Thông tin bây giờ mới tiết lộ về cựu quan chức “Dũng triệu đô”
Gặp cựu Trung tá Thành (vừa nghỉ hưu, công tác tại C46, bộ Công an), tôi nhớ đến Dũng “tổng” hay còn gọi là Dũng “triệu đô”.
Đều đặn, 2 năm/1 phiên toà
Cựu quan chức Dũng “tổng” hay còn gọi là Dũng “triệu đô” tên thật là Bùi Tiến Dũng (sinh năm 1959) tại huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội, nguyên là Tổng giám đốc ban Quản lý các dự án PMU 18, thuộc bộ Giao thông vận tải, đối tượng chính trong vụ tham nhũng PMU 18 gây chấn động dư luận một thời. Từ khi bị bắt đến khi án phúc thẩm được tuyên, cứ đều đặn, 2 năm/1phiên toà, cựu quan chức này phải hầu toà vì liên quan đến nhiều vụ án khác nhau.
Dũng “tổng” tại phiên tòa.
Tháng 1/2006, Dũng “tổng” bị bắt vì thực hiện hành vi liên quan đến tội Đánh bạc với cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu USD. Cơ quan điều tra bộ Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy tính của “trùm cá độ” cho thấy, trên 200 cá nhân đã tham gia cá độ bóng đá trong đó có nhiều cán bộ.
Năm 2007, Dũng “tổng” hầu toà lần đầu tiên với tội danh Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc cùng với 7 bị cáo khác và nhận mức án tương xứng với hành vi phạm tội của mình là 13 năm tù giam. Sau đó, Dũng “tổng” hầu toà vì kháng cáo.
Năm 2009, Dũng “triệu đô” hầu toà cùng 5 bị cáo với cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát về tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Trong lần hầu toà thứ hai này, vẫn có Vũ Mạnh Tiên là bạn đồng hành. Có một bị can là Phạm Tiến Dũng – tức Dũng “con” là nguyên Trưởng phòng Kinh tế, kế hoạch PMU 18 đã chết trong trại tạm giam vì bị bệnh hen, đã được đình chỉ điều tra. Ngoài ra, còn Bùi Thu Hạnh – nguyên Chánh văn phòng Tư vấn- em gái Dũng “tổng” cũng phải hầu toà. Lần ra hầu toà này, Dũng “tổng” bị cộng thêm 3 năm tù vào 13 năm tù của phiên toà lần trước, thành 16 năm tù giam.
Toà án Nhân dân TP.Hà Nội xét xử Dũng “tổng” và 7 bị cáo khác với tội danh Tham ô tài sản và Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong dự án xây dựng cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) vào năm 2011. Dũng “tổng” bị cáo buộc đã tham ô hơn 3 tỉ đồng.
Video đang HOT
Ngoài 3 lần chính thức hầu toà ở 3 phiên toà với các tội danh khác nhau, Dũng “tổng” còn là người giữ “kỷ lục” về những lần có mặt ở toà. Sau mỗi lần bị tuyên án, Dũng đều kháng cáo. Trước lần ra toà thứ ba liên quan đến tham ô 3 tỉ đồng ở dự án cầu Bãi Cháy, Dũng đã xuất hiện ở toà rất nhiều, bởi toà trả hồ sơ về điều tra bổ sung và hoãn phiên toà vì những lý do chính đáng…
Ám ảnh “con mẹc” 6868
Xe ô tô biển “lộc phát” Dũng “tổng” sử dụng lúc đương chức.
Chiếc xe ô tô mà Dũng “tổng” vẫn thường xuyên sử dụng cho các cuộc công cán riêng tư là “con mẹc” E240, biển xanh 31C – 6868. Người ta nói rằng, Dũng “tổng” cũng là người rất “tín” nên khi “tậu” xe, mua đất, động thổ, làm nhà… ông này đều cậy nhờ “thầy” xem giờ lành tháng tốt mới thực hiện. Dũng “tổng” cũng không ngại chi tiền tìm “thầy” tư vấn trước khi “rước con mẹc” với cái biển số “lộc phát, lộc phát” về. Theo số liệu, tổng số xe ô tô các loại do Dũng quản lý ở PMU 18 là gần 160 chiếc. Tất nhiên, xe của các dự án khác nhau nên chủng loại cũng khác nhau, gồm xe 4 chỗ, 6 chỗ, 16 chỗ, xe tải, xe cẩu, xe lu… Ngoài ra còn nhiều xe của những dự án lâu lắm rồi, đã cũ, “ông tổng” này không thể nhớ nổi. Vì thế mới có chuyện, Dũng “tổng” cho nhiều đơn vị, tổ chức mượn đến… gần 70 xe. Khi được hỏi, cho mượn vào thời gian nào, đơn vị nào mượn, xe loại gì, biển kiểm soát bao nhiêu… Dũng “tổng” đều phải nhờ cán bộ văn phòng tìm các thông số cho. Có 2 xe mà Dũng thường xuyên sử dụng là “con mẹc” E240 và “con camry” 3.0. So với tiêu chuẩn được sử dụng xe của cán bộ do Chính phủ ban hành, Dũng “tổng” đã “xài” sai quy định, “tậu” xe quá sang.
