Thông tin mới vụ người thu gom mì mót chết
Theo CQĐT và VKS tỉnh Tây Ninh, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm nên thời hạn hai tháng để giải quyết tin báo tố giác tội phạm là không đủ
Chiều 20-10, gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Bích ở ấp Hội Thanh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, Tây Ninh cho biết vừa nhận được Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm liên quan đến cái chết của bà Bích.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tây Ninh đã đề nghị gia hạn thời hạn giải quyết tin báo tố giác về tội phạm liên quan đến cái chết của bà Bích mà cơ quan này tiếp nhận từ ngày 15-8-2018. Lý do gia hạn là do vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm.
Ngày 15-10, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm thêm hai tháng nữa. Thời hạn chót giải quyết tin báo tố giác kéo dài đến ngày 16-12-2018. Quyết định do Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Dựa ký.
Số mì mót mà bà Bích vừa thu gom từ những người dân nghèo trong vùng đi mót về. Đến nay cái chết của bà vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Như đã thông tin, ngày 15-8-2018, đoàn kiểm tra của xã Tân Hội do ông Dương Quý Hà (Phó Chủ tịch UBND xã) làm trưởng đoàn đến kiểm tra giấy phép kinh doanh của bà Bích. Bà Bích xuất trình một giấy phép kinh doanh mang tên người khác. Đoàn kiểm tra lập biên bản và từ đây hai bên cự cãi. Sau đó, bà Bích bị ngã và chết.
Đại tá Nguyễn Tri Phương, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, đã thông tin cho Pháp Luật TP.HCM biết ông đã nghe cấp dưới báo cáo là gia đình bà Bích cản trở đoàn kiểm tra, sau đó bà vấp và ngã. Công an và chính quyền địa phương đến nói chuyện với gia đình. Gia đình cũng đồng thuận không có việc một thành viên trong đoàn kiểm tra xô bà Bích ngã. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình làm thủ tục mai táng cho bà Bích.
Tuy nhiên, theo gia đình, việc bà Bích ngã ngửa đập đầu xuống nền xi măng nơi bà nấu hủ tiếu bán cho khách là do một thành viên trong đoàn kiểm tra xô ngã. Chưa có ai đại diện chính quyền xã đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình trong việc tang ma hay giải tỏa các nghi ngờ, bức xúc của gia đình liên quan đến cái chết của bà. Gia đình bà Bích đã có đơn tố cáo đích danh người mà gia đình cho rằng đã xô bà ngã chết, đồng thời đề nghị xử lý hình sự người này.
PHƯƠNG LOAN
Video đang HOT
Theo PLO
Án mạng ở chung cư cao cấp: Bản án tử dành cho kẻ sát nhân
Khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố Phạm Thanh Tùng - kẻ sát hại người phụ nữ ở chung cư cao cấp - phải chịu mức án tử hình, người nhà bị hại đồng loạt vỗ tay thể hiện sự đồng tình với mức án tòa sơ thẩm đưa ra.
Người nhà bị hại mang di ảnh đến tòa
Sáng 17/9, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Phạm Thanh Tùng (SN 1996, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) về tội "Giết người" và "Cướp tài sản". Tùng bị cáo buộc đã sát hại người phụ nữ ở chung cư cao cấp trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) để cướp tài sản.
Người thân, bạn bè chị H. mang di ảnh nạn nhân đến tòa.
Từ sáng sớm, nhiều người thân, bạn bè chị Phạm Thu H. (SN 1981, bị hại trong vụ án) đã tập trung rất đông tại cổng TAND TP Hà Nội. Những tà áo tang đen và những vành khăn trắng khiến người đi đường không thể không chú ý.
Trong đám đông ấy, không khó để nhận ra một người già, một trẻ nhỏ là mẹ đẻ và con gái của nạn nhân. Cháu bé 13 tuổi ôm di ảnh của mẹ đến tòa.
Trong phòng xử, Phạm Thanh Tùng lênh khênh, cô độc trên bục dành cho bị cáo. Nam sinh viên trường thể thao lộ rõ vẻ căng thẳng, sợ hãi.
Phía dưới, người thân, bạn bè bị hại ngồi thành từng hàng. Thi thoảng, những tiếng khóc nấc phát ra. Quá trình xét xử, nhiều lần chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở vì người thân bị hại quá bức xúc, lớn tiếng oán trách bị cáo.
Trước bản cáo trạng được công bố tại tòa, Phạm Thanh Tùng hoàn toàn thừa nhận. Theo đó, do đánh bạc bị thua, phải vay nợ nhiều người, Tùng nảy sinh ý định giết chị Phạm Thu H. (bạn quen qua facebook) để chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 9h ngày 31/10/2017, Tùng đến nhà chị H. chơi. Đến 14h cùng ngày, Tùng ra tay sát hại chị H. với 2 con dao và một chiếc kéo. Gây án xong, Tùng lục lọi đồ đạc và lấy được của chị H. một điện thoại iPhone 7, một điện thoại hiệu Vertu và 28 triệu đồng tiền mặt, tổng tài sản trị giá 120 triệu đồng.
