Thông tin mới nhất vụ xin nhận chìm 700.000m3 bùn xuống biển
Doanh nghiệp ở Thừa Thiên- Huế xin nhận chìm hơn 700.000m3 bùn xuống biển vừa có văn bản nêu phương án tận thu vật liệu nạo vét.
Liên quan đến vụ doanh nghiệp xin nhận chìm hơn 700.000m3 bùn thải xuống biển, chiều nay (14.11), tin từ Công ty TNHH 1 thành viên Hào Hưng Huế (Công ty Hào Hưng Huế) cho biết, doanh nghiệp này vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế về phương án tận thu vật liệu nạo vét.
Theo đó, sau khi không được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế chấp thuận phương án nhận chìm khoảng 715.000m3 bùn thải xuống biển khi thực hiện dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây ( huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế), Công ty Hào Hưng Huế đã tính toán đưa ra 3 phương án tận thu vật liệu nạo vét.
Dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây chậm tiến độ khó khăn về vị trí đổ 1,2 triệu m3 bùn nạo vét.
Phương án thứ nhất phía doanh nghiệp đưa ra là xin thăm dò các vị trí, khu vực quanh bến số 3 Cảng Chân Mây, nơi nào có cát sẽ bơm vào san lấp mặt bằng bến số 3. Công ty cam kết sẽ đóng đầy đủ các loại thuế, phí để tận dụng vật liệu nạo vét.
Phương án thứ 2 của doanh nghiệp là khối lượng vật liệu nạo vét còn lại sẽ bơm vào bến số 4, số 5 bằng phương án làm kè xung quanh bến và sử dụng vải địa để chống tràn vật liệu nạo vét ra bên ngoài. Hiện doanh nghiệp đang triển khai hồ sơ thiết kế phương án này.
Video đang HOT
Phương án thứ 3 là nếu các phương án trên thiếu khối lượng cát và thiếu nơi chứa vật liệu nạo vét, Công ty Hào Hưng Huế xin tận thu vật liệu tại khu vực có ký hiệu KT1 và bơm vật liệu nạo vét vào lại khu vực này. Phía doanh nghiệp cam kết làm đúng phương án thiết kế và hồ sơ bảo vệ môi trường.
Trước đó, Công ty Hào Hưng Huế- chủ đầu tư dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây- gửi văn bản đến Bộ TNMT, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phản ánh việc hiện doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về vị trí đổ 1,2 triệu m3 bùn nạo vét khi thực hiện dự án. Tình trạng này khiến dự án chậm tiến độ trong việc thực hiện các hạng mục.
Trên cơ sở đó, Công ty Hào Hưng Huế đưa ra phương án nhận chìm ngoài biển khoảng 715.000m3 bùn trong trường hợp không đổ được vật liệu nạo vét lên bờ. Vị trí dự kiến đổ bùn nằm cách bờ biển khoảng 3km.
Sau khi thông tin về đề xuất của Công ty Hào Hưng được đăng tải trên báo chí, một lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế lên tiếng rằng tỉnh đã có văn bản trả lời không đồng ý với phương án nhận chìm bùn thải xuống biển của doanh nghiệp. Theo vị lãnh đạo này, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh nhanh chóng hoàn thành thủ tục bàn giao mặt bằng để doanh nghiệp có địa điểm đổ chất thải nạo vét.
Trong khi đó, trong văn bản trả lời Công ty Hào Hưng Huế, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam- đơn vị được Bộ TNMT giao chủ trì xử lý đề nghị nhận chìm vật liệu nạo vét của doanh nghiệp- cho biết có thể thực hiện phương án nhận chìm bùn thải ở biển.
Cụ thể, theo Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, trong trường hợp không thể thực hiện phương án tận dụng vật liệu nạo vét, Công ty Hào Hưng Huế có thể xử lý theo các phương án khác, trong đó có phương án nhận chìm ở biển. Việc thực hiện phương án nhận chìm ở biển, Công ty Hào Hưng Huế phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm.
