Thông tin mới nhất vụ Giám đốc CDC Hải Dương nhận hối lộ 27 tỷ vụ ‘thổi giá’ kit Việt Á
Với những vi phạm nghiêm trọng liên quan vụ nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Á, UBKT Tỉnh uỷ Hải Dương quyết định khai trừ khỏi Đảng với Giám đốc CDC Phạm Duy Tuyến.
Bị can Phạm Duy Tuyến.
Ngày 31/12, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương đã họp xem xét, thi hành kỷ luật ông Phạm Duy Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Y tế, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương.
UBKT Tỉnh uỷ nhận thấy: ông Phạm Duy Tuyến với cương vị là Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương, khi thực hiện việc ký hợp đồng mua sắm thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đã vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra theo quy định của pháp luật.
Ông Phạm Duy Tuyến đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và những điều đảng viên không được làm, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng và ngành y tế tỉnh Hải Dương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Duy Tuyến.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 17/12, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương cùng Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các nhân sự thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến…
Tối 21/12, Ủy ban Kiểm tra – Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hải Dương ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Phạm Duy Tuyến.
Đồng thời, Sở Y tế Hải Dương cũng ra quyết định tạm đình chỉ công tác ông Tuyến cho đến khi kết thúc điều tra, xác minh của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Ngày 31/12, mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn xác định, Ngoài hành vi đã khởi tố, Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Việt Á và Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương còn có hành vi đưa, nhận hối lộ số tiền 27 tỷ đồng.
Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ; đồng thời, ra các Quyết định, thủ tục tố tụng.
Cụ thể, quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á về tội Đưa hối lộ.
Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương về tội Nhận hối lộ.
Thủ tướng: Tránh lãng phí, lợi ích nhóm trong mua sắm kit xét nghiệm
Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo chống dịch các cấp tổ chức mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc và vaccine khoa học, tránh lãng phí.
Nội dung này được nêu trong công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 22/9.
Theo đó, trong quá trình chống dịch, Ban Chỉ đạo các cấp được yêu cầu mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine... khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, lợi ích nhóm.
Để tránh lãng phí nguồn lực, trong công điện gửi các địa phương ngày 20/9, Bộ Y tế cũng đề nghị xét nghiệm theo nhóm, địa điểm nguy cơ, thay vì trên diện rộng như trước.
Với các quy định người ngoại tỉnh vào địa phương, hiện nhiều tỉnh, thành phố đưa ra yêu cầu phải tiêm vaccine, có giấy xét nghiệm Covid-19 trong 72 giờ... Các hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng đây là sự lãng phí, gây cản trở lưu thông và khiến họ tăng rất nhiều chi phí trong mùa dịch.
Phổ giá xét nghiệm PCR hiện khoảng 200.000 đồng một người cho mẫu gộp 10 người, 700.000 - 800.000 đồng cho 1 mẫu đơn.
14 Hiệp hội trong văn bản gửi Thủ tướng tuần trước cũng kiến nghị Thủ tướng đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá. Họ cũng đề nghị Chính phủ cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Đây là các biện pháp, theo họ, giúp giảm giá xét nghiệm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Cũng trong công điện này, Thủ tướng một lần nữa lưu ý không thu phí tiêm chủng hay bất kỳ biểu hiện trục lợi trong tiêm vaccine Covid-19. Việc tổ chức tiêm vaccine phải đảm bảo đúng quy trình, thuận tiện nhất trên tinh thần đảm bảo an toàn, không để dịch bệnh lây lan.
Gần đây tại một số địa phương như Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Bình Định... xuất hiện tình trạng tiêm vaccine thu phí, không đúng đối tượng. Cách đây một tuần, tại Trà Vinh, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Trà Vinh đã bị kỷ luật, cách chức do tổ chức tiêm vaccine cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu tiên.
Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hỗ trợ, mua 44,7 triệu liều vaccine. Đến hết ngày 22/9, cả nước đã tiêm được 35,6 triệu liều vaccine, trong đó 28,7 triệu người tiêm mũi một; 6,9 triệu người tiêm đủ hai liều.
Nghệ An nói mua 28 tỉ đồng kit test từ Việt Á 'đúng quy trình, thủ tục' Tỉnh Nghệ An từng chi 28 tỉ đồng để mua các vật tư, sinh phẩm của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An khẳng định việc mua sắm 'đúng quy trình, trình tự và thủ tục'. Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, Nghệ An lấy mẫu xét...