Cựu Trung tá Thành kể, ngày làm chuyên án Dũng “tổng”, nhiều lần “bí” xe đi xác minh, anh em chiến sỹ đùa vui rằng: Mượn Dũng “tổng” cái xe dài hạn mà đi… Cựu Trung tá Thành bảo rằng: “Quả thật, Dũng được quản lý quá nhiều xe, nếu tính đầu người thì gần 2 xe/người. Ngày ấy, ở PMU 18 chỉ có chưa đến 100 cán bộ, nhân viên, kể cả tạp vụ, văn phòng. Có thể, vì được giao quản lý quá nhiều tài sản mà không bị kiểm tra, lại luôn được ưu ái nên Dũng “tổng” học thói thích quên chăng?”.
Theo cựu Trung tá Thành, vụ án PMU 18 diễn ra, có nhiều dư luận khác nhau. Thế nhưng, không phải dữ kiện nào trong tài liệu của trinh sát cũng chuyển hoá được thành chứng cứ mà nó là nguồn thông tin tham khảo. Đặc biệt, với những chuyên án lớn, việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản. Với chuyên án như PMU 18, từ quá trình trinh sát đến các bước tiến hành tố tụng đều được thực hiện một cách cẩn trọng. Bởi ở tội danh đánh bạc, chứng cứ đã rõ ràng; ở tội danh tham ô, cố ý làm trái thì các văn bản lưu lại của dự án cũng đã đủ chứng cứ tự tố cáo Dũng “tổng”. Song, bất ngờ của những chiến sỹ công an thực hiện chuyên án ngày ấy là sự bình thản đến bất cần của Dũng “tổng”, Vũ Mạnh Tiên khi bị bắt. Chỉ có Dũng “con” bị chết trong trại tạm giam vì bệnh lý, là có rất nhiều tâm sự. Có thể, khi bị vướng vào vòng lao lý, biết không thể thoát tội nên Dũng “con” đã chuẩn bị trước tinh thần là thành khẩn khai báo những vi phạm liên quan đến mình, rằng chỉ có mình tự cứu mình chứ không ai cứu được mình. Chính Dũng “con” là đầu mối để trinh sát đột phá các mũi điều tra khác. Hình như, Dũng “tổng” và Tiên có suy nghĩ là có “người cứu trợ” nên mới thể hiện được sự bình tĩnh đến vậy.
Cựu Trung tá Thành trầm ngâm, tin Dũng “con” chết, ông thực sự bất ngờ nhưng âu đó cũng là một sự giải thoát. Dũng “con” đã được đình chỉ điều tra. Song, nếu theo dõi các phiên toà của PMU18, phần liên quan đến Dũng “con”, những gì chưa rõ ràng, các bị cáo đều đổ lỗi cho người đã chết. Mà người chết thì không thể đối chất được.
Thực chất, Dũng “tổng”, Tiên và đồng bọn đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá thông qua nhắn tin, gọi điện báo chứ không phải trực tiếp ngồi đánh bạc nên Dũng vẫn có nhiều thời gian ở văn phòng để điều hành công việc, đi công tác. Chính vì thế, có những nhân viên đã rất ngỡ ngàng khi hay tin “sếp” mê cá độ bóng đá hơn cả dân chơi chuyên nghiệp. Họ chứng kiến những lúc Dũng “tổng” có thái độ, cách hành xử thất thường thì cho rằng, chắc sếp nhiều việc, đầu óc căng thẳng nên vậy chứ không ai nghĩ, sếp “đức cao vọng trọng” thế lại đi cá độ bóng đá.
Cựu Trung tá Thành cho hay: “Khi bị điều tra viên hỏi, nguồn tiền để cá độ bóng đá ở đâu ra, Dũng “tổng” mới biết mình đã vướng vào ma trận của vòng lao lý; mới biết rằng, bắt vì tội đánh bạc chỉ là một trong rất nhiều cách để công an điều tra về các dự án mà PMU 18 đang thực hiện, bị thất thoát, bớt xén, tham ô… như thế nào???”.
Không thực hiện lời hứa với bạn cũ Cựu Trung tá Thành kể một kỷ niệm liên quan đến Dũng “tổng” rằng: “Ông này là thành viên của lớp đại học, được xếp vào danh sách… đại gia. Mỗi khi họp lớp, liên quan đến phương tiện đi lại, ông ta đều bảo “để đấy tôi lo”. Có lần, khi tất cả đã sắp xếp xong, chờ xe của Dũng “tổng” đến đón để đi, gọi mãi ông ta không nghe máy. Với tư cách là người liên lạc của lớp, tôi gọi máy bàn, ông ta nghe. Sau đó, ông ta trả lời gọn lỏn rằng, không đi được nên không bố trí xe… Thật buồn, Dũng đã không trọng lời hứa với bạn bè. Sau đó, với tư cách là trưởng ban liên lạc của lớp, tôi xử lý “tình huống” được ngay”.