Bác đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung
Khai báo trước tòa, Tùng cho biết, trước khi gây án, bị cáo có kể cho bạn là anh Phạm Hoàng Nam biết kế hoạch sát hại chị H. để cướp tài sản. Sau khi gây án, Tùng dùng tiền bán tài sản cướp được để trả nợ anh này và sau đó cũng nói với anh Nam rằng mình đã giết chị H..
Phạm Thanh Tùng khai báo trước tòa.
Trả lời HĐXX, anh Nam cho biết, Tùng có nói với anh về việc sẽ đến gặp chị H. và vay tiền chị này để trả nợ.
"Tùng nói trường hợp xấu nhất có thể khống chế chị H. để lấy tiền. Tôi hỏi khống chế thế nào, Tùng bảo cùng lắm là giết. Tôi có khuyên ngăn Tùng rằng nợ nần thì ai cũng nợ, không có tiền thì nghỉ học, tôi cũng cho Tùng số tiền nợ đó." - anh Nam trình bày và cho biết, anh không tin Tùng sẽ ra tay sát hại chị H. vì ở trường Tùng tỏ ra là một người khá hiền lành.
Khi được Tùng trả nợ, anh Nam có hỏi Tùng về nguồn gốc số tiền nhưng Tùng nói cứ cầm trả nợ trước, sẽ nói chuyện với anh Nam sau.
Sau cuộc hát karaoke xuyên đêm, Tùng và anh Nam đi ăn. Lúc này, Tùng mở báo ra cho anh Nam đọc và nói là mình đã giết chị H. rồi nhưng anh Nam vẫn không tin vì lúc đó cả 2 đã bia rượu suốt đêm rồi.
Sáng cùng ngày, Tùng gọi anh Nam đến nhà nghỉ đề nghị anh này giúp đỡ nhưng bị từ chối. Chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, anh Nam về đến nhà trọ thì công an đến mời lên trụ sở làm việc.
Cho rằng vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tranh luận trước tòa, đại diện bị hại khẳng định, anh Nam không biết việc Tùng gây án nên không có tội.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng cho rằng, trước khi Tùng gây án, anh Nam đã có động thái can ngăn Tùng. Đối với quan điểm cho rằng anh Nam không tố giác tội phạm, theo đại diện VKS, khoảng thời gian anh Nam biết chắc rằng Tùng phạm tội rất ngắn, chưa kịp đi báo thì đã bị công an mời lên làm việc. Do đó, chưa đủ chứng cứ, cơ sở để khẳng định anh Nam có tội.
Tử hình dù có tình tiết giảm nhẹ
Tại phần luận tội của mình, đại diện VKS đã đề nghị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt Phạm Thanh Tùng tử hình về tội "Giết người", từ 7-9 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hình phạt là tử hình.
Đại diện gia đình bị hại cũng đề nghị tòa án áp dụng mức án cao nhất là loại bỏ hung thủ ra khỏi đời sống xã hội. Đại diện bị hại tỏ ra khá bức xúc vì đến khi phiên tòa mở ra, Tùng chưa bồi thường cho gia đình bị hại đồng nào.
Nói lời sau cùng, Phạm Thanh Tùng khóc nấc, nói không thành câu. Bị cáo nói lời xin lỗi, đồng thời xin gia đình chị H. mở lòng từ bi, mở cho bị cáo con đường sống.
Sau khi nghị án, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội nhận định, hành vi bị cáo gây ra là đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội. Hành vi của bị cáo thể hiện sự côn đồ, hung hãn, cố ý tước đoạt mạng sống của nạn nhân. Hành vi phạm tội thể hiện, bị cáo đã không còn khả năng để giáo dục và cải tạo được nữa.
Dù có tình tiết giảm nhẹ nhưng hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tước đoạt quyền sống của nạn nhân.
Trên cơ sở đó, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Phạm Thanh Tùng tử hình về tội "Giết người" và 9 năm tù về tội "Cướp tài sản". Tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh, bị cáo phải chấp hành mức án chung là tử hình.
Khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố Phạm Thanh Tùng phải chịu mức án tử hình, người nhà bị hại đồng loạt vỗ tay thể hiện sự đồng tình với mức án mức tòa sơ thẩm đưa ra.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vũ "nhôm" xin khắc phục hậu quả trong đại án DongABank Vũ "nhôm" có 4 lần gửi đơn đến Viện KSND tối cao yêu cầu xác minh, kê biên tài sản đảm bảo khắc phục hậu quả, đồng thời xin gặp gia đình để thống nhất việc khắc phục hậu quả 203 tỉ đồng gốc lẫn lãi liên quan đến việc mua cổ phần DongABank. Gây thiệt hại 3.608 tỉ đồng Ngày 6/9, Cơ...