Thông tin chính thức vụ tượng đài đổ, bé trai bị thương ở Bắc Kạn
Ngày 10.8.2017, tại tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn họp báo để thông báo chính thức về vụ việc bức tượng nằm trọng cụm tượng đài chiến thắng Bắc Kạn bị gãy đổ gây thương tích cho 1 bé trai 12 tuổi.
Theo đó, sự việc xảy ra vào khoảng 20h40 ngày 9.8, tại sân quảng trường Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn, một bức tượng nhỏ nằm trong quần thể 5 bức tượng bất ngờ gãy đôi và đổ xuống, gây thương tích cho cháu Lường Văn Trân (12 tuổi, trú tại tổ 11a, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn).
Bức tượng gãy đổ (nhỏ) nằm trọng cụm tượng gồm 5 bức.
Ông Hà Văn Trường, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn cho biết: Nhiều phương tiện thông tin đại chúng thông tin là tượng đài bất ngờ đổ sập là không chính xác, đây chỉ là một bức tượng nhỏ nằm trong cụm tượng và nằm trong Dự án tượng đài chiến thắng Bắc Kạn.
Bức tượng gãy đổ.
Video đang HOT
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do có 3-4 trẻ em đùa nghịch làm xô lệch bức tượng Kim Đồng, trong đó 1 em đu lên cánh tay bức tượng đã làm bức tượng gãy đổ và cháu Lường Văn Trân đã bị ngã theo dẫn đến bị thương ở chân. Ngay sau khi xảy ra sự việc, các ngành chức năng đã lập biên bản sự việc, xác định nguyên nhân và thăm hỏi, động viên cháu Lường Văn Trân. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn cũng đã thông tin cho đơn vị thi công để sớm có biện pháp khắc phục, tu sửa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi, động viên bé trai bị thương do tượng gãy đổ.
Ông Hà Văn Trường cho biết thêm, phần gãy đổ của bức tượng nằm trong hạng mục mỹ thuật của Dự án tượng đài chiến thắng Bắc Kạn, dự tính việc sửa phần gãy đổ mất khoảng 7 triệu đồng. Công trình chưa được nghiệm thu chốt khối lượng. Công trình cụm tượng do Công ty Cổ phần Mỹ thuật Hữu Nghị Hà Nội thiết kế, thi công. Thời gian đục tượng từ năm 2005. Còn Dự án tượng đài chiến thắng Bắc Kạn được triển khai từ năm 1998 và trải qua nhiều chủ đầu tư như thị xã Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn), Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên do khó khăn về kinh phí nên dự án chưa thể triển khai đồng bộ mà chỉ mới thực hiện một số hạng mục.
Tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, em Lường Văn Trân đã được các bác sỹ chăm sóc, chân trái của em Trân bị bong dây chằng chéo đầu gối, sức khỏe vẫn bình thường. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cũng đã đến thăm hỏi, động viên cháu bé bị thương và gia đình. Ông Hưng cho biết, đây là sự việc không mong muốn, tỉnh đã yêu cầu các cấp ngành liên quan báo cáo sự việc, khẩn trương khắc phục sự cố và điều tra nguyên nhân; có biện pháp đảm bảo an toàn tốt hơn; đồng thời cần có cảnh báo cho người dân, trẻ nhỏ chơi đùa gần khu vực các bức tượng.
Quần thể tượng tượng đài gồm 10 bức tượng, chia làm 2 cụm tượng, mỗi cụm 5 bức, đặt 2 bên phía trước sân Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn; đây là những bức tượng nằm trong Dự án tượng đài chiến thắng Bắc Kạn do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn làm chủ đầu tư. Cụm tượng được hoàn thành vào đầu năm 2015 với tổng kinh phí dự toán được phê duyệt là 4 tỷ 536 triệu đồng. Các bức tượng được làm bằng đá xanh, sau khi đục các phần thì được gắn vào với nhau. Sau thời gian mưa nắng, các lớp keo không kết dính dẫn đến tượng bị xô lệch khi có tác động và đổ.
Tại các quần thể tượng có biển cấm leo trèo, làm hỏng tượng. Khu vực này vào buổi tối có nhiều trẻ em và người lớn đến chơi, đi dạo, song tại khu vực lại không có hàng rào ngăn nên nhiều trẻ thường leo trèo lên các bức tượng để chơi đùa.
