Thông tin mới vụ hiệu trưởng bị tố ‘hám gái’, ‘tán tỉnh’ nữ giáo viên
Hiệu trưởng bị tố có hành vi thiếu chuẩn mực, nhắn tin tán tỉnh giáo viên nữ đã đề nghị công an vào cuộc làm sáng tỏ, trả lại sự trong sạch cho bản thân.
Công an xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum ngày 23-11 đã có kết quả xác minh đơn trình báo của ông L.T.T.A, hiệu trưởng một trường học trên địa bàn, về việc bị vu khống, bôi nhọ trên mạng xã hội.
Trong đơn, ông L.T.T.A cho biết vào chiều 10-10, các giáo viên trong trường thông báo tài khoản Facebook tên là ‘Huyền My’ đăng một bài viết kèm 2 hình ảnh có nội dung vu khống, bôi nhọ danh dự, làm nhục cá nhân ông. Ông L.T.T.A đã chụp lại bài viết đó và cung cấp cho Công an xã Pờ Ê.
Bài viết có nội dung tố cáo ông L.T.T.A được công an xác định không có căn cứ
Qua xác minh, bài viết từ tài khoản trên đăng tải được ít giờ thì gỡ xuống, không còn xuất hiện trên mạng xã hội. Công an xã Pờ Ê chưa xác định được người sử dụng tài khoản Facebook ‘Huyền My’. Bài viết với nội dung tố cáo nhưng lại không có căn cứ, tài liệu gì để chứng minh các hành vi thiếu chuẩn mực của ông L.T.T.A.
Ông L.T.T.A cũng không biết ai là người đã đăng tải bài viết trên. Các thầy cô giáo trong trường không ai có tài khoản ‘Huyền My’ để đăng tải bài viết này, không ai biết chủ tài khoản đó là ai.
Công an xã Pờ Ê đã làm việc trực tiếp với các thầy cô đang công tác tại nhà trường để xác định ông L.T.T.A có hành vi thiếu chuẩn mực như trong bài viết hay không. Các thầy cô đều xác nhận trong quá trình công tác, ông L.T.T.A không có các hành vi nhắn tin gọi điện quấy rầy, hăm dọa, bắt phải làm theo vì lợi ích của mình.
Video đang HOT
Đối với các giáo viên đã nghỉ việc, họ đều ở địa bàn tỉnh khác, ở xa nên chưa làm việc được. Tuy nhiên, theo Ban Giám hiệu và các giáo viên thì số thầy cô đã nghỉ việc là vì nhà xa, đi lại khó khăn nên họ tìm công việc khác gần nhà.
Do đó, bài viết với nội dung tố cáo ông L.T.T.A là không có căn cứ, vu khống. Công an xã Pờ Ê đề nghị Đảng ủy, UBND xã và nhà trường tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với giáo viên trên địa bản để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông L.T.T.A cho biết các thông tin trong bài mà tài khoản ‘Huyền My’ đăng hoàn toàn bịa đặt, vu khống. Bản thân ông đã công tác trong ngành giáo dục trên 20 năm chưa bao giờ mâu thuẫn, làm điều gì ảnh hưởng tư tưởng của giáo viên. Không biết nguyên nhân, động cơ, mục đích gì mà người ta lại vu khống ông trên Facebook như vậy.
Con gái ghét môn Toán nhưng lại nhớ như in những con số này về cha mình khiến dân mạng nghẹn ngào
Những con số về người cha này khiến dân mạng cảm thấy ấm lòng. Cô gái thật hạnh phúc khi có được người cha tốt!
Mới đây, mạng xã hội cảm thấy ấm lòng khi đọc được chia sẻ của một bạn nữ có tên Kim Thanh kể về cha mình.
Theo lời kể của cô gái, cha cô là một giáo viên dạy môn Toán. Tuy nhiên, cô lại ghét môn học này, ghét những con số, ghét những phép tính làm cô sai tới sai lui, ghét cả việc phải thuộc những công thức mà cô cảm thấy không hề phục vụ gì cho những sinh hoạt sống của mình.
Thậm chí, cô ghét cả việc cha bắt tính nhẩm suốt 5 năm học cấp 2 và cấp 3 mà không được dùng máy tính...
Tuy nhiên, dù có ghét môn Toán đến mấy, cô nàng lại yêu thích những con số này của cha mình:
"Nhưng dù mình ghét những con số đến như vậy, mình lại nhớ nằm lòng 12 năm trời là đủ 12 năm ba chở mình đi học và đón mình về đúng giờ.
Mình ghét Toán đến vậy nhưng mà lại thích cách ba mò những bài nâng cao ở trường mình rồi giảng lại cho mình.
