng nói là sau khi các tài khoản “bí mật” đăng những thông tin thất thiệt lên mạng xã hội, nhiều người đã chia sẻ gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến tình hình ANTT.
Cảnh báo về việc này, Thượng tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50 Công an TP.Hà Nội cho biết: “Trên các trang facebook có một số trường hợp tham gia trang mạng xã hội đã không có ý thức, không hình dung được hậu quả từ những tin đồn thất thiệt mình đưa ra. Có thể thông tin đó là nghe phong thanh ở đâu đó, chưa hề kiểm chứng, chưa có cơ quan chức năng nào xác nhận nhưng đã đưa lên.
Người ta không có ý thức được rằng, những thông tin nhậy cảm như vậy, ảnh hưởng đến dư luận như vậy thì cần phải có một cơ quan có thẩm quyền phát ngôn. Đằng này, họ cứ nghe từ người này truyền đạt qua người khác, không kiểm chứng mà đưa luôn lên trang mạng cá nhân, gây hoang mang cho dư luận. Trong khi đó, trên thực tế thì không hề xảy ra việc đó.
Còn một số trường hợp khác thì lại muốn câu “view”, câu “like” vì mục đích cá nhân của người ta, chẳng hạn facebook đó họ quảng cáo bán mặt hàng gì đó nên muốn đưa thông tin giật gân, đưa tít gây tò mò, với mục đích nhiều người vào xem facebook của mình, phục vụ cho việc quảng cáo bán sản phẩm”.
Quá trình trao đổi với PV, Thượng tá Hằng cũng khuyến cáo, những người dân khi đọc được những thông tin trên mạng xã hội thì cũng cần tỉnh táo, cảnh giác kiểm chứng thông tin, khi chưa có cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc khi cơ quan công an đang vào cuộc xác minh làm rõ thì cũng không nên truyền nhau trên mạng, gây những hoang mang không cần thiết cho dư luận.
Nếu rơi vào những trường hợp trang mạng xã hội nào đó giật tít câu “view” với những thông tin thất thiệt để mục đích quảng cáo sản phẩm mà chúng ta lại tin ngay, chia sẻ trên facebook cá nhân thì vô hình chung chúng ta lại quảng bá sản phẩm cho những đối tượng đó.
Từ đó, các đối tượng bất chính lại có thể kiếm tiền trên nỗi lo sợ của các vị phụ huynh. Hơn nữa, thông tin dạng như thế sẽ gây bất ổn cho dư luận, nhiều người cảm thấy hoang mang. Điều đó cần phải lên án.
Lãnh đạo phòng PC50 cũng cho biết, năm 2015 cũng từng có một trường hợp đăng thông tin lên mạng xã hội nói rằng “có sự việc ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, khi cô giáo đang cho học sinh chơi ở vườn hoa thì bị đối tượng bắt cóc học sinh mà không làm gì được”.
Khi cơ quan công an vào cuộc điều tra, xác minh thì kết quả không hề có việc đó và người đưa thông tin thất thiệt lên trang mạng xã hội đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tuy cơ quan chức năng chưa ghi nhận vụ bắt cóc nào nhưng thông tin về nhiều vụ việc liên tiếp diễn ra lan truyền trên mạng xã hội, khiến PH vô cùng bất an trước sự an toàn của con em mình.
Thông tin bắt cóc trẻ em được chia sẻ trên mạng – Ảnh chụp màn hình FB
Theo TS tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), đối với các phụ huynh thì mọi thứ liên quan đến con cái đều trở thành vấn đề rất quan trọng. Trước mọi thông tin, mọi lời đồn thổi, người ta thường liên hệ ngay tới con mình.
“Nên thông cảm với nỗi bất an của phụ huynh. Tuy nhiên, phụ huynh đọc được những thông tin này luôn ở trong trạng thái cảnh giác với mọi thứ, nhìn đâu cũng ra tội phạm thì đôi khi lại quá mức và vô tình có hại đến sự phát triển tự nhiên của trẻ.
