Thông tin cá nhân của Putin, Tập Cận Bình vô tình bị tiết lộ
Thông tin cá nhân của hai nhà lãnh đạo này và nguyên thủ đại diện các nước khác tham gia hội nghị G20 tại Australia tháng 11/2014 vừa qua đã vô tình bị rò rỉ, The Guardian đưa tin.
Theo đó, Cục Xuất nhập cảnh của nước chủ nhà Australia đã vô tình tiết lộ số hộ chiếu, số thị thực, cùng một vài thông tin nhận dạng cá nhân khác của lãnh đạo đại diện 20 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 cho bên thứ ba.
Cụ thể, Barack Obama (Mỹ), Vladimir Putin (Nga), Angela Merkel (Đức), Tập Cận Bình (Trung Quốc), Narendra Modi (Ấn Độ), Shinzo Abe (Nhật Bản), Joko Widodo (Indonesia), David Cameron (Anh), nằm trong những lãnh đạo bị lộ thông tin cá nhân.
Thông tin cá nhân của Putin, Tập Cận Bình vô tình bị tiết lộ
Theo Giám đốc Thị thực của Cục Xuất nhập cảnh Australia, một nhân viên của cục đã vô tình gửi email trong đó đính kèm thông tin cá nhân của các nhà lãnh đạo nói trên tới ban tổ chức của giải bóng đá châu Á (Asian Cup).
“Các thông tin bị tiết lộ bao gồm tên, ngày sinh, chức danh, số hộ chiếu, số thị thực, loại thị thực, và một số chi tiết khác… Nguyên nhân xảy ra sự cố này là do sự bất cẩn của một cá nhân” – bà cho biết.
Bà cũng nhấn mạnh, đây chỉ là một sự cố nhất thời, không phải lỗi hệ thống.
Video đang HOT
Về phía ban tổ chức Asian Cup, họ đã ngay lập tức xóa email chứa thông tin cá nhân của các nhà lãnh đạo, để đảm bảo thông tin không bị lộ ra ngoài.
“Ban tổ chức Asian Cup tin rằng, trong hệ thống của họ không còn tồn tại email này” – Giám đốc Thị thực Cục Xuất nhập cảnh Australia cho biết.
Lãnh đạo các nước hội đàm trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20, tại Brisbane, Australia.
Nữ quan chức này cũng nói thêm, vào thời điểm sự cố này xảy ra, Cục Xuất nhập cảnh Australia không hề thông báo với các “nạn nhân”.
“Hậu quả mà sự cố này gây ra được đánh giá là rất nhỏ, cũng như các biện pháp giảm tối đa sự lan truyền của email nói trên đã được thực hiện nhanh chóng, vì vậy tôi thấy việc thông báo với các lãnh đạo bị rò rỉ thông tin cá nhân là không cần thiết” – bà cho biết.
Tuy nhiên, điều này có thể đi ngược lại với luật bảo vệ quyền riêng tư ở một số quốc gia có lãnh đạo tham dự G20. Cụ thể, Anh, Đức, và Pháp đều có những bộ luật bắt buộc những cá nhân và tổ chức bị lộ thông tin cá nhân phải được biết về trường hợp của họ.
Theo The Guardian, đến nay chưa có bên nào xác nhận việc các cơ quan chức năng Australia đã thông báo với lãnh đạo các nước G20 về sự cố nói trên.
Theo NTD
Tổng thống Nga rời Hội nghị G20 sớm:Phía sau những tính toán
Những ngày qua, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin rời Brisbane (Australia) mà không đợi hội nghị G20 tại đây kết thúc đã làm cho bầu không khí trong môi trường truyền thông thế giới trở nên nóng hơn
Việc Tổng thống Nga V.Putin rời hội nghị G20 sớm nằm trong kế hoạch đã được thông báo từ trước đó.
Rất nhiều báo coi đây như một sự "tháo chạy" của vị nguyên thủ nước Nga. Tuy nhiên, ông V.Putin đã có cuộc gặp gỡ nhanh với báo giới để giải thích việc ông về Nga sớm hơn các vị khác.
Từ khi khủng hoảng tại Ukraine nổ ra đến nay, nhất cử nhất động của ông V.Putin đều được báo chí phương Tây đưa vào "tầm ngắm". Trước thềm hội nghị G20, Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng đã ít nhiều góp phần "kích thích" trí tò mò của dư luận với tuyên bố rằng ông sẽ yêu cầu Tổng thống Nga phải xin lỗi và bồi thường trước vụ việc chuyến bay MH-17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ hồi tháng 7 năm nay.