Mình ghét những con số nhưng luôn nhớ số lần ba ăn một buổi sáng nóng hổi chỉ trên dưới 100 lần nhưng số lần mỗi buổi sáng mình với mẹ và chị 2 luôn được ba mua đồ ăn sáng cho ăn đầy đủ là không sót bữa nào.
Mình ghét đếm số đến vậy nhưng mình nhớ rõ chưa lần nào ba chịu đóng cửa sớm mà phải thức đợi 2 chị em đi làm, đi chơi về. Mình ghét những phép tính nhưng nhớ rõ những lần ba mượn tiền của chính ba cho mình, để ba đổ xăng...
Và hơn hết, mình dù không thích những con số, nhưng mình càng nhớ rõ lần đầu mình nói: "Ba ơi, con thương ba" lại là tại lễ ra trường năm cấp 3 của mình. Mình cũng nhớ rõ lần đầu ba hỏi "Con có muốn ba thay đổi cách nói chuyện hay làm sao đó để con thoải mái hơn không?" là khi mình cuống cuồng vô việc học offline lại ở trường và mình ít nói với ba mẹ hơn.
Lần gần đây nhất là sáng nay, ba gọi điện lúc ba đi uống cà phê "Chúc mừng sinh nhật con nha, muốn ăn sáng gì không ba mua về làm quà sinh nhật", là người đầu tiên mà làm mình cười suốt ngày hôm nay", cô gái chia sẻ.
Một cách treo giải của người cha làm thầy giáo Toán.
Lục lại kỉ niệm của mình với cha, Kim Thanh tự nhiên thấy cay cay sống mũi khi nhìn thấy tờ A4 cha từng dùng để tính số tiền "treo giải" khi các con có thành tích học tập vượt trội. Số tiền dù không nhiều nhưng cô vẫn rất vui. Mặc dù sau này con gái học lớp chuyên Văn nhưng ông bố dạy Toán vẫn rất vui vẻ thưởng cho con khi con học giỏi.
Bài đăng của cô gái nhanh chóng nhận được sự yêu thích của mọi người. Đa phần ai cũng cảm thấy nghẹn ngào khi đọc những chia sẻ của Kim Thanh. Cô nàng thật may mắn khi có người cha hiền lành, có cách giáo dục con cái rất tốt.
Kim Thanh luôn hạnh phúc về tổ ấm của mình.
Mọi người đều cho rằng, Kim Thanh có được thành công như ngày hôm nay đều do cách giáo dục rất văn minh từ chố. Cách đối xử với các con của người cha này không chỉ giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó keo sơn mà còn khuyến khích các con phát huy tối đa sở trường của mình.
Chia sẻ với Infonet về người cha của mình, Kim Thanh tâm sự: "Ba khá là nóng, ba ít nói lắm nhưng mà đi đâu làm gì ba cũng kể cho cả nhà nghe. Ba đối với em là một người khó có thể làm bạn vì khoảng cách thế hệ quá lớn. Ví dụ những dịp cần ăn uống sang trọng hơn 1 tí thì ba lại không chịu đi, ba kêu tốn tiền nhưng ba đưa thẻ cho ba mẹ con đi chơi thoải mái.
Khi em nghỉ học tại RMIT để theo trường đam mê của mình, mẹ nói quá trời luôn nhưng mà ba luôn miệng "Thôi, nó còn trẻ giờ tụi nó học nhiều trường mới biết nào phù hợp với mình. Coi như tốn tiền đầu tư tương lai cũng đáng mà".
Ba em học giỏi lắm, có 2 bằng đại học và chứng chỉ dạy nghề nữa, tại hồi đó mẹ nói học giỏi mẹ mới chịu cưới. Ba lúc nào cũng cộc cằn, cũng nói mấy lời khó nghe, nhưng mà ba luôn biết kiềm lại để không đánh em. Vậy nên em nghĩ, cả ba và em đều đang lùi 1 bước để cố hiểu nhau hơn".
Trách cha không hiểu mình dù đã từng là trẻ con nhưng khi lớn lên Kim Thanh hiểu cha mình cũng là lần đầu tiên làm bố, cũng là lần đầu tiên phải "tập lớn" mà không có ai hướng dẫn, cha chỉ đang cho cô những gì cha có. Điều này khiến Kim Thanh yêu mến, cảm kích và biết ơn cha mình rất nhiều.
Cô giáo lạnh lùng vào lớp chia bảng thành 5 cột, 99% học sinh Việt nhìn là biết ngay "ác mộng" gì sắp xảy ra! Đây có thể nói là "ác mộng" mà thời đi học, cô cậu học trò nào cũng có dịp trải qua. Kiểm tra bài cũ là hoạt động thường xuyên của lớp học được các thầy cô thực hiện nhằm đánh giá lại mức độ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức của các bạn học sinh. Tuy nhiên đa phần hội "nhất...