Thông tin mới nhất về vụ 2 cháu nhỏ bị thương do lựu đạn đồ chơi nổ
Sau vụ nổ kinh hoàng, 2 cháu T. và L. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Ngay trong đêm, cháu L. được đưa về còn cháu T. bị nát 2 đốt ngón tay đã được phẫu thuật.
Thông tin mới nhất về vụ 2 cháu nhỏ bị thương do lựu đạn đồ chơi nổ
Liên quan đến vụ nổ lựu đạn bằng nhựa khiến 2 cháu nhỏ bị thương nặng vào trưa 31/10 vừa qua, hiện tại, sức khỏe 2 cháu Lê Công T. (12 tuổi) và cháu Trần Thùy L. (16 tuổi) cùng trú tại đường Hoàng Thị Loan (phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An) đã ổn định trở lại. Ngay trong đêm, cháu L. đã được các bác sĩ cho về nhà sau khi được cấp cứu và băng bó các vết thương.
Gia đình nạn nhân cho hay, cháu T. do bị nát 2 đốt ở 2 ngón tay và bị thương nặng nên tiếp tục được chuyển ra bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội) để được phẫu thuật.
Theo bà Chiến (70 tuổi, bà của 2 cháu T. và L.) kể lại, vào khoảng 12h trưa 31/10, cả gia đình bà (khoảng 7 người) đang ngồi chơi khi vừa ăn cơm xong. Lúc này, cháu T. cầm ra 1 vật tròn tròn màu xanh như quả lựu đạn để chơi. Thấy lạ, bà Chiến hỏi “quả gì đấy cháu” thì T. trả lời là “đồ chơi cháu nhặt được bà ạ”.
Nghĩ là đồ chơi vô hại nên, bà Chiến vẫn không phản ứng gì. Nhưng khi T. tháo ra rồi cầm kíp nhỏ có dây điện giật mạnh thì bất ngờ 1 tiếng nổ lớn vang lên khiến cả nhà choáng váng.
Bà Chiến vẫn còn hoảng sợ khi nhớ lại sự việc vừa xảy ra.
Vụ nổ khiến cháu T. bị nát 2 đốt ở 2 ngón tay, bị thương ở vùng tay, mặt và chân. Em Trần Thùy L. ngồi gần bên cạnh nên bị mảnh vỡ văng trúng vào vùng đùi chân. Bà Chiến cũng bị 1 mảnh vỡ văng trúng chân, nhưng may mắn bà không bị thương nặng.
“Lúc đó cả nhà đang ngồi ở chiếu vừa ăn cơm trưa xong. Cháu T. nó cầm quả lựu đạn ra chơi. Tôi thấy lạ tôi hỏi cái gì thì cháu nó bảo đồ chơi cháu nhặt được. Nó tháo ra rồi cầm cái kíp hỏi lại bà ơi cái gì đây, rồi nó giật cái dây thì nó nổ to lắm! Cả nhà hoảng sợ. Nếu đó là quả mìn thật thì cả nhà cũng bay mà cháu cũng tan tành rồi chú ạ”- bà Chiến bàng hoàng nhớ lại.
Video đang HOT
Vụ nổ khiến cháu T. bị nát 2 đốt ngón tay. Theo người nhà cho hay, hiện các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho cháu T.
Cũng theo bà Chiến, sau khi nhập viện Quân y 108, cháu T. đã được phẩu thuật thành công và hiện đã khỏe trở lại, có thể đi dạo bình thường. Tuy nhiên, vụ nổ đã khiến cả 2 cháu bị hoảng loạn và rất sợ hãi.
Trao đổi với PV, trung tá Lê Thanh Hải – Phó trưởng công an phường Bến Thủy cho hay, sau khi vụ nổ xảy ra, lực lượng công an đã xuống hiện trường để điều tra làm rõ. Quả lựu đạn trên được làm bằng nhựa cứng, có màu xanh đậm lá cây. Sau khi nổ, thân quả lựu đạn này vẫn còn nguyên vẹn. Hiện quả lựu đạn này đã được phía công an phường niêm phong để điều tra làm rõ xuất xứ và nguồn nổ. Khi nào có kiết quả sẽ thông tin cho cơ quan báo chí.
