Thông tin chính thức về vụ “Uống rượu say, ấn nhầm nút xả lũ”!
Chiều 20-3, Công an tỉnh Phú Yên đã thông tin chính về quá trình điều tra vụ đối tượng xả lũ gây xôn xao dư luận trên địa bàn..
Lúc 2h15′ ngày 15-3, Ban Quản lý hồ chứa nước Suối Vực, thôn Suối Bạc, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) phát hiện cửa xả lũ số 1 bị đứt dây cáp làm cho lượng nước đổ về hạ lưu lớn, gây thiệt hại tài sản của người dân ở 3 xã Suối Bạc, Sơn Nguyên và Sơn Hà, huyện Sơn Hòa (làm cuốn trôi 02 con bò, 13 máy bơm, 150m ống nước, 15 tấn mía cây đã chặt; làm ngập úng 5.300m2 ruộng mía, 700m2 ruộng dưa hấu). Đến 3h cùng ngày, nhân viên Ban Quản lý hồ Suối Vực đã tiến hành thao tác đóng được cửa xả lũ, không cho nước thoát ra từ lòng hồ đổ về hạ lưu.
Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã tổ chức lực lượng khám nghiệm hiện trường, điều tra, xác minh, mời làm việc nhóm đối tượng gồm: Mang Tân (SN 1991, ngụ thôn Da Dù, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân; tạm trú thôn Suối Bạc, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa), Y Bình (SN 1997) và Sô Y Thành (SN 1997, cùng ngụ thôn Suối Bạc, xã Suối Bạc).
Qua đấu tranh, cả ba khai nhận: chiều 14-3, sau khi bốc mía thuê xong, Mang Tân và Y Bình rủ nhau đến nhà Y Bình tổ chức uống rượu. Khoảng 22h cùng ngày, Y Bình rủ Mang Tân cùng nhau đi xe máy đến khu vực hồ Suối Vực. Trên đường đi gặp Sô Y Thành nên rủ Thành đi cùng. Khi đến hồ Suối Vực, Sô Y Thành quay về thôn để mua rượu. Sau đó, cả 3 rủ nhau lên cầu thang trèo qua hàng rào lưới để vào bên trong tháp khu vận hành xả lũ hồ Suối Vực tiếp tục uống rượu.
Trong quá trình uống rượu, Mang Tân đi vệ sinh cách nơi ngồi uống rượu khoảng 10m và thấy 1 hộp sắt ở gần đó nên tò mò mở cánh tủ hộp ra xem (bên trong có hệ thống các nút điện điều khiển xả nước lũ hồ Suối Vực) và dùng tay ấn vào một trong các nút đó thì thấy hệ thống dây cáp chuyển động. Lúc này, do hoảng sợ và không biết cách dừng hệ thống, Mang Tân đã quay lại nơi cả 3 ngồi uống rượu rủ Y Bình và Sô Y Thành đi về. Khi đó, Sô Y Thành có hỏi Mang Tân: “ Sao chưa uống hết rượu mà về” nhưng Mang Tân không trả lời mà cương quyết rủ đi về nên Sô Y Thành và Y Bình đồng ý đi về.
Video đang HOT
Khi cả 3 đối tượng đi ra khỏi khu vực vận hành xả lũ hồ Suối Vực thì nghe thấy tiếng nước đang xả ầm ầm, nhưng Mang Tân cũng không thông tin gì cho Y Bình và Sô Y Thành biết việc Mang Tân ấn nút hệ thống xả lũ. Sau đó, cả 3 đối tượng đi về nhà ngủ. Quá trình làm việc, Mang Tân đã thừa nhận thực hiện hành vi trên (đã hoàn tất thủ tục giao cho gia đình bảo lãnh). Qua điều tra xác định hành vi của Mang Tân là vô ý, không có mục đích phá hoại.
(Theo Công An Nhân Dân)
Thủy điện xả lũ: Phải nhắn tin qua điện thoại cho người dân biết
Thông tin về thủy điện xả lũ phải cụ thể, rõ ràng để người dân dễ dàng ứng phó. Biện pháp nhắn tin cho toàn bộ hộ dân được đề nghị triển khai.
Vấn đề mà các đại biểu Quốc hội nêu ra trong phiên chất vấn sáng nay (15/11) là thông tin về thủy điện xả lũ phải cụ thể, rõ ràng để người dân dễ dàng ứng phó. Trên thực tế, trong các đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề đối với người dân các tỉnh miền Trung, trong đó có nguyên nhân các hồ thủy điện xả lũ.
Ảnh minh họa.
Các chủ hồ thủy điện cho rằng, trước khi xả lũ đều thông báo cho chính quyền địa phương và người dân ít nhất vài tiếng đồng hồ, bằng những con số cụ thể về lưu lượng xả lũ, vùng ảnh hưởng. Thế nhưng vì sao có những nơi người dân không kịp trở tay khi nước lũ tràn về?
Đợt mưa lũ vừa qua, tỉnh Phú Yên có 2 nhà máy thủy điện xả lũ là thủy điện Sông Ba Hạ và thủy điện Sông Hinh. Có thời điểm thủy điện Sông Ba Hạ xả với lưu lượng trên 10.000m3/ giây, lớn nhất trong vòng 7 năm qua. Đầu nguồn thì thủy điện xả lũ, hạ du mưa như trút nước, ngập lụt kéo dài khiến giao thông chia cắt, hệ thống thông tin liên lạc gần như tê liệt, mất điện... nhiều gia đình rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan".