TS Lê Nguyên Thanh – trưởng bộ môn tội phạm học, khoa luật hình sự Trường đại học Luật TP.HCM – cho rằng thực tế không có nhiều vụ bắt cóc như trên mạng xã hội vẫn đăng tải.
“Sự đồn đại đôi khi cũng tạo ra một kích thích có thật, cổ xúy cho những hành vi phạm pháp, tạo hiệu ứng tâm lý làm các đối tượng tội phạm được củng cố niềm tin và từ đó xảy ra thêm nhiều vụ bắt cóc thật. Tuy vậy, không có nghĩa là người dân không cần phải cẩn trọng trước hiện tượng này. Hiện nay, tội phạm có rất nhiều “chiêu trò” bắt cóc rất tinh vi khiến nhiều người không ngờ tới nên từ đó không cảnh giác” – ông Thanh nhấn mạnh.
Phân tích thêm, ông Thanh chỉ rõ: Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể là đối tượng của bắt cóc. Ngày nay, bắt cóc có nhiều nguyên do chứ không chỉ để chiếm đoạt tài sản.
Phụ huynh đừng nghĩ chỉ con nhà giàu mới bị mà tất cả trẻ em đều có thể bị bắt cóc bởi bọn buôn người để phục vụ cho nhiều mục đích vô nhân đạo khác nhau như lấy nội tạng, làm ăn xin, bán ra nước ngoài, làm mại dâm hay lao động khổ sai.
Tuy nhiên cũng không ít người cho rằng thông tin bắt cóc là chiêu trò của các trang bán hàng online, fanpage câu like, và nhắc nhở mọi người – nhất là các bà mẹ, nên tỉnh táo để không sa vào “bẫy” rồi hoang mang.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều người đã lợi dụng để tung tin đồn thất thiệt. Những câu chuyện tưởng như đùa này sẽ có thể trở thành bản án tội phạm.
Gần đây, có rất nhiều sự việc chỉ vì một vài tin đồn “từ trên trời rơi xuống” mà đã kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi một thời gian sau khi cơ quan ngôn luận chính thống lên tiếng rồi mới chịu vỡ lẽ. Thế nhưng, có vẻ như sự việc như thế này sẽ vẫn chưa chịu dừng lại
Mặc dù việc tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, song hầu hết các đối tượng đều không biết mình vi phạm.
Để câu like trên Facebook, người ta sẵn sàng tung những tin đồn thất thiệt hay “thêm mắm, thêm muối” vào những tin đồn sẵn có đơn giản chỉ để “sướng tay”, “sướng miệng”, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, chẳng biết đâu là thật, giả.
Những trường hợp kể trên chỉ là ví dụ trong số rất nhiều tin đồn “ảo” thiếu căn cứ lan truyền trên mạng nhưng lại gây ra những tác hại không nhỏ ngoài đời thực. Đó là hậu quả của việc nhiều người dù chưa biết thực hư, đúng sai của thông tin đã vội vàng chia sẻ lại cho người khác, thậm chí là bị lôi kéo theo tâm lý đám đông một cách mù quáng.
Tuy nhiên, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận giới trẻ còn hạn chế nên hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội thời gian gần đây không những không suy giảm mà còn có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Và điều đáng tiếc là chỉ đến khi bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, người tung tin đồn thất thiệt mới nhận thức được hành vi của mình là vi phạm.
Không ít người đã quá tự do đưa ra những lời phát ngôn gây sốc về một sự kiện nào đó, hoặc bịa đặt những câu chuyện không tưởng nhằm mục đích câu like. Trong thời gian qua, đã có những câu chuyện, những phát ngôn của nhiều người đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cư dân mạng cũng như tạo ra những luồng dư luận trái chiều.
Facebook là một mạng xã hội ảo trên internet, nhưng những tác động của nó tới đời sống thực bên ngoài là không thể phủ nhận. Những tin đồn thất thiệt chưa được kiểm chứng có thể làm ảnh hưởng tới một cá nhân, một tổ chức hay thậm chí cả một sự lo âu cho xã hội.
