Thông tin mới về sức khỏe những người mắc COVID-19 từ Guinea Xích đạo về nước
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, sau khi tiến hành xét nghiệm lại toàn bộ 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước ngày 29/7, mới chỉ ghi nhận 20 ca dương tính virus SARS-CoV-2. Hiện sức khỏe các bệnh nhân đều diễn tiến tốt.
Khử khuẩn cho đoàn công dân từ Guinea Xích đạo về nước ngày 29/7. Ảnh: Như Ý
Theo bác sĩ Cấp, có nhiều ca có biểu hiện mắc bệnh ở Guinea nhưng khi về nước có thể bệnh đã khỏi nên xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, việc cách ly và thực hiện nghiêm túc các biện phòng chống dịch bệnh vẫn được duy trì đúng quy định để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Trong đoàn có 9 bệnh nhân có diễn biến phức tạp, trong đó 6 người có dấu hiệu tổn thương phổi và 3 người đồng nhiễm COVID-19 và sốt rét. Đến thời điểm cả 9 ca bệnh đều diễn biến tốt. Bác sĩ Cấp cho biết: “Với các ca đồng nhiễm, nếu chúng ta chủ quan và bỏ sót bệnh sốt rét thì có thể rất nguy hiểm. Tuy nhiên, từ khi đón bệnh nhân về, chúng tôi đã tiên lường được nguy cơ, cho giám sát kỹ, nên không xảy ra diễn biến nghiêm trọng”.
Trước đó, vào lúc 15h ngày 29/7, chuyến bay đưa lao động Việt Nam tại Guinea Xích đạo trở về đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài. Sau khi hạ cánh 219 công dân cùng tổ bay được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở Kim Chung.
Bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất (khoa phòng, giường bệnh, máy thở, trang thiết bị y tế, thuốc men) và đội ngũ nhân viên y tế để tiếp nhận, điều trị và phòng chống lây nhiễm cho các công dân Việt Nam trở về từ Guinea Xích đạo; tất cả bệnh nhân đang điều trị tại đây đã được chuyển sang các cơ sở y tế khác.
Liên quan đến chuyến bay đón đoàn công nhân và quản lý hơn 200 người của Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, nhiều tình huống được bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư tính toán kỹ cho chuyến bay đặc biệt này. Theo đó, những tình huống này có thể liên quan đến việc thay đổi áp suất, oxy, không khí… ảnh hưởng tới diễn tiến sức khoẻ của nhóm người lao động để phối hợp với hãng hàng không và các đơn vị, nhằm chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh, phòng bệnh… đảm bảo mức an toàn tối đa.
“Phải chuẩn bị các tình huống phòng việc có những bệnh nhân ở mặt đất không khó thở, diễn tiến bình thường nhưng trong quá trình bay có thể khó thở hơn” – bác sĩ Cấp cho hay.
Đón lao động từ Guinea Xích đạo: Những người xung phong và chuyện 'thiết kế lại' máy bay
Trong số lao động được đón từ Guinea Xích đạo về nước có hơn 1 nửa được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 nên máy bay phải được "thiết kế lại" cho phù hợp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và các khả năng ứng biến trong mọi tình huống.
Video đang HOT
Công nhân Việt ở Guinea Xích đạo chuẩn bị di chuyển ra sân bay để về nước ngày 28/7/2020. (Ảnh công nhân cung cấp cho PV Ngọc Mai)
Trong 1 tháng, rất nhiều phương án, giải pháp được đưa ra bàn thảo, dự tính và chuẩn bị để chuyến bay thành công, an toàn về nước đúng chiều 29/7.
Quy trình phục vụ chưa từng có
Để đảm bảo an toàn và giữ sức khỏe cho những lao động đã nhiễm COVID-19, cũng như hạn chế lây lan cho hành khách và phi hành đoàn, máy bay được chia thành các khu riêng biệt. Chuyện phục vụ được lên phương án rất kỹ lưỡng.
Theo nguồn tin từ những người chuẩn bị cho chuyến bay này mà PV Tiền Phong có được từ sớm, vé lên máy bay của khách được check-in từ Việt Nam. Khi máy bay hạ cánh tại sân bay Bata (Guinea Xích đạo), đồ bảo hộ y tế và vé của khách được giao cho đơn vị phục vụ mặt đất nước bạn phát cho lao động.
Toàn bộ hành khách được chia thành 2 nhóm, nhóm khách khỏe mạnh (hoặc đã khỏi bệnh) lên máy bay trước, ngồi hàng ghế từ 18 đến 27.Sau khi nhóm đầu đã ổn định, nhóm khách bị nhiễm COVID mới lên máy bay, xếp ngồi từ hàng ghế 28 đến 43. Hộ chiếu của mỗi nhóm khách được thu vào 1 túi riêng. Khu vực hành khách bị nhiễm bệnh được bố trí 2 tiếp viên để hướng dẫn và hỗ trợ khách.
