Thông tin ít ỏi về lực lượng đặc biệt Trung Quốc
Do các dữ liệu về lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc được giữ bí mật nên không có nhiều thông tin về Lực lượng này.
Sau đây chỉ là một số thông tin ít ỏi thu thập được qua một số nguồn khác nhau, xin giới thiệu cùng bạn đọc để “tham khảo”.
1. Lịch sử hình thành
Đơn vị đặc nhiệm đầu tiên được thành lập năm 1988 tại Quân khu Quảng Châu (xem bản đồ). Tiền thân của đơn vị đặc nhiệm này là tiểu đoàn trinh sát độc lập của Quân khu trên có nhiệm vụ hoạt động trong hậu phương của đối phương .
Sau đó, các đơn vị đặc nhiệm tương tự mới được thành lập ở các quân khu khác. Các đơn vị đặc nhiệm có cơ cấu tổ chức -biên chế khác hẳn các đơn vị Lục quân khác của PLA, được trang bị những vũ khí và phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để thực hiện các nhiệm vụ ở hậu phương của đối phương, được qua các khóa huấn luyện và đào tạo dành riêng cho đặc nhiệm .
Lính đặc nhiệm PLA được huấn luyện võ thuật rất bài bản. Ảnh: www.chinanews.com 2.
Cơ cấu tổ chức và biên chế
Hiện nay, Trung Quốc có 07 quân khu (còn được gọi là các “đại quân khu”) và mỗi quân khu đều có trung đoàn đặc nhiệm (còn được gọi là các “đội đặc nhiệm tăng cường”) độc lập riêng của mình, mỗi trung đoàn có 03 tiểu đoàn với tổng quân số khoảng trên dưới 1.000 người.
Ở mỗi cấp tổ chức lại có một phân đội đặc nhiệm đôc lập- cụ thể, ở cấp quân đoàn có một tiểu đoàn đặc nhiệm (tất cả có 18 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 300 đến 400 quân), ở cấp lữ đoàn – có một đại đội ( khoảng 120 lính), ở cấp trung đoàn – có một trung đội đặc nhiệm ( khoảng 30 đến 40 người).
Các trung đoàn đặc nhiệm của từng quân khu có các tên hiệu rất “hoành tráng”, cụ thể như sau :
1) Quân khu Thấm Dương – trung đoàn đặc nhiệm được đặt tên là ” Hổ Đông Bắc”;
2) Quân khu Bắc Kinh – trung đoàn đặc nhiệm “Thanh kiếm thần Phương Đông” ;
3) Quân khu Nam Kinh- trung đoàn đặc nhiệm “Rồng bay”, thành lập năm 1992;
4/ Quân khu Quảng Châu- trung đoàn đặc nhiệm “Thanh kiếm sắc Phương Nam”;
5) Quân khu Lan Châu- trung đoàn đặc nhiệm “Cọp đêm”;
Video đang HOT
6) Quân khu Tế Nam- trung đoàn đặc nhiệm “Diều hâu”;
7) Quân khu Thành Đô- trung đoàn đặc nhiệm “Đại bàng”, thành lập năm 1992.
Ngoài ra, trong thành phần lực lượng đặc nhiệm Quân đội Trung Quốc còn có Đặc nhiệm biển (của Hải quân) với các tên gọi ” Lính đổ bộ đường biển” và Đặc nhiệm đường không (Không quân) “Thanh kiếm sắc của bầu trời xanh”.
Trung Quốc còn có các đơn vị (chính xác hơn là binh đoàn), tuy không chính thức được gọi là đặc nhiệm nhưng được qua các khóa huấn luyện đặc nhiệm rút gọn.
Mặc dù các khóa huấn luyện trên được rút ngắn và đơn giản hóa những vẫn phức tạp hơn nhiều so với các nội dung huấn luyện các lực lượng thông thường khác của PLA .
Đấy là các sư đoàn sẵn sàng chiến đấu cao số 162 (của Tập đoàn quân 54), số 63 (Tập đoàn quân số 21) và 149 (của Tập đoàn quân số 13) .