Mẹ đưa con đi bằng xe máy là ‘con mồi’ của bọn bắt cóc (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn trẻ như thế nào để không bị bắt cóc
Nhìn lại những vụ án để thấy rằng việc hình thành cho con trẻ “kỹ năng tự vệ” trước nạn bắt cóc là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc bảo vệ con bạn trước nguy cơ bị bắt cóc:
1. Hãy sử dụng mật khẩu: Khi cho trẻ đi học hoặc gửi trẻ,cha mẹ hãy đưa ra một mật khẩu cho bé. Chỉ bố hoặc mẹ và người nào hay đón bé biết được mật khẩu này. Khi đón bé, hãy nói thầm mật khẩu vào tai để luyện cho bé thói quen. Đồng thời hãy dặn con nhớ rằng, dù người thân hay người lạ tới đón, con nhất định phải hỏi mật khẩu. Nếu người đón không nói được mật khẩu thì bé hãy ngay lập tức chạy và cầu cứu sự trợ giúp từ những người xung quanh.
2. “Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”: Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người chăm sóc bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.
3.”Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”: Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.
4. Không nói chuyện với người lạ: Bạn cần dạy trẻ kĩ năng này và cho chúng biết khi có 1 ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người “lạ mặt đáng tin tưởng” ở gần đó. Những người “lạ mặt đáng tin tưởng” đó là: cảnh sát, lính cứu hỏa và nhân viên cửa hàng để nhờ sự giúp đỡ.
Những kỹ năng cần dạy con để tránh bị bắt cóc
5.Nâng cao nhận thức của trẻ: Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, hãy nhớ ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe lạ hoặc bất cứ ai đang theo dõi trẻ.
6. Dạy trẻ để mắt tới…cha mẹ: Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
7. Dạy trẻ tự phòng: Không nhất thiết là cho trẻ tham gia một lớp học võ thuật, bạn có thể dạy trẻ những “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Bạn hãy dạy con bạn dùng hết sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi.
8. Hãy khóa cửa: Rất nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình. Hãy nhớ khóa tất cả cửa nẻo khi bạn để trẻ ở nhà 1 mình.
9. Hoạt động trong cộng đồng: Bạn hãy dạy trẻ rằng những mối nguy hiểm khôn lường luôn rình rập khi trẻ đi 1 mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu con bạn đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn. Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi 1 mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn.
10. Ngừa hiểm họa từ internet: Càng ngày càng nhiều trẻ sử dụng internet và đặc biệt là từ rất sớm. Bạn hãy dạy trẻ không được công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, bao gồm: họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học. Chỉ cần với những thông tin này, một kẻ lạ mặt có thể đóng vai một người bạn đáng tin tưởng và dễ dàng tiếp cận con bạn với những mục đích xấu.
Điều cuối cùng, hãy thực hành với trẻ những điều trên. Bạn có thể nhờ một người đáng tin tưởng, đóng vai kẻ lạ mặt và tiếp cận trẻ hoặc cho trẻ tham gia những lớp kĩ năng sống để trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân mình.