Khi máy bay cất cánh về nước, các tiếp viên hướng dẫn khách di chuyển lên khoang trống giữa khoang khách và khoang phi hành đoàn (khoang Y). Khi đó, tiếp viên mới được cởi bỏ 1 bộ đồ bảo hộ mặc bên ngoài gom vào túi riêng (2 tiếp viên này mặc 3 bộ đồ bảo hộ y tế) và ngồi nghỉ tại khoang này, không lên khoang phi hành đoàn. Nếu phát sinh trường hợp bắt buộc phải xuống khoang khách, các tiếp viên phải mặc thêm bộ đồ bảo hộ mới, khi xong việc trở lại khoang Y phải cởi bỏ.
Ông Hoàng Trung Kiên, cán bộ Trung tâm Kiểm soát tải trọng VIAGS, thành viên phi hành đoàn
Cơ trưởng A350 Phạm Đình Hưng, 1 trong 5 phi công thực hiện chuyến bay
Lúc máy bay hạ cánh, tiếp viên bàn giao 2 túi hộ chiếu của khách cho công an cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh tại chân cầu thang. Toàn bộ phi hành đoàn và hành khách lên xe về Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để chữa trị, cách ly. Với máy bay và trang thiết bị phục vụ, nhân viên vệ sinh mặc đồ bảo hộ lên gom rác, phun khử trùng và để khu riêng trong 2 ngày không khai thác. Sau đó, máy bay và trang thiết bị tiếp tục được làm vệ sinh tổng thể. Riêng máy bay, sẽ được thay mới hệ thống màng lọc không khí (HEPA) trước khi khai thác trở lại.Nhân viên kỹ thuật thay màng lọc không khí phải mang đồ bảo hộ y tế.
Cả tháng chuẩn bị kế hoạch
Để thực hiện thành công chuyến bay chưa từng có này, đội ngũ kỹ thuật đã tính toán, lên phương án và lắp đặt trang thiết bị trên máy bay vừa phải đảm bảo yêu cầu về y tế vừa đảm bảo an toàn hàng không. Đó là nhóm kỹ sư của Cty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO).
Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Đoàn Minh Tuấn, Phó trưởng Phòng Kỹ thuật (Chi nhánh Bảo dưỡng nội thất, VEACO) cho biết, chuyến bay thành công là công sức của cả tập thể, các bộ ngành cùng phối hợp triển khai. Theo ông Tuấn, giữa tháng 7, phòng ông nhận được chỉ lệnh nghiên cứu "thiết kế" máy bay cho phù hợp, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo an toàn hàng không. Một tổ 6 kỹ thuật viên được thành lập.
Để đi đến phương án cuối cho chuyến bay, ở cấp tổng công ty họp 4-5 cuộc, còn phòng kỹ thuật có thêm 4 cuộc họp riêng. Cả nhóm đã phải tìm hiểu về phương án thiết kế các buồng cách ly, phòng mổ trên các máy bay các nước đã làm. Sau đó cả nhóm chọn ngăn các khoang bằng rèm nhựa dẻo; lắp cáng trên ghế để thay giường bệnh mà không phải tháo ghế; lắp thêm máy lọc không khí và buồng áp lực dương sử dụng nguồn điện của máy bay.
Theo ông Tuấn, để thiết kế và lắp đặt buồng áp lực dương, tổ kỹ thuật đã nhờ sự hỗ trợ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội (3 người) sang trực tiếp thiết kế lắp đặt. Toàn bộ máy móc lắp đặt thêm trên máy bay, như máy lọc không khí, máy chạy buồng áp lực dương... được tính toán để sử dụng nguồn điện từ máy bay, nhưng không làm hệ thống quá tải.
Do ban đầu có kế hoạch sử dụng 1 máy bay A350, hoặc 2 máy bay A321, nên tổ kỹ thuật cũng phải lên phương án thiết kế cho cả 2 dòng máy bay này. Trước thời gian khởi hành 1 tuần, phương án sử dụng 1 máy bay A350 bay thẳng mới được chốt.
Trước thời điểm chuyến bay khởi hành 5 ngày, phương án tối ưu được thực hiện lắp thử nghiệm trên 1 máy bay A350 để đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau 3 lần thử, phương án cuối cùng được chọn và báo cáo tổng công ty xuống kiểm tra.
Sau đó, máy bay nổ máy chạy thử tải hệ thống điện trong 2 giờ đồng hồ, kết quả là an toàn và khả thi. Trước khi bay 2 ngày, toàn bộ trang thiết bị, kỹ thuật được triển khai lắp đặt chính thức trên chiếc máy bay đến Guinea Xích đạo. Đồng thời, các thiết bị tương tự cũng được triển khai chuẩn bị sẵn sàng với máy bay dự phòng chờ ở sân bay Nội Bài.
