Thông tin mới nhất về người đàn ông bị cắt “của quý” trên đồi
Liên quan tới vụ người đàn ông bị cắt “của quý” đã được các bác sỹ phẫu thuật nhưng do không tìm thấy phần “của quý” bị cắt nên không còn khả năng tái tạo.
Như thông tin đã đưa, sự việc này xảy ra vào khoảng 4-5 giờ sáng 8/12 tại khu vực đồi cao su thôn 12, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Vào thời gian trên, người dân nhận được thông tin về việc ông V. (ngụ thôn 12, xã Xuân Phú) bị cắt “của quý” khi đi lên đồi cao su.
Khi người dân và lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường, nạn nhân đã bị cắt rời bộ phận sinh dục. Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu trong tình trạng không tìm thấy bộ phận sinh dục bị cắt đứt.
Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định nhưng không còn khả năng tái tạo vì phần “của quý” bị cắt đã mất
Chiều ngày 9/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh (đóng ở khu Núi 1, xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), nơi bệnh nhân V. đang điều trị cho biết, vào 7h30 sáng 8/12, bệnh viện tiếp nhận một ca cấp cứu, bệnh nhân ông V. (51 tuổi) nhập viện trong tình trạng trên người có nhiều vết thương. Nặng nhất là dương vật bị cắt cụt, đã được băng bó tạm cầm máu.
Video đang HOT
Ông V. nhập viện trong tình trạng bị đa chấn thương phần mềm ở vùng mặt, đầu, cổ tay, cổ chân. Và đặc biệt là phần dương vật bị cắt đứt lìa. Thời điểm nhập viện, phần dương vật bị cắt rời không có. Bệnh nhân nhập viện tỉnh táo, tuy nhiên huyết áp hơi thấp, máu vẫn còn chảy ở vùng dương vật bị cắt đứt. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cầm máu, xử lý vết thương trên cơ thể, đặt ống thông, tạo hình để bệnh nhân có thể đi tiểu được
“Vì bệnh nhân vào viện không kèm dương vật đã bị cắt, nghĩa là không có cơ hội phục hồi, bởi không có gì để nối”, một lãnh đạo bệnh viện cho biết.
Nhận được tin báo, Công an H.Thọ Xuân đã vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc, đã bắt giữ nghi phạm. Tuy nhiên, nguyên nhân vụ việc chưa được cung cấp.
Được biết, trong sáng nay 9/12, Công an huyện Thọ Xuân cũng đã cử lực lượng tới bệnh viện để thu thập thông tin, củng cố hồ sơ để làm rõ sự việc.
Người dân từ Đà Nẵng về TP.HCM khai báo y tế ở đâu?
Ngành Y tế TP.HCM vừa có hướng dẫn cụ thể việc khai báo y tế với những người từ Đà Nẵng về TP.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, các Trung tâm Y tế quận huyện vừa triển khai thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân từ Đà Nẵng về thành phố từ ngày 1/7.
Theo BS Đinh Thị Hải Yến - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, sau khi triển khai, ngành y tế đang gặp một số vấn đề: Tại các điểm khai báo y tế và lấy mẫu ở các quận huyện người dân đến rất đông, không theo lịch hẹn lấy mẫu của y tế địa phương. Nhiều phản ánh không biết khi nào được xét nghiệm.
Có trường hợp trong gia đình chỉ có 1 người đi Đà Nẵng nhưng cả gia đình kéo tới khai báo y tế để được xét nghiệm dẫn đến số lượng đông và không đúng thực tế. Ngược lại, một số người dân cần khai báo lại không thực hiện khai báo y tế.
Vì vậy, để hoạt động này được triển khai tốt, đảm bảo an toàn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, HCDC đã họp trực tuyến khẩn với 24 Trung tâm Y tế quận, huyện vào chiều ngày 29/7.
Nhằm tránh tình trạng đông người tập trung tại nơi lấy mẫu xét nghiệm, các quận huyện cần lên kế hoạch lấy mẫu. Trạm y tế sẽ lập danh sách người dân về từ Đà Nẵng trên địa bàn phường xã, thực hiện điều tra dịch tễ, khai báo y tế. Danh sách này sẽ chuyển về Trung tâm Y tế để lên kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm, lên lịch xét nghiệm rồi hẹn người dân địa điểm, thời gian lấy mẫu.
Người dân thành phố rời Đà Nẵng từ 1/7 phải khai báo y tế.
Để hỗ trợ ngành Y tế trong đợt tầm soát nguy cơ lây nhiễm này tại TP, ngành Y tế kêu gọi người dân hợp tác, hỗ trợ trong những vấn đề sau:
Tất cả mọi người rời Đà Nẵng từ 1/7 tự giác thực hiện khai báo y tế, cách ly tại nhà. Điều này rất quan trọng vì sẽ giúp kiểm soát nguồn lây (nếu có).
Do số lượng mấy mẫu xét nghiệm khá nhiều nên ngành Y tế sẽ tập trung lấy mẫu tại các địa điểm được thông báo, không lấy mẫu tại nhà.
Sau khi đã có lịch hẹn, khi đi đến nơi lấy mẫu, người dân nhớ đeo khẩu trang và di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Hợp tác với trạm y tế trong khai báo y tế, điều tra dịch tễ, trung thực trong khai báo.
Đợi thông tin hẹn của y tế địa phương về thời gian và địa điểm xét nghiệm. Tránh nghe thông tin không chính xác khiến tập trung đông đúc về một địa điểm, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Nếu không rời Đà Nẵng từ 1/7 thì không cần thực hiện xét nghiệm trong đợt giám sát này.
Nếu chưa cách ly đủ 14 ngày thì dù có kết quả xét nghiệm âm tính, hãy tiếp tục cách ly đủ 14 ngày. Đôi khi chủ quan mà chúng ta có thể vô tình làm lây lan dịch bệnh.
Đề nghị xử lý nữ Tổng giám đốc vì kỳ thị người dân Đà Nẵng Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) TP Đà Nẵng đề nghị cơ quan chức năng cùng cấp của TP Hà Nội xử lý theo quy định pháp luật đối với nữ Tổng giám đốc có hành vi kỳ thị đối với người dân Đà Nẵng Đà Nẵng đang căng mình phòng chống COVID-19 lây lan nhanh. Ảnh: Nguyễn Thành Ngày 29/7, bà...