Nguyễn Hòa
Theo_Người Đưa Tin
CSGT khẳng định không có "bẫy" ở ngã tư Hà Nội
Lãnh đạo Đội CSGT Số 7 đã phản hồi chính thức về việc có hay không "bẫy" ở ngã tư Hà Nội.
Cộng đồng mạng đang dậy sóng những ngày qua về câu chuyện phải trái, đúng sai trong việc rẽ phải ở một ngã tư tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là đoạn ngã tư Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến.
Trước đó, Báo có bài phản ánh tình trạng này với nhan đề "Có hay không việc "bẫy" người vi phạm tại ngã tư?". Ngay sau khi tiếp nhận bài phản ánh, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 (Phòng CSGT - Công an TP. Hà Nội) lên tiếng chính thức trả lời báo về những hoài nghi tại nút giao thông trọng điểm này.
Trao đổi với PV, Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT Số 7 cho biết, tại nút giao Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, cơ quan chức năng đã bố trí ở bốn góc của ngã tư hệ thống vạch kẻ dừng, biển báo và đèn tín hiệu hết sức rõ ràng, việc phân làn của vạch kẻ vôi và biển báo cũng đã thông báo cho người tham gia giao thông biết mình phải đi theo làn nào là đúng quy định của Luật giao thông.
Trước đó cộng đồng mạng cho rằng nút giao này có "bẫy" người vi phạm trong việc xử phạt lỗi rẽ sai làn đường.
Hơn nữa, vì khu vực này đang thi công dự án đường sắt trên cao, trước đó bốn góc của ngã tư khá hẹp, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 cũng đã kiến nghị lên các cấp có thẩm quyển cho xén 4 góc vỉa hè rộng ra để người dân có thể thoải mái rẽ phải, tránh gây tình trạng ùn tắc giao thông vì nơi đây có lưu lượng xe cộ qua lại dày đặc.
"Không có chuyện "bẫy" người vi phạm ở đây!", Trung tá Ninh khẳng định. Vị lãnh đạo Đội CSGT Số 7 phân tích, những hành vi bị CSGT xử lý đều do rẽ phải không đúng làn đường, tức là phải rẽ chuẩn vào khu vực đường xén, còn làn bên ngoài chỉ để đi thẳng. Theo Trung tá Ninh, tất cả những trường hợp bị thổi phạt đều có hành vi đỗ ở làn đi thẳng lúc đèn đỏ rồi khi đèn bật xanh thì cắt mặt các phương tiện để rẽ phải gây xung đột giao thông hoặc nhiều trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ vì không có biển cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT Số 7.
Nhắc nhở là chính
Trung tá Ninh còn cho rằng, tất cả những hành vi được cho là cắt mặt các phương tiện đều phải xử lý thật nghiêm, vì nó gây ra xung đột giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn "Tuy nhiên, đa phần đội cũng chỉ đạo anh em chỉ nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân biết chứ ít khi xử phạt", Trung tá Ninh nói.
Ngoài ra, Trung tá Đỗ Mạnh Ninh còn khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông, cần nắm rõ luật và chú ý quan sát biển báo, vạch kẻ dừng cũng như đèn tín hiệu. "Nhiều người không nắm rõ luật nên đôi co với CSGT, trong khi anh em làm nhiệm vụ ngoài đường vất vả, bận bịu, đôi khi không tập trung giải thích được rõ cho dân, dẫn đến hiện tượng bức xúc trong dư luận", Trung tá Ninh chia sẻ.
Một lần nữa, vị lãnh đạo Đội CSGT Số 7 khẳng định, tất cả những người tham gia giao thông tại nút giao Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến cần chú ý quan sát biển báo phân làn đường và vạch kẻ dừng để khi chuyển hướng phương tiện, đảm bảo các quy tắc và đúng làn đường (nghĩa là phải rẽ đúng vào đường xén tại 4 góc ngã tư).
Nếu trong bất kỳ trường hợp nào bị CSGT xử phạt sai tại đây, người dân có thể gửi phản ánh về Đội CSGT Số 7 Đ/c: 611 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo Bao Giao thông
Băng trộm xe liên tỉnh sắp hầu tòa Công an Q.Cái Răng (TP.Cần Thơ) cho biết cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ chuyển sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 14 bị can (1 bị can bỏ trốn đang bị truy nã) trong băng nhóm chuyên trộm xe gắn máy khắp các tỉnh, thành miền Tây do Trần Văn Kinh (tức Hai Kinh, 65 tuổi) cầm...