Thông tin chính thức về hầm vượt sông Hồng
Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã có những bài viết liên quan đến việc Hà Nội dự định sẽ xây dựng một hầm vượt sông Hồng, trong đó có nhiều ý kiến trái chiều.
Trước thực tế này, UBND thành phố Hà Nội vừa phát đi thông báo chính thức.
Theo Thông báo của UBND Thành phố, căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng có Báo cáo thẩm định số 108/ BC-BXD, ngày 25/11/2013 trình Thủ tướng Chính phủ về Đồ án Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 16 công trình đường bộ gồm 15 cầu và 1 hầm vượt sông Hồng.
Tuy nhiên, Theo UBND Thành phố, căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân, đến thời điểm này và trong kế hoạch sắp tới, Thành phố Hà Nội chưa chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng hầm vượt sông Hồng.
Mấy ngày gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin và bình luận về việc trong báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội do Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ, Hà Nội sẽ làm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng. Trong đó có tám cầu vượt sông Đuống, ba cầu vượt sông Đà và các cầu vượt sông Đáy.
Về dự kiến xây hầm vượt sông Hồng, nhiều ý kiến cho rằng đây là “một cách chơi sang” trong điều kiện kinh tế đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng còn có nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Cận cảnh bề mặt sụt lún, lượn sóng trên "đại lộ nghìn tỷ"
Đại lộ Mai Chí Thọ được xem là một trong những tuyến đại lộ lớn, đẹp bậc nhất TP.HCM, được đầu tư với số tiền hơn 10.000 tỷ đồng. Thế nhưng, mới đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xảy ra tình trạng sụt lún đe dọa an toàn giao thông.
Chiều 29-12, chúng tôi có mặt trên làn đường ô tô đoạn từ đường Đồng Văn Cống đến Lương Định Của (dài hơn 500 m) để khảo sát. Theo quan sát tại đây, "đại lộ nghìn tỷ" với mặt đường bị lún nặng, trồi nhựa cao tạo rãnh sâu khoảng 15 cm. Dọc theo mép 2 đường rãnh này, nhựa đường bị trồi lên, gồ ghề lượn sóng tạo "sóng trâu" gây mất ATGT.
Khi chạy xe qua đoạn đường này, tài xế xe container "toát mồ hôi" vì phải căng tầm nhìn quan sát sao cho có thể điều khiển được bánh xe lọt thỏm vào 2 rãnh sâu nếu không muốn bị tai nạn hoặc xảy ra sự cố về giao thông.
Một tài xế xe container bức xúc, mỗi lần di chuyển qua khu vực này các cánh tài xế đều cảm thấy bất an, lo lắng vì nguy cơ lật xe nếu chạy quá nhanh, chính vì thế để bảm bảo việc an toàn giao thông nên tài xế phải chạy chậm. Tuy nhiên việc này đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thời gian về giao nhận hàng hóa, gây ảnh hưởng khá lớn về kinh tế.
"Khi chạy xe qua đoạn đường này, tôi và các tài xế khác phải toát mồ hôi vì phải căng tầm nhìn quan sát sao cho có thể điều khiển được bánh xe lọt thỏm vào 2 rãnh sâu, nếu không muốn bị tai nạn hoặc xảy ra sự cố về giao thông", tài xế Ngô Văn Nguyên lái xe container nói.
Theo tìm hiểu, đường Mai Chí Thọ (Đại lộ Đông Tây cũ) là tuyến đại lộ lớn nhất TP.HCM, được đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng xây dựng trong nhiều năm mới hoàn tất. Vào tháng 8/2010 tuyến đường này chính thức được đưa vào sử dụng, thế nhưng chỉ vài tháng sau đó, tuyến đại lộ này đã xuất hiện tình trạng lún, nứt tại 1 số vị trí; đặc biệt là tình trạng lún mặt đường (các chuyên gia gọi là tình trạng trồi nhựa mặt đường).
Sau nhiều thời gian đưa lên "bàn giấy" để mổ xẻ về nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục, vào cuối tháng 5 vừa qua, Ban quản lý Giao thông đô thị và các đơn vị thi công sửa chữa mặt đường chống lún đã tiến hành khắc phục sự cố. Tuy nhiên vừa khắc phục xong chưa lâu thì tình trạng hoàn lún, trồi nhựa đã trở lại.
Cũng liên quan đến tình hình sụp lún còn có hai tuyến đường khác gồm có đường Đồng Văn Cống (tỉnh lộ 25B cũ) và đường Nguyễn Thị Định (đoạn đường gần cảnh Cát Lái) đang xảy ra tình trạng lún, mặt đường lượn sóng, tạo thành rãnh sâu kéo dài hàng trăm mét gây nguy hiểm cho các phương tiện di chuyển qua lại.
Lý giải về nguyên nhân tiến độ sửa chữa mặt đường sụp lún, lượn sóng bị chậm trễ, đại diện đơn vị chủ đầu tư cho biết: việc sửa chữa triệt để khu vực trồi nhựa sẽ phải mất nhiều thời gian và được tiến hành qua từng bước.
Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn liên quan đến thí nghiệm xác định cấp phối cần nhiều thời gian hơn dự kiến trước đây, nên đến nay quá trình sửa chữa vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu khắc phục từng bước để xử lý lún triệt để.
Được biết thời điểm hiện tại, Ban quản lý dự án và đơn vị tư vấn đang họp để lên kế hoạch chi tiết. Dự kiến trong tháng 11 này, sẽ hoàn tất công tác thiết kế và đến tháng 12/2013 tiến hành thi công sửa chữa.
Đến nay dù đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng đại lộ Mai Chí Thọ, cùng với các tuyến đường khác như Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống là những tuyến đường huyết mạch ra vào cảng Cát Lái, quận 2 không những không được khắc phục mà vẫn tiếp tục hỏng nặng.
Với việc khắc phục quá chậm trễ như hiện nay sẽ khiến các tuyến đường dẫn ra vào cảng Cát Lái lún nặng hơn chỉ còn phụ thuộc vào thời gian. Hơn thế nữa việc khắc phục sự cố này cần phải có "phương thuốc đặc trị", tối ưu nhất để tránh tình trạng đã xảy ra như vừa qua, đó là vừa khắc phục không lâu thì lại hoàn lún, việc này sẽ không chỉ gây thiệt hại về tài sản và còn gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Theo ANTD
Tầm nhìn mét hai, mua thang bảy hai mét Xe thang 72m loại chuyên dùng chữa cháy và cứu hộ thuộc loại cao nhất và duy nhất ở Việt Nam hiện nay được mua và nhập khẩu với chi phí 1 triệu USD. Một cú đầu tư hoành tráng cho việc phòng cháy chữa cháy tại TPHCM. (Minh họa: Ngọc Diệp) Nhưng lạ thay! 14 năm qua, chiếc xe triệu đô này...