Thông tin chấn động về báo cáo cuối cùng vụ MH370 mất tích
Một số nhà điều tra độc lập nói rằng bản ghi dữ liệu trong báo cáo cuồi cùng về vụ mất tích MH370 được công bố cuối tháng 7 chưa hoàn chỉnh và đã được sửa đổi, theo News.co.au.
Victor Iannello, người dẫn đầu Nhóm điều tra độc lập về bí ẩn mất tích máy bay MH370 nói rằng ông và các cộng sự Don Thompson, Richard Godfrey đã tìm thấy một số điểm bất thường trong bản báo cáo ban đầu được chính phủ Malaysia công bố vào ngày chiếc máy bay mất tích 8/3/2014 cũng như bản báo cáo được phát hành hôm 30/7/2018.
Nhóm của Iannello tập hợp các chuyên gia tới từ nhiều ngành khoa học đã làm việc cùng với Cục An toàn Giao thông Australia để giải mã bí ẩn MH370.
Báo cáo cuối cùng về vụ mất tích MH370 được Malaysia công bố vào ngày 30/7. (Ảnh: AP)
“Những bất thường cho thấy các bản ghi nhật ký liên lạc trong các bản báo cáo không đầy đủ và những gì xuất hiện trong đó đã được sửa đổi”, ông Iannello quả quyết.
Cụ thể, một thông điệp khẩn cấp từ Trung tâm điều phối bay Malaysia được ghi nhận vào 18h03, sau đó được truyền lại nhiều lần nhưng thời gian thông điệp cuối cùng được gửi tới máy bay lại không trùng khớp. Điều này chỉ ra rằng các thông tin trong báo cáo cuối cùng không chính xác hoặc nhật ký liên lạc không chứa tất cả các tin nhắn.
Video đang HOT
Cùng với đó, trong phần lời nhắn được in trong báo cáo cuối cùng có nội dung “Yêu cầu khẩn, Liên hệ với kiểm soát không lưu TP.Hồ Chí Minh ngay lập tức. Họ phàn nàn vì không thấy các bạn trên radar. Xin tiếp nhận tin nhắn này. Trân Trọng”, Iannello khẳng định sau khi kiểm tra các ký tự, ông cho rằng tin nhắn đã bị sửa đổi và tên một người bắt đầu bằng chữ M đã bị xóa khỏi văn bản.
Tuy nhiên, nhà điều tra này cho biết sự thật xung quanh nhật ký liên lạc của Hệ thống báo cáo và liên lạc cho máy bay (ACARS) còn đáng ngờ hơn với các thông số bộ lọc nhiều khả năng đã được chỉnh sửa ở tất cả các trang trừ trang 1 trong báo cáo.
Video: Mảnh vỡ nghi của MH370 được tìm thấy trên Ấn Độ Dương
Error loading player: No playable sources found
“Sự thay đổi trong các thông số bộ lọc và các thông điệp lặp đi lặp lại là bằng chứng rõ ràng cho thấy nhật ký liên lạc trong 2 bản cáo được ghép nối với nhau và được trình bày dưới dạng 1 báo cáo duy nhất”, ông Iannello nói thêm.
“Dữ liệu radar quân sự là một ví dụ khác về các tập dữ liệu chưa bao giờ được công bố đầy đủ mặc dù nó cung cấp các thông tin quan trọng về cách máy bay đã bay sau khi chuyển hướng”, chuyên gia này cho hay.
Iannello nói rằng nhóm của ông thực sự thất vọng khi phát hiện ra điều này, đồng thời yêu cầu chính phủ Malaysia tiết lộ các tiết lộ các dữ liệu mà họ đang che giấu cũng như cung cấp những ghi chép đầy đủ, chưa sửa đổi về tất cả các thông tin liên lạc ACARS thu được trên các đường dẫn. Điều này theo Iannello sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Chuyến bay mang số hiệu MH370 biến mất hơn 4 năm trước cùng 239 người là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Bất chấp các cuộc tìm kiếm quy mô lớn trong thời gian dài, chiếc máy bay vẫn không được tìm thấy.
Trong báo cáo cuối cùng công bố ngày 30/7 dài 495 trang, các điều tra viên Malaysia cho biết họ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác máy bay biến mất.
theo hong.vn
Malaysia tuyên bố hủy dự án đường sắt cao tốc với Trung Quốc
Thủ tướng Malaysia tuyên bố hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc và hai đường ống dẫn năng lượng trị giá 22 tỷ USD với Trung Quốc
Ngày 21/8, tại buổi họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày (17-21/8), Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc và hai đường ống dẫn năng lượng trị giá 22 tỷ USD với Trung Quốc.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Tại buổi họp báo, ông Mahathir Mohamad cho rằng, trước khi đưa ra quyết định này, Malaysia đã cân nhắc đến vấn đề nợ công của mình, đồng thời căn cứ vào điều kiện đất nước giai đoạn hiện nay, Malaysia không thể gánh được các khoản chi phí khổng lồ từ các dự án trên.
Ông Mahathir Mohamad cũng cho biết, các quan chức ngoại giao hai nước sẽ tiến hành thảo luận về việc bồi thường phá vỡ hợp đồng và hy vọng khoản phí bồi thường là thấp nhất có thể.
Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ riêng việc phá vỡ hợp đồng dự án Đường sắt bờ biển phía Đông (ECRL), phía Malaysia sẽ phải bồi thường cho các công ty Trung Quốc khoảng 5,5 tỷ USD.
Được khởi công từ tháng 8/2017, dự án Đường sắt bờ biển phía Đông (ECRL) được xem là một trong những dự án chính trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, nhằm thiết lập Con đường tơ lụa hiện đại, kết nối hành lang trên bộ tại Đông Nam Á, Pakistan và Trung Á. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt dài 688km sẽ kết nối khu vực bờ biển phía Đông kém phát triển của Malaysia với thủ đô Kualar Lampur và Thái Lan. Tuy nhiên việc dự án này đội vốn lên đến 20 tỷ USD đã khiến chính phủ Malaysia buộc phải cân nhắc tạm dừng và hủy bỏ dự án này./.
Theo Đinh Tuấn/VOV-Bắc Kinh
Malaysia muốn hủy hàng loạt dự án tỷ đô với Trung Quốc Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, chính quyền của ông muốn hủy hàng loạt dự án kinh phí hàng tỷ USD với Trung Quốc để giảm gánh nặng nợ công. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (Ảnh: Bloomberg) Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 13/8 ngay trước chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, ông muốn duy trì...