Văn bản của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam nêu rõ việc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm bùn ở biển của Công ty Hào Hưng Huế phải thực hiện theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Nghị định số 40/2016/NĐCP ngày 15.5.2016 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 8.2.2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018; hướng dẫn của Bộ TNMT và các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo Danviet
Tổng cục Biển và hải đảo trả lời đề nghị nhận chìm 700.000m3 bùn thải
Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đã có văn bản trả lời đề nghị của doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế về việc nhận chìm hơn 700.000m3 bùn thải xuống biển.
Liên quan đến vụ doanh nghiệp xin nhận chìm hơn 700.000m3 bùn thải xuống biển, hôm nay (5.11), trao đổi với PV Dân Việt, ông Thang Văn Hóa - Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên Hào Hưng Huế (Công ty Hào Hưng Huế) - cho biết, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ TNMT) đã có văn bản trả lời đề nghị của Công ty.
Theo ông Hóa, trong văn bản trả lời Công ty Hưng Huế, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này có thể thực hiện phương án nhận chìm bùn thải ở biển.
Dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây chậm tiến độ khó khăn về vị trí đổ 1,2 triệu m3 bùn nạo vét.
Ông Hóa cho hay, việc nhận chìm bùn thải ngoài biển mà Công ty đề nghị là phương án được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây đã được Bộ TNMT phê duyệt.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đã trả lời đề nghị của Công ty Hào Hưng Huế bằng văn bản số 889/TCBHĐVN-KSBVB do Phó tổng cục trưởng Vũ Trường Sơn ký. Tại văn bản này, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam cho biết đơn vị được Bộ TNMT giao chủ trì xử lý đề nghị nhận chìm vật liệu nạo vét để đẩy nhanh tiến độ dự án của Công ty Hào Hưng Huế.
Văn bản Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đề nghị Công ty Hào Hưng Huế nghiên cứu sử dụng phương án tận dụng vật liệu nạo vét để san lấp chống xói lở bờ biển, tạo bờ của bến hoặc đổ cho các bến kế bên nhằm phù hợp với quan điểm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.
Theo văn bản này, trong trường hợp không thể thực hiện phương án như trên, Công ty Hào Hưng Huế có thể xử lý theo các phương án khác, trong đó có phương án nhận chìm ở biển. Việc thực hiện phương án nhận chìm ở biển, Công ty Hào Hưng Huế phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm.
Văn bản của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam nêu rõ việc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm bùn ở biển của Công ty Hào Hưng Huế phải thực hiện theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; nghị định số 40/2016/NĐCP ngày 15.5.2016 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; nghị quyết 13/NQ-CP ngày 8.2.2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018; hướng dẫn của Bộ TNMT và các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Như tin đã đưa, trước đó, Công ty Hào Hưng Huế - chủ đầu tư dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) gửi văn bản đến Bộ TNMT, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phản ánh việc hiện doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về vị trí đổ 1,2 triệu m3 bùn nạo vét khi thực hiện dự án. Tình trạng này khiến dự án chậm tiến độ trong việc thực hiện các hạng mục.
Trên cơ sở đó, Công ty Hào Hưng Huế đưa ra phương án nhận chìm ngoài biển khoảng 715.000m3 bùn trong trường hợp không đổ được vật liệu nạo vét lên bờ. Vị trí dự kiến đổ bùn nằm cách bờ biển khoảng 3km.
Sau khi thông tin về đề xuất của Công ty Hào Hưng được đăng tải trên báo chí, một lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lên tiếng rằng tỉnh đã có văn bản trả lời không đồng ý với phương án nhận chìm bùn thải xuống biển của doanh nghiệp. Theo vị lãnh đạo này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh nhanh chóng hoàn thành thủ tục bàn giao mặt bằng để doanh nghiệp có địa điểm đổ chất thải nạo vét.
Dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây có tổng mức đầu tư gần 850 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào đầu năm 2019. Theo thiết kế, công trình được xây dựng với quy mô 13ha, trong đó diện tích bến bãi hơn 10ha, còn lại là diện tích khu mặt nước. Dự án này được thực hiện nhằm đáp ứng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng tăng cao.
Theo Danviet
"Tổng cục Biển và Hải đảo phải xử nghiêm vụ bổ nhiệm nhiều cán bộ thiếu tiêu chuẩn" Trao đổi với PV Dân trí ngày 10/7, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn khẳng định, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phải thực hiện, xử lý nghiêm túc theo Kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức; bổ nhiệm công chức và viên chức...