Ngoài chuẩn bị trang thiết bị y tế trên máy bay, ông Tuấn và nhóm của mình còn cử 2 nhân viên kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn các trang thiết bị kỹ thuật của máy bay, dự phòng trường hợp máy bay phát sinh kỹ thuật cần phải sửa chữa ngay. Vì sân bay Bata của nước bạn hầu như chưa phục vụ máy bay A350, nên về kỹ thuật phải chuẩn bị kỹ. Cùng với đó, 1 tổ kỹ thuật cũng được chuẩn bị cho máy bay dự phòng.
"Đa số những kỹ sư này đều có kinh nghiệm phục vụ các chuyến chuyên cơ, đã bay các chuyến giải cứu công dân trước đó. Họ được lựa chọn từ hàng chục người tình nguyện tham gia", ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, từ mỗi chuyến bay "giải cứu" công dân, những kinh nghiệm được tích luỹ, sẵn sàng cho các nhiệm vụ sau, sẵn sàng lên đường khi có lệnh.
Chuyện những người xung phong
Thành viên phi hành đoàn Hoàng Trung Kiên (40 tuổi, Trung tâm Kiểm soát tải trọng VIAGS) chia sẻ, anh từng tham gia các chuyến bay "giải cứu" công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc), từ Canada, vùng chiến sự Libya... về nước. Khi hay tin Vietnam Airlines được Chính phủ giao thực hiện chuyến bay đón lao động tại Guinea Xích đạo về, anh Kiên là một trong những người tình nguyện đầu tiên.
Với các chuyến bay "giải cứu", anh Kiên phải tính toán để sắp xếp tải trọng trên khoang hành khách, hàng hoá cho máy bay cân bằng, và phải làm thay cả công việc của công nhân bốc xếp hàng hoá - những công việc với chuyến bay thông thường sẽ do nhân sự nước sở tại thực hiện.
Làm công việc chân tay trong bộ đồ bảo hộ y tế là điều không hề dễ chịu với bất kể ai, nhưng với anh Kiên, làm nhiều rồi cũng quen. "Với các chuyến bay đặc biệt thế này, công việc của mỗi thành viên trên chuyến bay đều phải tùy cơ ứng biến, vì trước khi đi cũng chưa biết các tình huống cụ thể, phát sinh. Thêm nữa, chuyến bay này có hơn 1 nửa hành khách được xác định đã nhiễm bệnh nên càng nguy hiểm hơn. Vợ con thì ủng hộ tôi đi chuyến này, nhưng mẹ tôi vẫn trăn trở", anh Kiên chia sẻ.
Cơ trưởng A350 Phạm Đình Hưng, 1 trong 5 phi công thực hiện chuyến bay cho biết, ông xung phong vì đây là chuyến bay "khó", nhiều thách thức, đường bay này chưa ai bay bao giờ, trên chuyến bay có cả bệnh nhân. Phi công Hưng cũng từng tham gia các chuyến bay giải cứu công dân các vùng có dịch về nước, hay khi chiến sự Libya xảy ra. Tuy nhiên, các chuyến trước đây, theo ông, chỉ rời vùng chiến sự là yên tâm.
Còn chuyến bay này, khi tất cả về an toàn, vẫn phải chờ đợi ít nhất 15 ngày sau mới yên tâm được. "Nếu nói không lo lắng thì không đúng, nhưng tôi tin tưởng vào các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mà Việt Nam và hãng hàng không đã được áp dụng hiệu quả trong thời gian qua. Tôi cũng rất tự hào khi tham gia điều khiển chuyến bay này. Vợ con đều ủng hộ, tôi chỉ tiếc một chút khi lỡ hẹn với chương trình dã ngoại cùng lớp của cậu con trai thứ 2, vì năm nay cháu sẽ lên cấp 3. Tôi chỉ mong dịch bệnh sớm được ngăn chặn để cuộc sống bình thường trở lại", phi công Hưng nói.
Toàn bộ 17 thành viên phi hành đoàn (trừ y bác sĩ) của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay đón 219 lao động Việt Nam tại Guinea Xích đạo về nước đều có đơn xung phong. Những người này được chọn ra từ hơn 150 đơn tình nguyện tham gia của nhân sự các bộ phận khác nhau. Tất cả cùng chung mục tiêu, mong muốn tham gia đón đồng bào về nước nhanh nhất, an toàn nhất.
Tâm sự của tiếp viên Vietnam Airlines phục vụ 129 khách nhiễm Covid-19 trên chuyến bay từ Guinea Xích Đạo về nước Chia sẻ với Dân Việt, anh Nguyễn Hữu Trung, tiếp viên Vietnam Airlines trên chuyến bay VN6 chở 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước và phục vụ trong khoang có 129 khách nhiễm Covid-19, cho biết khi máy bay tiếp đất chúng tôi đã khóc vì cảm động, vì tự hào, và hạnh phúc. Là một trong những...