Thông tin mới nhất về việc dùng thẻ CCCD gắn chip để rút tiền tại cây ATM
Theo Bộ Công an, tính đến nay đã có 427 lượt công dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip để giao dịch với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng.
Chiều 6-7, Bộ Công an tổ chức phiên họp Ban Chỉ đạo triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đến nay đã có 427 lượt công dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip để giao dịch với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng. Ảnh minh họa: Tuyến Phan
Theo báo cáo, tính đến 27-6-2022, Cục C06 Bộ Công an đã triển khai kết nối dữ liệu chính thức với 11 đơn vị bộ ngành và 14 địa phương. Trong đó có BHXH Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế…
Về triển khai sử dụng CCCD gắn chip trong khám chữa bệnh, đã có 6.378/13.159 cơ sở và hơn 420.000 công dân sử dụng thẻ CCCD trong khám chữa bệnh.
Đặc biệt, C06 triển khai thí điểm sử dụng thẻ CCCD thay thẻ ATM tại một số chi nhánh của các ngân hàng tại Hà Nội và Quảng Ninh. Sau 1,5 tháng triển khai, đến nay đã có 427 lượt công dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip để giao dịch với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng.
Theo C06, điểm nổi bật của việc thí điểm trên là người dân có thể dùng thẻ CCCD để rút tiền mặt, thay vì thẻ ATM như bấy lâu nay. Như trước đây, người dùng chỉ sử dụng mật khẩu để xác nhận thông tin khi rút tiền bằng thẻ ATM. Còn với hình thức mới, người dân có thể quét thẻ CCCD tại cây ATM, hệ thống ngay lập tức kiểm tra thông tin người dùng trên CCCD.
Theo kỳ vọng, hình thức rút tiền bằng CCCD gắn chip sẽ hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xác thực khách hàng, giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ, loại bỏ các rủi ro, sai sót so với kiểm tra đối chiếu chứng minh thư thông thường. Về phía khách hàng, việc xác thực và đối chiếu thông tin qua CCCD chip giúp cho giao dịch tài chính được thực hiện đơn giản, thuận tiện, an toàn và hoàn toàn tự động, nhanh chóng.
Tính đến nay, Bộ Công an đã sản xuất và cấp hơn 65 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân trên cả nước.
Video đang HOT
Đã hoàn thành 9 dịch vụ công mức độ 4
Theo C06, hiện Bộ Công an đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương từng bước hoàn thiện kết nối, chia sẻ, tích hợp cơ sở dữ liệu; đến nay đã hoàn thành 22/25 dịch vụ công thiết yếu theo đề án.
Đối với 11 dịch vụ công do Bộ Công an chủ trì, đã hoàn thành 9/11 dịch vụ công mức độ 4 như: xác nhận số CMND khi đã cấp CCCD, cấp lại hoặc cấp đổi CCCD, khai báo tạm trú, đăng ký và cấp biển số xe mô tô, thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ…
Riêng trong tháng 5-2022, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi thành công, trong đó hơn 930.000 thí sinh đăng ký trực tuyến.
Ngoài ra, công an còn tiếp nhận gần 1.300 hồ sơ đăng ký cấp hộ chiếu online, đăng ký và cấp hơn 500.000 biển số xe mô tô và xe ô tô theo quy định mới về phân cấp đăng ký xe…
Từ vụ cò 'làm nhanh' căn cước: Trình tự cấp, đổi, cấp lại căn cước diễn ra như thế nào?
Từ việc đại úy Lê Ngọc Minh, thuộc Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Gò Vấp (TP.HCM), bị xem xét kỷ luật vì nhận "làm nhanh" căn cước, dư luận đặt vấn đề: "Vậy quy trình cấp, đổi, cấp lại căn cước là bao lâu?".
Nhiều người dân, trong đó có người cao tuổi, đến Công an quận 1 (TP.HCM) xếp hàng lấy căn cước công dân vào tháng 11-2021 - Ảnh: THÁI AN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Hứa Thị Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định, người dân có thể lựa chọn làm căn cước công dân (căn cước) thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại công an cấp huyện, công an cấp tỉnh nơi thường trú, tạm trú.