Lực lượng quân cảnh Trung Quốc cũng có lực lượng đặc nhiệm riêng. Bộ an ninh xã hội cũng có lực lượng đặc nhiệm riêng .
3. Đặc nhiệm Lục quân PLA
Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện lính biệt kích- do thám kiểu như “Ninja” của Nhật Bản. Chính vì vậy mà nội dung chương trình huấn luyện lính đặc nhiệm lục quân cũng mang những dấu ấn “đặc sắc Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp dụng tất cả những kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là các kinh nghiệm tuyển chọn lính đặc nhiệm của Đặc nhiệm Anh SAS .
Trong thời điểm hiện tại, Lực lượng các chiến dịch đặc biệt (tên chính thức – sau đây gọi tắt là Đặc nhiệm) của Lục quân được coi là niềm tự hào của PLA. Đây là lực lượng được lựa chọn, huấn luyện và trang bị đặc biệt để tiến hành các hoạt động biệt kích- trinh sát và các hoạt động phá hoại trong lãnh thổ của đối phương .
Theo các nguồn từ Trung Quốc thì Lực lượng đặc nhiệm Lục quân PLA có cả chức năng tiến hành chiến tranh chống du kích. Để đe dọa và làm mất tinh thần của đối phương, Đặc nhiệm lục quân PLA có quyền áp dụng các phương pháp như tiến hành các hành động khủng bố, tiến hành các chiến dịch tâm lý, tuyên truyền gây dựng và thành lập các tổ chức bí mật chống chính phủ của đối phương và tổ chức các phong trào chống đối trên lãnh thổ nước sở tại, nhất là các phong trào chống đối cuả cả một sắc tộc nào đó .
Các trung đoàn đặc nhiệm của các quân khu chịu sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh quân khu và được sử dụng chủ yếu để tiến hành các hoạt động trinh sát và các hoạt động khác trong khu vực lãnh thổ quân khu đó chịu trách nhiệm .
Công tác lên kế hoạch và tiến hành các chiến dịch có sự tham gia của Đặc nhiệm lục quân trong biên chế của quân khu do Bộ Tham mưu quân khu đó thực hiện.
Trong trang bị của các đơn vị đặc nhiệm Lục quân PLA có các loại súng cá nhân giảm thanh và không khói, các thiết bị nổ ( kể cả các thiết bị nổ ngụy trang trong các đồ dùng, vật dụng dùng trong sinh hoạt , hàng hóa tiêu dùng v.v) , thiết bị nhìn đêm, thiết bị tác chiến điện tử, thiết bị trinh sát vô tuyến điện tử, phương tiện liên lạc, phát tín hiệu, chỉ mục tiêu và dẫn đường ( kể các các phương tiện vũ trụ), các trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành chiến tranh tâm lý, dù để đổ bộ đường không và thiết bị lặn .
Vũ khí, khí tài, trang bị, vật tư và cảc phương tiện ngụy trang được lựa chọn và cấp phát cho đặc nhiệm tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và điều kiện (khí hậu, địa hình…) thực hiện nhiệm vụ.
Đặc nhiệm của các quân khu khác nhau, căn cứ vào khu vực chịu trách nhiệm và nhiệm vụ chiến dịch của các quân khu đó sẽ được trang bị và huấn luyện để tác chiến chống lại các đối phương cụ thể .
Đặc nhiệm phải học và sử dụng được ngôn ngữ của quốc gia đối phương tiềm năng, nghiên cứu đặc điểm dân tộc, phong tục tập quán địa phương, đặc điểm quân đội , hệ thống bảo vệ các sở chỉ huy, các trận địa phòng thủ, trận địa tên lửa đạn đạo (nếu có), các sân bay, các đài radar, các kho và những mục tiêu quan trọng khác trên lãnh thổ đối phương .
Để ngụy trang, Đặc nhiệm Lục quân Trung Quốc có thể mặc quân phục của quân đội đối phương, hoặc trang phục của dân địa phương.