Ông Nguyễn Văn Minh, ở xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, địa phương nằm sát Sông Ba nên khi nghe thông tin xả lũ, bà con rất lo lắng. Tuy nhận được thông tin thủy điện xả lũ nhưng không ai biết nhà mình có bị ngập hay không, ngập đến đâu. Do vậy mà nhiều gia đình cứ chần chừ không chịu sơ tán, đến khi nước lũ lên nhanh thì mọi chuyện đã muộn.
Ông Nguyễn Văn Minh cho biết: "Nói xả lũ lưu lượng 5.000-10.000 m3/giây, dân không biết được sức nước đó yếu hay mạnh. Nước có vô nhà mình hay không, xả lũ phải nói cụ thể hơn để cho người dân chuẩn bị. Nuôi bò ở ngoài sông, sông cô lập với trong xóm nên khi nước dâng sẽ khiến bò chết ngộp ở sông".
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đề nghị, các chủ hồ cần triển khai xây dựng bản đồ ngập lụt tại từng địa phương, từng vùng ứng với lưu lượng xả. Dựa trên bản đồ này, lãnh đạo chính quyền và ngành chức năng ở địa phương biết được nơi nào ngập, nơi nào chưa ngập và chủ động phòng tránh.
Ông Thế mong rằng, các cơ quan chuyên môn cần phải tính toán lại vùng ảnh hưởng, mực nước dâng khi lũ từ thượng nguồn đổ về cộng với lưu lượng mưa ở vùng hạ du. Đối với công tác thông tin cảnh báo thì việc thông tin không chỉ qua những phương tiện truyền thống như hệ thống truyền thanh cơ sở mà phải sử dụng cả tin nhắn điện thoại.
Ông Trần Hữu Thế đề nghị: "Trên cơ sở thông tin các thủy điện thông báo tôi đề nghị ngành thông tin, truyền thông có chỉ đạo định hướng với các nhà mạng để các nhà mạng quét hệ thống thuê bao của mình trong địa bàn bị ảnh hưởng nhắn tin hàng loạt để cho nhân dân biết. Động tác này không tốn kém mấy nhưng thể hiện trách nhiệm của nhà mạng vào thời điểm này. Thủy điện sông Bạ Hạ có nhắn tin thì nhắn tin luôn cho Viettel, VNPT và Sở Thông tin và Truyền thông".
Hiện nay, người dân vùng hạ du các con sông lớn ở miền Trung tiếp nhận thông tin thủy điện xả lũ chủ yếu thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường. Sau khi tiếp nhận thông tin về xả lũ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương lập tức truyền thông tin đó đến hộ dân thông qua hệ thống loa truyền thanh không dây này. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, cùng với việc củng cố hệ thống loa truyền thanh, các chủ hồ thủy điện cần triển khai lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ, xây dựng bản đồ ngập lụt và lắp đặt thêm nhiều trạm đo mưa tại lưu vực hồ và vùng hạ du để tính toán lượng nước về hồ và khả năng ngập lụt ở vùng hạ du.
Ông Lê Trí Thanh: "Lắp đặt các trạm đo mưa, trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh. Có thể là trạm đo mưa cộng đồng, có thể là trạm đo mưa do các chủ hồ lắp đặt ở hồ và hạ du vùng ảnh hưởng. Mật độ khoảng 250 km2 /1 trạm nhưng hiện nay toàn tỉnh mới có 17/40 trạm. Việc lắp đặt đưa ra các dự báo rất quan trọng bởi dự báo không chính xác sẽ dẫn đến lý đưa ra quyết định không chính xác, hậu quả để lại tốn kém rất nhiều".
Thời gian qua, Dự án thiết lập mạng lưới đo mưa cộng đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai tại các tỉnh miền Trung đã tăng dày các trạm đo mưa. Với hàng trăm thùng đo mưa đặt tại những vùng ngập lụt và khu vực các hồ chứa nước, đập dâng giúp người dân tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Người dân vùng lũ có thể biết tương đối chính xác cường độ mưa xảy ra tại địa bàn mình. Từ đó, dùng điện thoại di động nhắn tin về Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để đơn vị này cập nhật thông tin dữ liệu về lượng mưa đo được vào chương trình quản lý và truyền dữ liệu của địa phương. Ông Nguyễn Văn Vỹ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung - Tây nguyên cho biết, với thiết bị đo mưa tại chỗ, kết hợp với thông tin về lưu lượng xả lũ tại các hồ thủy điện, người dân có thể biết mức độ ngập lụt khu vực hạ du.
Ông Nguyễn Văn Vỹ nói: "Với mức xả như vậy, người dân ở thôn A chẳng hạn người ta biết nếu xả 3.000 m3/giây sẽ ngập ngoài đồng, xả lên 5.000m3/giây sẽ ngập mép làng và xả lên 10.000 m3/giây sẽ khiến làng mình ngập đến 1 mét. Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai phối hợp với địa phương hướng đến việc cộng đồng thấy được trực quan với mức xả như vậy sẽ giúp làng mình, thôn mình ngập đến mức độ nào.
(Theo VOV)
Nhiều vi phạm về xả lũ, thủy điện Hố Hô chỉ bị phạt hành chính? Bộ Công thương ngày 1-11 đã chính thức có báo cáo về việc kiểm tra vận hành xả lũ của các hồ thủy điện tại khu vực miền Trung, đặc biệt là có kết luận về việc xả lũ của Thủy điện Hố Hô Thủy điện Hố Hô xả lũ chiều 31-10 - Ảnh: V.Đ Về bối cảnh vụ xả lũ gây nhiều...