Nguồn Dailo.vn
Cuộc sống trẻ em ở những nơi ngập rác
Bơi trên những con sông ngập rác hay tìm kiếm những thứ đã bỏ đi làm đồ chơi là hình ảnh quen thuộc của trẻ em ở nhiều khu vực ô nhiễm trên thế giới.
Ở nhiều quốc gia hiện nay, thế hệ tương lai vẫn đang buộc phải tự thích nghi với điều kiện sống ô nhiễm, nơi sông hồ bị ngập đầy trong rác thải, các bãi đất bốc mùi hôi thối.
Cậu bé này đang bơi giữa dòng nước phủ đầy rác trên sông Sabarmati, thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, để tìm kiếm những thứ đồ cúng đã bị ném đi.
Đôi khi, một số vật dụng hữu ích có thể được tìm thấy từ trong các bãi rác. Ba đứa trẻ này tỏ ra thích thú khi đi tìm đồ vật có thể tái chế dọc đường ray xe lửa ở Karachi, thành phố đông dân nhất Pakistan.
Địa điểm vui chơi của trẻ em ở Jakarta, Indonesia, là một con sông ô nhiễm với những đám bọt bẩn nổi lên mặt nước.
Bãi rác thải Ghazipur ở New Delhi, Ấn Độ. Ngoài rác, khu vực này còn có nhiều vũng nước chứa chất lỏng độc hại cho sức khỏe con người.
Khi rác ngày càng chất cao dần, việc di chuyển hay đi lại từ nơi này sang nơi khác càng trở nên khó khăn, đặc biệt đối với lũ trẻ. Trong ảnh, một bé gái đang bước qua biển rác ở chợ thực phẩm La Terminal, ở thành phố Guatemala, Cộng hòa Guatemala.
Sống trong môi trường ô nhiễm, trẻ em bắt đầu hình thành thói quen hay hoạt động thường ngày từ khi còn nhỏ.
Cậu bé này đang đẩy một chiếc xe chở than, tại khu vực tập trung rác thải ở Tondo, Philippines.
Rác thải tại một xưởng da ở thủ đô Dhaka, Bangladesh. Những thứ bỏ đi sẽ được sử dụng để làm thức ăn cho gia cầm. Trong khi đó hoạt động sản xuất tại đây sẽ sinh ra kim loại nặng và axit, ảnh hưởng đến nguồn nước ở các con sông nơi đây.
Một cô gái nhảy từ một đống rác khác tại một xưởng thuộc da ở Dhaka, Bangladesh. Những sản phẩm chất thải sẽ được sử dụng để làm thức ăn cho gia cầm, trong khi thuộc da - mà không xử lý nước thải của nó - phun ra axit và kim loại nặng vào sông của thành phố.
Nhà chơi này của những đứa trẻ được dựng từ vật liệu bỏ đi. Nơi ở của chúng là một khu vực ô nhiễm ở Manila, Philippines.
Bơi lội trên dòng nước ô nhiễm hay tìm kiếm đồ vật bỏ đi từ nơi tập trung rác và biến chúng thành đồ chơi là cách mà những đứa trẻ tự tìm niềm vui cho mình. Đồ chơi của cậu bé trong ảnh là chiếc bánh xe tìm được từ một đống đổ nát.
Chơi trò chơi trên đường phố ngập rác ở tỉnh Santa Fe, Argentina.
Thùy Linh
Theo Business Insider
Khéo tay may thỏ bông cho bé từ tất cũ Mùa đông đã qua rồi, những đôi tất đã không còn là vật dụng thường xuyên nữa. Các bạn có thể tận dụng tất cũ để may thỏ bông đồ chơi cho các bé. - Tất cũ, kéo, kim, chỉ - Bông nhồi, ruy băng. Lộn trái tất, để mặt gót của tất ra phía trước, dùng kéo cắt phần mũi tất để...