Thông tin chính thức về vụ việc ‘bảo vệ đánh công nhân’ tại Bình Phước
Từ tối 12 đến ngày 13/9, trên mạng xã hội đã lan truyền những hình ảnh từ một clip đưa lên mạng được cho là bảo vệ Công ty TNHH sản xuất giày dép Grand Gain (đóng tại Khu Công nghiệp Đồng Xoài 2, tỉnh Bình Phước) đã đánh công nhân trong công ty.
Người quay clip đã có những lời lẽ kích động nhằm mục đích xúi giục công nhân nghỉ việc tập thể.
Công ty TNHH sản xuất giày dép Grand Gain khẳng định không có chuyện bảo vệ đánh công nhân. Ảnh: baobinhphuoc.com.vn
Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước đã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành xác minh vụ việc.
Kết quả theo dõi lại băng ghi hình từ camera của công ty cho thấy có một nhóm người áo xanh đã xông vào Phòng bảo vệ của Công ty TNHH sản xuất giày dép Grand Gain gây gổ.
Vụ việc được xác minh: Vào chiều tối 12/9, trong quá trình kiểm tra các xe hàng ra khỏi công ty, có một chiếc xe không có đầy đủ giấy tờ theo quy định nên bảo vệ công ty không cho xe ra khỏi cổng. Từ lý do này đã gây ra việc cự cãi dẫn đến đánh nhau giữa bảo vệ và người lái chiếc xe trên.
Video đang HOT
Ông Lý Nhành Phúc Đại, đại diện phát ngôn Công ty TNHH sản xuất giày dép Grand Gain cho biết: Công ty đi vào hoạt động từ năm 2016, có 100% vốn Đài Loan (Trung Quốc). Công ty thường xuyên có 3.700 – 3.800 công nhân làm việc. Qua clip ghi lại từ camera công ty và qua tìm hiểu vụ việc cho thấy không có chuyện bảo vệ công ty đánh công nhân công ty. Nhưng những lời lẽ kích động của người quay clip và quay clip không đầy đủ đưa lên mạng xã hội đã khiến dư luận hiểu lầm, kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước Việt Nam.
Hiện cơ quan chức năng đã báo cáo vụ việc với chính quyền địa phương để làm rõ và có biện pháp xử lý những người liên quan. Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giày dép Grand Gain một lần nữa khẳng định không có việc bảo vệ hành hung, đánh công nhân của công ty.
Dương Chí Tưởng
Theo TTXVN
Vụ hàng chục người cấp cứu sau ăn đám cưới ở Bình Phước: Bất thường từ 2 biên bản
Ngày 11.9, LĐO đã có bài: "Vụ hàng chục người vào bệnh viện cấp cứu, sau khi ăn đám cưới" ở Bình Phước: Đưa nhau ra toà".
Bài báo phản ánh nhà ông Nguyễn Văn Nhiên (xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) tổ chức đám cưới cho con trai vào trưa 8.7, sau đó, nhiều thực khách có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phải vào bệnh viện cấp cứu...
Sau khi ăn cưới ngày 8.7, hàng chục thực khách phải vào bệnh viện cấp cứu. Ảnh: T.L
PV Lao Động tiếp tục nắm được thông tin cho thấy có dấu hiệu bất bình thường trong xử lý vụ việc từ cơ quan chức năng. Cụ thể, tại 2 biên bản làm việc, xác minh thông tin ngộ độc thực phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bình Phước đã thể hiện một số điều... khác thường.
Mặc dù cùng xử lý một vụ việc, nhưng Chi cục ATVSTP đã lập 2 biên bản cùng số "01/BBLV-ND", lập cùng lúc 9h30 ngày 9.7.2018, tại nhà ông Nhiên - nơi diễn ra đám cưới. Tuy nhiên, biên bản thứ nhất được ký và ghi rõ ông Trần Minh Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, trưởng đoàn. Còn biên bản thứ 2 được ký bởi ông Mạc Huy Hạnh - Phó trưởng phòng nghiệp vụ - Chi cục ATVSTP.
Biên bản số 01 lập lần thứ nhất... Ảnh: T.L
Điều đáng nói, tại biên bản thứ nhất, ghi rõ đoàn làm việc với chủ nhà gồm 7 người, thì sang biên bản thứ 2, rút xuống còn... 4 người. Trong phần "nội dung làm việc" ở biên bản thứ nhất ghi rõ: "Sau khi nhận được thông tin từ khoa ATTP - Trung tâm y tế thị xã Bình Long, về việc xảy ra ngộ độc thực phẩm tại Bình Long; đoàn xác minh thông tin đã có mặt tại gia đình...".
Đoàn xác minh ghi nhận: "Sau khi sử dụng thực phẩm trên, một số người có biểu hiện các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, chóng mặt và được đưa đi cấp cứu, điều trị tại Trung tâm y tế...".
Trong khi đó, tại biên bản thứ hai, không biết vì lý do gì, các thông tin "nhận được thông tin từ khoa ATTP - Trung tâm y tế thị xã Bình Long về việc xảy ra ngộ độc thực phẩm tại Bình Long" hoàn toàn... biến mất. Trái lại, biên bản này ghi: "Theo thông tin chủ nhà cung cấp...", "tại nhà chủ nhà có ghi nhận được 1 số ca có dấu hiệu bị ngộ độc..."(?).
Biên bản thứ 2 có cùng số, cùng ngày... Ảnh: T.L
Trong khi ở biên bản thứ nhất không hề ghi nhận "mẫu thực phẩm", thì tại biên bản thứ hai, lại thêm nội dung "Tại cơ sở được đặt tiệc có 3 mẫu thực phẩm do gia chủ cung cấp: - Xôi gấc (100g) - Gỏi (tai heo hải sản ngó sen) - Rau ăn lẩu...".
Theo chị Nguyễn Thị Thuỳ Liên - con gái ông Nguyễn Văn Nhiên: "Sau khi đã lập biên bản ngày 9.7 (có giao cho bố mẹ chị Liên một bản - PV), thì mới đây, ngày 5.9, bất ngờ có 4 cán bộ xuống làm việc với bố tôi lần thứ 2. Nhưng không hiểu tại sao biên bản làm việc lần thứ 2, vào ngày 5.9, họ lại ghi lùi thời gian ngày 9.7, với nội dung làm việc như nhau, nhưng lại khác biệt ở rất nhiều chi tiết?".
CAO HÙNG
Theo LĐO
Tăng cường phối hợp giữ vững an ninh trật tự vùng giáp ranh Lâm Đồng có 9 huyện giáp ranh với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Lắk và Đắk Nông. Để giữ vững ANTT vùng giáp ranh, Công an các huyện đã ký kết Quy chế phối hợp bảo đảm ANTT với Công an huyện bạn. Từ nhiều năm qua, Công an huyện Đơn Dương đã phối hợp chặt chẽ...