Tung tin đồn bắt cóc trẻ em – có thể bị phạt tù Hành vi tung tin đồn thất thiệt là vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử lý hành chính, theo luật sư Hậu tại điểm a khoản 3 điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP, thì hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng (nếu đối tượng vi phạm là tổ chức); phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng (nếu đối tượng vi phạm là cá nhân). Đồng thời, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm. Còn về xử lý hình sự, nếu người nào thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 88 (tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam) và điều 253 (tội Truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy) nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 226 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 36 tháng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Cư dân mạng đang quá bị động trước tin đồn? Bài học về việc tỉnh táo trước tin đồn nhảm không bao giờ là thừa đối với người sử dụng mạng xã hội trong thời buổi này, bởi thông tin được chia sẻ cực nhanh và thường không được kiểm chứng nên gây hoang mang cũng là điều dễ hiểu. Trước những “thánh chém”, “thánh phán” đang tràn lan trên mạng, tốt nhất, hãy giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo, đừng rơi vào bẫy câu like và share, cũng như vội lo lắng trước khi có thông tin chính thức từ ban ngành có liên quan. Một câu hỏi đặt ra, đó là phải chăng những người dùng, cũng như các thành viên trong mạng xã hội luôn là những người bị động khi nhận thông tin? Bất cứ một thông tin nào khi đưa lên diễn đàn, facebook, chỉ cần đánh trúng tâm lý người dùng là sẽ được lan truyền như siêu virus, mặc cho nó đúng hay sai, thừa hay thiếu, mới xảy ra hay đã lâu,… Nguyên nhân của sự việc này đó là ở chỗ, người dùng chúng ta quá chủ quan, nhẹ dạ khi tiếp nhận thông tin. Bất kỳ một thứ gì khi được share và nhận được sự ủng hộ của quá nhiều người, chúng ta thường tin rằng đó là đúng mà không cần kiểm tra lại hay không mảy may nghi ngờ. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, mỗi người dùng hãy thận trọng trước những thông tin được share và lan truyền trên facebook hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác. Đành rằng trên facebook cũng có rất nhiều thông tin tốt, hữu ích, tuy nhiên thông tin thất thiệt, gây nhiễu dư luận, lợi dụng hiệu ứng đám đông, thậm chí làm sai lệch vấn đề cũng vô cùng nhiều. Do đó, khi tiếp cận thông tin, hãy tỉnh táo thận trọng trước khi ủng hộ hay phản bác. Mặt khác, cũng nên tìm đọc thông tin từ những cơ quan chính thống để tránh bị nhiễu thông tin. Dĩ nhiên, trong xã hội này, chúng ta không thể tránh được những rủi ro thông tin, thế nhưng khi tiếp nhận bất kỳ một thông tin nào đó, hãy suy xét, tìm hiểu kỹ, nhìn nó dưới nhiều góc độ, phương diện, không nên chỉ nghe một phía rồi lại lan truyền rộng rãi, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người khác, rộng hơn nữa là xã hội
Tông hơp
Theo VNE
Phương tiện tăng nhanh, ý thức kém, ùn tắc còn kéo dài ở Thủ đô
Áp lực gia tăng phương tiện, dân số khu vực trung tâm thành phố Hà Nội đang đè nặng lên hạ tầng giao thông. Ùn tắc sẽ còn phức tạp và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân nếu như ý thức tham gia giao thông không cải thiện.
Hành vi tham gia giao thông không cải thiện thì ùn tắc sẽ mãi là vấn đề nan giải
Xóa điểm đen này phát sinh điểm khác
Sở GTVT Hà Nội cho biết, tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn TP còn tồn tại 44 điểm đen gây ùn tắc giao thông, tuy nhiên, những tháng đầu năm 2016, một số công trình giao thông hoàn thiện, đi vào hoạt động đã giúp giảm 6/44 điểm đen ùn tắc như: nút giao hầm chui Thanh Xuân, hầm chui Trung Hòa, Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên, cầu Phương Liệt - dự án Vành đai 2.
Ngoài ra, liên ngành GTVT và CATP đã khảo sát, điều chỉnh tổ chức giao thông phù hợp trên một số tuyến đường, nút giao trọng điểm. Kết quả đã giải quyết được thêm 4/44 điểm ùn tắc như nút giao Lê Duẩn - Hai Bà Trưng... Theo Sở GTVT Hà Nội, chiếm đến 86% các điểm ùn tắc giao thông là từ Vành đai 3 trở vào trung tâm thành phố.
Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tắc như: do các công trình trọng điểm đang thi công chiếm dụng lòng đường trên các trục tuyến đường chính; do lưu lượng giao thông lớn tập trung trên các tuyến đường hướng tâm, kết hợp với tốc độ gia tăng phương tiện cao; do các khu nhà ở đưa vào khai thác sử dụng khiến mật độ giao thông tăng đột biến tại các tuyến đường xung quanh khu vực đông dân cư và do ý thức một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông còn kém.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, dù đã xóa được thêm 10 điểm đen ùn tắc giao thông, nhưng thông chỗ này lại tắc chỗ khác. Cụ thể, thông hầm chui Thanh Xuân thì toàn bộ tuyến đường Nguyễn Trãi lại ùn tắc, hay như ngày 30-4 tới đây sẽ hoàn thiện cầu vượt Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám thì Nguyễn Chí Thanh sẽ lại ùn tắc.
Hạ tầng tốt nhưng ý thức còn kém
Sở GTVT Hà Nội đánh giá, trong thời gian tới, các điểm có thể tiếp tục phát sinh ùn tắc như Thái Hà - Chùa Bộc, Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh...
Ngoài các giải pháp như tiếp tục xén hè, dải phân cách một số tuyến đường như Trần Duy Hưng đoạn từ tòa nhà Chamvit đến cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, điều chỉnh tổ chức giao thông La Thành - Bệnh viện Nhi Trung ương, Ô Chợ Dừa, cổng khu vực Times City... Sở GTVT sẽ phối hợp với CATP tổ chức, điều tiết lại giao thông một số tuyến đường, nút giao.
Mục tiêu sẽ giải quyết 14 điểm ùn tắc giao thông từ nay tới cuối năm 2016.
Dù các cơ quan quản lý Nhà nước đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, tổ chức giao thông hợp lý để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, song ý thức của người tham gia giao thông không cải thiện thì ùn tắc sẽ mãi là vấn đề nan giải. Trên nhiều tuyến đường một chiều, đường cấm ô tô, xe máy nhưng người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm.
Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Văn Tòng, Phó trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết, tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân rất nhanh, trung bình mỗi tháng có khoảng 20.000 phương tiện đăng ký mới, trong đó tốc độ tăng ô tô nhanh hơn xe máy. "Lượng phương tiện đăng ký mới gia tăng, lượng dân cư vào ở các khu đô thị ngày một đông nên rất khó để đảm bảo không xảy ra ùn tắc", Thượng tá Nguyễn Văn Tòng nhìn nhận.
Trong bối cảnh đầu tư hạ tầng giao thông còn co kéo, chạy vốn từng dự án, lượng phương tiện ngày một gia tăng gây áp lực nặng nề lên giao thông thì ý thức của người tham gia giao thông sẽ là nhân tố chính quyết định giảm thiểu ùn tắc. Nếu mỗi người không nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và thay đổi hành vi tham gia giao thông thì đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận sống chung với cảnh ùn tắc mỗi ngày.
Xây cầu vượt thép tại 6 nút giao
Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã thống nhất xây dựng 6 cầu vượt theo cơ chế đặc thù gồm: Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc; Bạch Mai - Lê Thanh Nghị; Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái; nút giao Cổ Linh, nút đường Thanh Niên - An Dương - Yên Phụ, Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khoái; xây hầm chui nút giao Lê Văn Lương - vành đai 3; triển khai dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Bản đồ úng ngập sẽ hoàn thiện ngày 15-4
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, khu vực nội thành hiện còn 16 điểm đen về úng ngập. Liên quan đến bản đồ chống ngập trên địa bàn TP, công ty đã xây dựng và đưa vào hệ thống giám sát thoát nước, hiện đang xây dựng các trạm đo mưa và đo mực nước. Từ 15-4 sẽ hoàn thiện bản đồ úng ngập, có thể đưa vào vận hành trong điều tiết cũng như cảnh báo cho người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Ảnh: "Bà hỏa" tấn công trung tâm thành phố Đà Lạt, một nhà cháy trụi, nhiều nhà khác suýt ra tro Khoảng gần 10 h ngày 13/2/2016, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra trong khu dân cư giữa trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) khiến căn nhà của ông Phạm Văn Kiên (hẻm 21 Trần Phú, khu vực phía sau nhà thờ Con Gà) bị thiêu rụi hoàn toàn, nhiều nhà khác liền kề cũng bị cháy lan. Nhận được tin...