Thông tin mới về thái độ của người Nga đối với Tổng thống Putin
Mức độ tin tưởng của công chúng Nga vào Tổng thống Vladimir Putin trong khảo sát mới nhất không thay đổi so với khảo sát tuần trước.
Hãng tin TASS dẫn kết quả cuộc khảo sát được Trung tâm nghiên cứu dư luận của Nga công bố mới đây cho biết, khi được hỏi thẳng rằng có tin tưởng vào ông Putin hay không, có 78,8% người được hỏi trả lời là có, không thay đổi so với kết quả khảo sát ở tuần trước đó.
Trong khi đó, tỷ lệ người tham gia khảo sát bày tỏ tán thành với hiệu suất điều hành đất nước của Tổng thống Nga giảm 0,8% so với kết quả khảo sát trước đó, đạt 75,5%.
Video đang HOT
Tỷ lệ người dân Nga cho biết họ cảm thấy hài lòng với cách Chính phủ Nga điều hành đất nước chiếm 49,8% số người được hỏi (giảm 0,2% so với kết quả khảo sát trước).
Cũng theo khảo sát, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin nhận được đánh giá tích cực về hiệu suất công việc của 52% người được hỏi ủng hộ, tăng 0,2%.
Theo cuộc khảo sát, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin được 61,4% số người được hỏi tin tưởng (tăng 1,1%).
Đối với các nhà lãnh đạo của các đảng đại diện trong Quốc hội Nga, 33,5% số người được khảo sát tin tưởng vào nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF) Gennady Zyuganov (tăng 2,4%); 27% tin tưởng vào nhà lãnh đạo đảng Nước Nga công bằng – Vì sự thật Sergey Mironov (tăng 0,1%); 23,1% số người tham gia thăm dò tin tưởng vào người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) Leonid Slutsky (tăng 1,2%) và 8,9% cho biết họ tin tưởng vào Chủ tịch đảng Nhân dân mới Alexey Nechayev (không thay đổi so với kết quả khảo sát trước đó).
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 11 đến ngày 17/11, với sự tham gia của 1.600 người từ 18 tuổi trở lên.
Nga giải thể ủy ban hỗ trợ tham gia Olympic
Vừa qua, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký quyết định giải thể Ủy ban tổ chức chuẩn bị cho các vận động viên Nga tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin phát biểu ngày 10/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nội dung trên được công bố chính thức trên cổng thông tin chính phủ Nga. Theo đó, Chính phủ Nga đã giải thể tổ chức chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic. Động thái trên được đưa ra sau hơn một thập kỷ các vận động viên Nga bị cấm tham gia nhiều sự kiện thể thao quốc tế.
Ủy ban này được thành lập vào năm 2014 sau Thế vận hội mùa đông Sochi tại Nga. Ủy ban được giao nhiệm vụ tăng cường sự giữa các cơ quan liên quan của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thành tích của đội tuyển quốc gia tại các trận đấu trong tương lai. Ủy ban chủ yếu xử lý các vấn đề hậu cần như tổ chức các địa điểm giúp vận động viên thích nghi môi trường thi đấu và thuê chuyến bay.
Theo đánh giá của trang Sport-Express, vai trò của ủy ban trên trong thể thao Nga hầu như không đáng kể. Mọi vấn đề liên quan đều được Hội đồng thể thao Tổng thống quản lý, trong khi Trung tâm đào tạo thể thao sẽ giám sát công tác chuẩn bị cho vận động viên.
Trong hơn một thập kỷ, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã áp đặt các quy định nghiêm ngặt đối với các vận động viên Nga như bị cấm quốc ca và quốc kỳ tại Thế vận hội vì sử dụng doping. Đặc biệt sau khi xung đột nổ ra tại Ukraine tháng 2/2022, các lệnh cấm của IOC lại càng hạn chế vận động viên người Nga tham dự.
Tại Thế vận hội Paris năm 2024 vừa qua, IOC cho phép tối đa 55 vận động viên Nga đáp ứng đủ điều kiện sẽ có thể tham dự, trong khi Belarus chỉ có 28 người. Các vận động viên chỉ có thể tham gia với tư cách trung lập và bị giới hạn trong các cuộc thi đấu cá nhân, cấm tham gia các môn thể thao đồng đội. Bên cạnh đó, các vận động viên của Nga, Belarus cũng không được tham gia lễ khai mạc và bế mạc.
Biểu tượng Olympic và Paralympic 2024 tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Các vận động viên Nga công khai ủng hộ nước này trong cuộc xung đột với Ukraine, cũng như bị phát hiện có liên hệ với các cơ quan an ninh nhà nước hoặc quân đội đều bị cấm tham dự. Mặc dù các vận động viên không bắt buộc phải lên án Nga một cách rõ ràng, nhưng tất cả những người tham gia đều phải ký một văn bản cam kết trung thành với "Sứ mệnh hòa bình của Phong trào Olympic".
Nga đã lên tiếng chỉ trích và cho biết IOC đang phá hủy tinh thần Olympic và mục đích thực sự của Thế vận hội. Ngay cả Richard McLaren, cựu nhân viên điều tra của Cơ quan Chống doping thế giới (WADA) đánh giá rằng việc trừng phạt chung các vận động viên Nga và Belarus vì hành động của chính phủ họ là "không công bằng".
Nga phản đối việc kêu gọi tẩy chay Thế vận hội và tuyên bố các vận động viên Nga nên được tự do tham gia dưới lá cờ trung lập. Đồng thời, Nga cũng đã ủng hộ các sự kiện thể thao quốc tế khác như Thế vận hội hữu nghị thế giới.
Trong năm 2024, Nga đã tổ chức giải đấu "Giải đấu của tương lai" đầu tiên được tổ chức tại Kazan. Giải đấu thu hút hơn 270 đội với trên 2.000 vận động viên từ 107 quốc gia. Giải đấu tranh tài với nhiều môn từ bóng đá, khúc côn cầu và bóng rổ đến đua thiết bị không người lái, lập trình.
Mông Cổ, Nga, Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác 3 bên Ngày 16/10, ba thủ tướng của Mông Cổ, Nga, Trung Quốc đã gặp nhau bên lề Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2024. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN Tại cuộc gặp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Nga...