Về quy trình cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước được quy định cụ thể tại thông tư số 60 của Bộ Công an. Theo thông tư 60, trình tự từ lúc người dân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan công an cho đến lúc được cấp thẻ diễn ra như sau:
Quy trình 6 bước
Bước 1: Người dân mang hồ sơ cần thiết đến công an cấp huyện hoặc các điểm cấp căn cước do công an huyện, công an tỉnh bố trí để nộp hồ sơ.
Bước 2: Cán bộ thu nhận hồ sơ. Bước này, cán bộ công an tìm kiếm dữ liệu công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước; thu nhập vân tay, chụp ảnh, in phiếu thông tin; thu lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Cán bộ công an cấp huyện được phân công phân loại hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước phân loại hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, lập danh sách báo cáo đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội kiểm tra các hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, báo cáo trưởng công an cấp huyện.
Trưởng công an cấp huyện kiểm tra kết quả xử lý hồ sơ và duyệt danh sách hồ sơ đủ điều kiện cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước. Với các hồ sơ không đủ điều kiện, thông báo bằng văn bản cho công dân.
Sau khi trưởng công an cấp huyện duyệt danh sách hồ sơ đủ điều kiện, đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chuyển dữ liệu điện tử cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 4: Cán bộ tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu, phân loại dữ liệu.
Trường hợp đủ điều kiện cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước thì báo cáo giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư đề xuất cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an phê duyệt danh sách cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Trường hợp không đủ điều kiện thì cục trưởng C06 phê duyệt danh sách hồ sơ, thông báo về đơn vị thu nhận hồ sơ.
Bước 5: Sau khi cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phê duyệt, giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tổ chức in hoàn chỉnh thẻ căn cước.
Bước 6: Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư trả thẻ về cho công an địa phương để phát đến tay người dân trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu cục.
"Có đường dây làm căn cước hay không?"
Như vậy, theo luật sư Thảo, việc cấp, đổi, cấp lại căn cước thông qua 2 nơi: công an cấp huyện nơi tiếp nhận (duyệt danh sách làm căn cước, truyền dữ liệu điện tử về Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư) và C06 duyệt in, trung tâm in thẻ và trả thẻ căn cước về.
Về thời hạn xử lý hồ sơ cấp căn cước, trong 2 ngày làm việc công an huyện phải chuyển dữ liệu về cho trung tâm, trong 3 ngày C06 phải hoàn tất việc duyệt in thẻ căn cước và trong 2 ngày làm việc tiếp theo từ khi in hoàn chỉnh thẻ căn cước phải được chuyển trả về công an địa phương.
Ngoài ra, theo luật sư Thảo, Luật căn cước công dân quy định thời hạn cấp mới, cấp đổi căn cước là không quá 7 ngày làm việc đối với thành phố, thị xã; không quá 20 ngày làm việc đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo; còn các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp cấp lại thì không quá 15 ngày làm việc đối với thành phố, thị xã.
Như vậy, với trường hợp được cho "làm nhanh" căn cước trong vòng 4 ngày tại quận Gò Vấp là "bất thường" trong bối cảnh nhiều người dân phải chờ đợi nhiều tháng, thậm chí làm nhiều lần.
"Các cơ quan cần vào cuộc điều tra xác định việc có đường dây làm căn cước trục lợi hay không" - luật sư Thảo đặt vấn đề.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, đại úy Lê Ngọc Minh (36 tuổi), cán bộ Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Gò Vấp đang bị tạm đình chỉ để xem xét kỷ luật vì nhận "làm nhanh" căn cước công dân của người dân ở Gò Vấp.
Theo đó, đại úy Minh nhận "làm nhanh" căn cước công dân cho người dân ở quận Gò Vấp muốn lấy nhanh căn cước nhưng phải "mất phí". Trong khi thời gian qua, báo Tuổi Trẻ Online liên tục nhận được phản ảnh của người dân ở Gò Vấp về tình trạng chậm trả căn cước công dân và kéo dài nhiều tháng, thậm chí hơn một năm.
Đề xuất cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi và người không quốc tịch Bộ Công an đề xuất bổ sung thông tin sinh trắc vào CCCD và nhiều tích hợp khác để bỏ đi những giấy tờ không cần thiết. Đặc biệt, bộ này còn đề xuất cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi và người không quốc tịch. Sau 6 năm triển khai thực hiện luật Căn cước công dân (CCCD), Bộ Công an...