Thông tin bất ngờ vụ nông dân trồng chuối kêu cứu vì nghi mua nhầm phân bón giả
Nội dung phản ánh phân bón giả khiến hàng chục ha chuối cây suy kiệt, chuối gãy ngang thân là không có cơ sở
Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai (NN-PTNT) vừa ban hành kết luận thanh tra đột xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Trảng Bom.
Theo đó, đoàn thanh tra đã tiến hành làm việc với một số người dân ở ấp Trung Tâm (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) phản ánh phân bón hỗn hợp HPH-NPK 20-20-15 của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nông Hưng Phát (TP.HCM) phân phối tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Thành Tươi (huyện Trảng Bom) có nghi vấn về chất lượng, nghi ngờ là phân bón giả khiến vườn chuối sau khi sử dụng có hiện tượng thối rễ, cháy lá.
Nghi vấn phân bón giả làm hư hại vườn chuối là không có cơ sở . Ảnh: VH
Theo kết quả kiểm nghiệm của Thanh tra Sở NN-PTNT, mẫu phân bón hỗn hợp NPH-NPK 20-20-15 của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Nông Hưng Phát có các chỉ tiêu đều trong mức sai số cho phép tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón và đạt chất lượng.
Video đang HOT
Khi cơ quan chức năng kiểm tra thực địa, vườn chuối có triệu chứng vàng lá, bề mặt có đốm đen, đồng thời ghi nhận một số cây đã thu hoạch có triệu chứng cháy lá, thối rễ.
Kết quả thử nghiệm của Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường (Trường đại học Nông lâm TP.HCM) xác định mẫu gốc, rễ cây chuối có tác nhân gây bệnh là nấm.
Thanh tra Sở NN-PTNT kết luận căn cứ hồ sơ, tài liệu đoàn thanh tra đã thu thập đối với sản phẩm phân bón hỗn hợp NPH-NPK 20-20-15 của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Nông Hưng Phát phân phối, biên bản kiểm tra, kết quả phân tích chất lượng sản phẩm phân bón; kết quả thử nghiệm mẫu cây chuối, mẫu đất và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì cửa hàng kinh doanh sản phẩm phân bón hỗn hợp NPH-NPK 20-20-15 không vi phạm về chất lượng, đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong kinh doanh phân bón.
Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai kết luận: Nội dung phản ánh sản phẩm phân bón không đảm bảo chất lượng là không có cơ sở.
Vụ đường đi chung bị chặn ở Khánh Hòa: Nếu hòa giải không thành, sẽ chuyển tòa án
Liên quan đến bài viết 'Đường chung bị chặn, nhiều hộ dân trồng sầu riêng khóc ròng' đăng trên Báo Thanh Niên, đến thời điểm này chính quyền H.Khánh Sơn vẫn đang chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xem xét các hướng xử lý.
Ngày 2.10, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cao Minh Vỹ, Phó chủ tịch UBND H.Khánh Sơn, cho biết sau khi có chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã thành lập đoàn công tác xác minh vụ việc báo chí và người dân phản ánh, liên quan đến việc đường đi chung bị chặn.
Hiện UBND xã Sơn Lâm đã có báo cáo vụ việc, trong đó có nội dung các bên hòa giải bất thành.
Sau khi nhận báo cáo này, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng TN-MT huyện làm việc với các bên liên quan và UBND xã Sơn Lâm, sau đó tham mưu hướng xử lý.
Đường đi chung bị phá hỏng, dân vác từng bao phân bón lên rẫy chăm sóc cây sầu riêng. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Cũng theo ông Vỹ, trường hợp cấp huyện xử lý theo hướng hòa giải không thành, vụ việc sẽ được hướng dẫn chuyển qua TAND huyện xử lý theo quy định. "Tuy nhiên, huyện sẽ có ý kiến theo hướng đề nghị TAND áp dụng biện pháp khẩn cấp để các hộ dân phía trong có lối đi chung, tránh thiệt hại về mọi mặt", ông Vỹ cho hay.
Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở H.Khánh Sơn phản ánh đường đi chung của họ bị một hộ dân khác "phong tỏa" khiến việc chăm sóc sầu riêng gặp khó khăn.
Các hộ dân cho biết sự việc xảy ra tại vùng trồng sầu riêng thuộc thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm, H.Khánh Sơn. Từ trước đến nay, các hộ dân đi chung con đường độc đạo để vào rẫy làm nông nghiệp. Đường này đi qua nhiều lô đất của các hộ dân, hình thành từ hàng chục năm trước. Đến năm 2009, đường được mở rộng khoảng 5 - 6 m để thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc cây trồng.
Đường đi chung xưa nay đã bị hộ ông T. cho san ủi để trồng cây. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Từ trước đến nay, việc đi lại trên con đường này của các hộ dân diễn ra bình thường. Tuy nhiên, cách đây hơn 2 tuần, con đường này bị gia đình ông L.T.T (trú thôn Cam Khánh) đưa máy múc đào hố sâu, phá bỏ gần như hoàn toàn một đoạn đường dài cả trăm mét (vị trí đường bị phá đi qua đất của ông T.) với mục đích không cho người và phương tiện đi lại.
Chính quyền xã Sơn Lâm cũng khẳng định, đường đi chung này có từ lâu và được nâng cấp vào năm 2009, hiện phân nửa tuyến này đã được đổ bê tông, còn lại khoảng 2 km đường đất. Ngoài ra, việc cấp sổ đỏ cho hộ ông T. thực hiện từ 2013. Tuy nhiên, do sai sót của các cấp nên trên sổ đỏ được cấp cho ông T. và một số hộ khác chưa thể hiện con đường trên đó.
Liên quan đến vụ việc, LS Nguyễn Tường Linh (Đoàn Luật sư Khánh Hòa), nêu ý kiến: Nếu các bên hòa giải không thành, có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết; trong khi chờ tòa án giải quyết, UBND cấp xã có thể đề nghị các bên giữ nguyên hiện trạng, gỡ phong tỏa đường (nếu có) nhằm tạo điều kiện bà con đi lại chăm sóc sầu riêng.
Ngoài ra, trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp sau thời điểm con đường chung hình thành, nhưng không thể hiện trên giấy tờ, thì có thể áp dụng Điều 106 luật Đất đai 2013 để xử lý. UBND đính chính, hoặc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu phát hiện sai sót. Trường hợp vụ việc được đưa qua TAND xử lý, có thể yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp để đảm bảo có lối đi chung cho người dân.
Vì sao không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Thuận Phong? Chiều 26/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề cung cấp thông tin về việc không khởi tố vụ án hình sự về các tội: Buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón đối với những vi phạm xảy ra tại Công ty CP TM SX Thuận Phong. Tại buổi...