Trên thực tế, theo báo chí Nga, Tổng thống Nga đến Australia những ngày qua không phải là chuyến viếng thăm chính thức quốc gia này mà là để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại đây. Và các nội dung chính của chương trình cũng đều có sự hiện diện của ông cùng những bài phát biểu cụ thể. Chương trình nghị sự chính thức, theo đúng tôn chỉ của G20 chủ yếu bàn về các vấn đề có liên quan đến nền kinh tế của toàn cầu và cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola. Chủ đề về Ukraine không được bàn thảo một cách chính thức mà chỉ được thảo luận trong các cuộc hội đàm song phương hoặc ba bên.
Sáng Chủ nhật (16/11) ông V.Putin không tham dự bữa điểm tâm xã giao mà tranh thủ tiếp xúc với các phóng viên. Theo ông V.Putin, những ngày qua do phải tham gia cùng lúc 2 hội nghị quốc tế lớn nên còn rất nhiều việc đang chờ ông giải quyết, vả lại chặng đường về đến Moscow phải trung chuyển qua vùng Vladivostok mất ngót nghét 20 tiếng bay và cũng cần phải có 4-5 tiếng để nghỉ ngơi nên ông quyết định rời Brisbane và để Bộ trưởng tài chính A.Syluanov tham dự nốt phần còn lại của hội nghị là ra tuyên bố chung.
Văn phòng của Thủ tướng Australia cũng đã xác nhận việc ông V.Putin rời hội nghị nằm trong kế hoạch đã được thông báo từ trước đó.
Nếu xét từ mục đích của chuyến đi thì việc ông Putin rời hội nghị sớm hơn một chút cũng không có gì là nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để ý những hành xử của chủ nhà thì mới thấy việc ông V.Putin sớm rời khỏi G20 có lẽ nằm trong những tính toán logic.
Thành phần quan chức nước chủ nhà đón Tổng thống Nga tại sân bay đã cho thấy thái độ của Chính phủ Australia nếu so sánh với thành phần hùng hậu các quan chức đón Thủ tướng Đức A.Merkel sau khi máy bay của V.Putin hạ cánh ít phút.
Theo tờ Courier Mail, Tổng chưởng lý (Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao) George Brandi và Tổng đốc Peter Cosgrove chỉ đứng cách chân cầu thang lên xuống của máy bay khoảng 1-2 m để đợi ông V.Putin và dường như để bớt "thưa thớt", trong đoàn đón tiếp có thêm sự hiện diện của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Robert Stewart và Thống đốc bang Queensland Paul de Jersey. Bù lại đoàn xe hộ tống Tổng thống Nga lại nhiều hơn đoàn xe của Thủ tướng Australia 6 chiếc và nhiều hơn đoàn của Thủ tướng Anh Cameron tới 5 chiếc. Đoàn xe hộ tống này được máy bay vận tải chuyển đến Brisbane từ trước đó vài ngày.
Ngay sau khi ông V.Putin rời khỏi Australia, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc gặp với các nguyên thủ của các nước đồng minh phương Tây. Nội dung chính được đưa ra thảo luận đó là cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine và các bước đi tiếp theo để giải tỏa các bế tắc cùng với những tuyên bố cứng rắn nhằm vào nước Nga.
Theo kết quả điều tra mà Bloomberg Global Poll thực hiện và công bố mới đây thì 52% các nhà đầu tư khi được hỏi cho rằng căng thẳng đang leo thang trong quan hệ Nga - Ukraine đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, 26% cũng có ý kiến tương tự khi đề cập tới ảnh hưởng của "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và 5% khi đề cập tới dịch bệnh Ebola.
Các nhà phân tích cho rằng việc các nhà lãnh đạo phương Tây ngày càng chỉ trích thẳng thừng các chính sách của Nga và việc ông Putin về sớm cho thấy không bên nào muốn giữ vẻ bề ngoài khách sáo nữa, đưa căng thẳng giữa Nga và phương Tây lên một mức độ mới.
Theo Chính Phủ
Ông Putin bỏ thượng đỉnh G20 về sớm để... ngủ bù Bác bỏ thông tin rời hội nghị thượng đỉnh G20 sớm vì các cuộc họp căng thẳng với các nhà lãnh đạo phương Tây, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, ông về sớm vì quá mệt mỏi và muốn ngủ bù để thứ 2 trở về làm việc bình thường. Tổng thống Putin quyết định rời hội nghị G20 về sớm vì mệt...