PLA đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện tinh thần- tâm lý và rèn thể lực, nghiên cứu các thủ pháp và kỹ thuật đánh giáp lá cà và đối kháng cho lính đặc nhiệm .Ví dụ, đối với các quân nhân đặc nhiệm hoạt động ở phía Bắc có nhiệt độ thấp và rất thấp vào mùa đông , họ được luyện tập để có thể duy trì được khả năng chiến đấu sau khi trượt tuyết qua một quãng đường dài, trong điều kiện băng giá khắc nghiệt.
Còn ở hướng Đông Nam, đặc nhiệm được huấn luyện để hoạt động trong các khu rừng rậm, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và thảm thực vật đặc hữu của khu vực địa lý đó cũng như kỹ năng leo núi .
Tuy nhiên, có một điểm chung trong chương trình huấn luyện cho Đặc nhiệm Lục quân không phụ thuộc vào đặc diểm của khu vực hoạt động – đó là huấn luyện sử dụng chất nổ, bắn tỉa, liên lạc, điều khiển máy bay không người lái .
Khi chuyển quân, đặc nhiệm sử dụng các phương tiện như ô tô và xe thiết giáp , – xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép, xe ô tô địa hình. Nếu đặc nhiệm phải hoạt động ở một cự ly xa các binh đoàn binh chủng hợp thành và các đơn vị thì để hỗ trợ hành quân và yểm trợ hỏa lực, đặc nhiệm được tăng cường xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải bọc thép và máy bay lên thẳng.
Các xe thiết giáp trong trường hợp này là phương tiện yểm trợ hỏa lực chủ yếu cho Đặc nhiệm. Trong trường hợp không cần phải yểm trợ hỏa lực, Đặc nhiệm lục quân PLA sẽ sử dụng xe ô tô, kể cả các ô tô tốc độ nhanh loại nhỏ.
Phương tiện chủ yếu để đưa Đặc nhiệm vào hậu phương của đối phương là máy bay lên thẳng . Một phương tiện khác cũng có thể được Đặc nhiệm Lục quân PLA sử dụng làm phương tiện vận chuyển và trinh sát là dù bay trang bị các động cơ điện ít tiếng ồn.
Mặc dù mỗi trung đoàn đặc nhiệm thường đều có một phân đội máy bay lên thẳng phối thuộc gồm các máy bay lên thẳng vận tải và yểm trợ hỏa lực nhưng Đặc nhiệm Lục quân Trung Quốc không có các phân đội máy bay lên thẳng trực thuộc như Lực lượng các chiến dịch đặc biệt của Mỹ .
Điểm đáng chú ý là từ lâu, Đặc nhiệm lục quân PLA đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng các UAV ít tiếng ồn và kích thước nhỏ với bán kính hoạt động từ 2 đến 5 km rất có ích cho Đặc nhiệm . Chúng dễ điều khiển và khó bị phát hiện khi đang hoạt động trên lãnh thổ đối phương .
Cũng theo quan điểm của các chuyên gia này, việc sử dụng các máy bay không người lái cho phép giảm số lượng các tổ trinh sát (phải xâm nhập vào lãnh thổ đối phương) và thời gian tìm kiếm các mục tiêu, đảm bảo quan sát một khu vực rộng để phát hiện các mục tiêu của đối phương, cung cấp các số liệu chỉ mục tiêu cho các phương tiện tiêu diệt và hiệu chỉnh hỏa lực của chúng.
Ngoài ra, sử dụng máy bay không người lái còn cho phép giảm thiểu khả năng các nhóm đặc nhiệm bị đối phương phát hiện và tấn công. Trong điều kiện địa hình rừng núi, để đảm bảo hoạt động cho các phương tiện liên lạc vô tuyến điện sóng cực ngắn, có thể sử dụng máy bay không người lái làm trạm chuyển tiếp.
4. Phần cuối
Theo các chuyên gia quân sự Nga (trong đó có Đại tá, phó tiến sỹ lịch sử, chuyên viên khoa học chính Viện Viễn Đông, Viện HLKH Nga A.V. Shlyndov) thì Lực lượng các chiến dịch đặc biệt (Đặc nhiệm) Lục quân PLA là một cơ cấu được tổ chức tốt, có khả năng thực hiện một cách hiệu quả các nhiệm vụ trong các cuộc xung đột vũ trang ở các cường độ khác nhau. Nhưng dĩ nhiên là hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào đối phương.