Theo Đức Hiếu (TTXVN)
Trồng rau đặc sản dưới tán hồng, mỗi tháng thêm 3 triệu đồng bỏ túi
Chị Nông Thị Kim, ở thôn Bản Ngù, xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) trồng xen canh hơn 3.000m2 cây rau đặc sản bò khai dưới tán cây hồng. Cây hồng không hạt có đặc điểm vươn cao, tán rộng nên giữ ẩm cho đất rất tốt khi cây rau bò khai lại ưu ẩm, bóng râm.
Tận dụng diện tích trồng hồng không hạt đã cho quả lâu năm, gia đình chị Nông Thị Kim trồng xen canh hơn 3.000m2 cây rau bò khai.
Gia đình chị Kim và nhiều hộ dân xã Cao Trĩ có thêm thu nhập nhờ trồng xen canh rau bò khai dưới tán cây hồng không hạt.
Việc trồng xen canh này giúp gia đình chị Kim có thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích. Với 200 cây hồng không hạt, mỗi năm gia đình thu về trên dưới trăm triệu đồng, còn rau bò khai cho thu nhập thường xuyên mỗi tháng khoảng hơn 3 triệu đồng.
Từ hiệu quả thực tế, nhiều hộ dân xã Cao Trĩ cũng thực hiện trồng xen canh cây rau bò khai dưới tán cây hồng không hạt. Hiện nay, xã Cao Trĩ có khoảng 5ha diện tích trồng rau bồ khai thì hơn 50% được trồng dưới tán cây hồng không hạt. Năm 2017, toàn xã tiếp tục trồng mới 3ha rau bò khai.
Diện tích này được ngành chuyên môn khuyến khích người dân trồng xen canh dưới tán cây để mang lại lợi ích kép, tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất nhưng đối với việc trồng dưới tán cây hồng phải có độ tuổi từ 8 năm trở lên bởi cây rau bò khai thuộc họ cây leo.
Do có địa hình đồi dốc thoai thoải, khí hậu mát mẻ nên thôn Khuổi Luông được xã Khang Ninh quy hoạch thành vùng phát triển cây ăn quả, trọng tâm là cây hồng không hạt. Đây được coi là giải pháp giúp người dân vùng cao giảm nghèo bền vững. Từ năm 2011, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Chương trình 30a giúp thôn Khuổi Luông mỗi năm trồng mới hơn 1.000 cây hồng không hạt.
Tận dụng diện tích trồng cây hồng không hạt ở 4 năm đầu, người dân nơi đây trồng xen canh cây dong riềng. Với khả năng sinh trưởng nhanh, độ che phủ mặt đất tốt cây dong riềng giúp đất giữ ẩm, kiềm chế cỏ dại tạo điều kiện cho cây hồng không hạt phát triển.
Vì vậy, quá trình chăm sóc cây dong riềng với hồng không hạt được diễn ra đồng thời sẽ tiết kiệm được thời gian, sức lao động. Hình thức này gia tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác.
Ông Lý Văn Nhạy- Phó Chủ tịch UBND xã Khang Ninh cho biết: Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân vùng cao từng bước ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững, xã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế cho từng vùng, chú trọng phát triển cây ăn quả lâu năm như cây mận, hồng không hạt, cây đào...Thế nhưng để trở thành sản phẩm hàng hóa cũng phải mất thời gian khoảng 5 năm hoặc lâu hơn.
Theo ông Nhạy, tuy không khuyến khích việc trồng xen canh gây cản trở việc phát triển của cây nhưng thực tế ở các thôn vùng cao chủ yếu là đất đồi dốc, đất khô, việc trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như ngô, dong riềng, lạc...với những diện tích trồng cây ăn quả ở mấy năm đầu vừa chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất giúp tỉ lệ cây mới trồng sống cao, người dân có thêm thu nhập trong quá trình đợi cây ăn quả cho thu hái.
Theo kế hoạch, mỗi năm huyện Ba Bể phấn đấu trồng mới hàng trăm ha cây ăn quả, hướng tới hình thành vùng sản xuất chuyên canh. Do vậy chính quyền địa phương và ngành chuyên môn cần nghiên cứu, đưa ra các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với hình thức trồng xen canh để giúp người dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, xóa nghèo hiệu quả cho người dân./
Theo Hà Nhung (Báo Bắc Kạn)
Cao Bằng: "Giặc" châu chấu xâm nhập 7 huyện, đối phó khó khăn Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cao Bằng, từ đầu tháng 3 đến nay, tại Thành phố và các huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An bùng phát nhiều ổ dịch châu chấu gây hại chủ yếu trên cây ngô, cây thuốc lá và cỏ dại, bờ bụi... với diện tích nhiễm gần 500 ha. Trong đó, tập...