Theo Đất Việt
Trung Quốc vũ khí hóa Great Firewall thành Great Fire Cannon, đe dọa toàn bộ thế giới
The Register ngày 10/04/2015 đưa tin, Trung Quốc đã nâng cấp hệ thống kiểm duyệt trực tuyến, mang tên Vạn Lý Tường Lửa (Great Firewall), để có thể chặn trang web của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Toronto, Viện Khoa học Máy tính Quốc tế, Đại học California Berkeley và Đại học Princeton đã xác nhận điều mà rất nhiều người nghi ngờ: Trung Quốc đang tấn công các lưu lượng web đi vào nước này để chế ngự các trang web chỉ trích nhà nước độc tài này.
Thông thường, các kết nối đến các máy chủ web tại Trung Quốc phải đi qua các bộ định tuyến biên của quốc gia này, giai đoạn có thể tiêm mã JavaScript độc hại vào các trang web. Mã này buộc trình duyệt của các nạn nhân gửi các truy vấn đến các mục tiêu đã được lựa chọn một cách âm thầm và liên tục.
Trung Quốc vũ khí hóa Great Firewall thành Great Fire Cannon, đe dọa toàn bộ thế giới
Những trang web này cuối cùng sẽ bị quá tải và ngưng hoạt động - một kiểu từ chối dịch vụ - đồng nghĩa với việc thế giới sẽ không thể truy cập vào các trang này.
Hồi tháng 03/2015, một cuộc tấn công như vậy đã được phát động nhằm vào trang GitHub.com, trang lưu trữ hai dự án phá vỡ cơ chế kiểm duyệt của Great Firewall, và GreatFire.org, trang web chuyên chống lại việc chặn các trang web của Trung Quốc.
Tường lửa được vũ khí hóa này được các nhà nghiên cứu gọi là Great Cannon và thường tấn công các truy vấn đến mạng quảng cáo của Baidu tại Trung Quốc. Bất cứ ai ghé thăm một trang web có hiển thị quảng cáo từ Baidu đều có thể vô tình tấn công một trang web nước ngoài mà chính quyền Trung Quốc không thích.
Các nhà nghiên cứu lưu ý, Great Cannon và Great Firewall có cấu trúc rất giống nhau, có chức năng chặn các lưu lượng truy cập web đi vào và đi ra từ Trung Quốc và phân tích chúng trước khi cho lưu lượng đi qua hoặc chuyển hướng chúng.
Tuy nhiên, không giống như Great FireWall, Great Cannon hoạt động với trọng tâm rất hẹp, chỉ chặn lưu lượng truy cập đến một số trang mạng cụ thể trước khi tiêm mã JavaScript vào nó để tiến hành các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, chính Chính phủ Trung Quốc là người đứng sau các hoạt động của Great Cannon. Họ lưu ý, cả Great Firewall và Great Cannon đều được đặt tại các cơ sở được điều hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet Trung Quốc.
"Việc triển khai Great Cannon là thay đổi lớn trong chiến lược của Trung Quốc và có tác động rất dễ thấy. Có vẻ như cuộc tấn công này, có thể gây ra sự phản ứng dữ dội về chính trị, sẽ phải nhận được sự phê duyệt của các quan chức cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc", các nhà nghiên cứu nhận định.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, Trung Quốc không hề đơn độc trong hoạt động này. Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu, Great Canon thực sự rất giống với công cụ QUANTUM mà Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan Tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) đã sử dụng để tấn công các quản trị viên hệ thống và thực hiện các hành động nguy hiểm khác.
Thanh Huyền (dịch từ The Rigister)
Theo NTD
Tàu chiến Trung Quốc đến vùng Baltic vài năm tới? Các đại diện của Quân giải phóng nhân dân (PLA) - Trung Quốc cho biết tàu chiến của nước này có thể sẽ cập các cảng vùng Baltic trong vài năm tới. Phát biểu này được đưa ra tại thủ đô Riga của Latvia khi phía Trung Quốc nói về chiến lược phòng thủ và các quan điểm của nước này về tình...