Thông tin 90% người Việt ăn gạo “bẩn”: Làm tổn hại đến thương hiệu gạo Việt dày công xây dựng
“Có thể khẳng định kỹ thuật trồng lúa an toàn đã “phủ sóng” khắp các địa phương. Nhiều nơi nông dân đã thành thạo quy trình trồng lúa an toàn, VietGAP, làm ra hạt gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…
Cho nên không thể nói 90% người Việt ăn gạo “bẩn” được” – ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho hay.
Thưa ông, vừa qua một số báo có dẫn lại lời đại diện một doanh nghiệp nói rằng có tới 90% người Việt đang ăn gạo “bẩn”, còn nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
-Hiện nay, chưa có bất cứ cuộc nghiên cứu khảo sát, số liệu thống kê chính thống nào về vấn đề này, nên phát ngôn đó là không có căn cứ. Nhận xét cảm tính như vậy sẽ làm tổn hại đến thương hiệu gạo Việt mà chúng ta đang cố gắng xây dựng từ nhiều năm nay.
Khoảng 10 năm qua, Bộ NNPTNT và các địa phương đang triển khai rất tích cực các mô hình cánh đồng lúa mẫu lớn, cánh đồng lúa thông minh, trồng theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP… Bà con nông dân đều rất hào hứng, tham gia rất tích cực trong các mô hình trồng lúa giảm thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón đúng cách, tránh lãng phí, lạm dụng…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (bên phải ảnh) và ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (bên trái ảnh) thăm mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nếu nói trồng lúa hiện nay hoàn toàn không có dư lượng thuốc trừ sâu thì chúng ta chưa đạt được tới mức đó, nhưng hầu hết nông dân trồng lúa đã biết cách sử dụng đúng. Cơ bản các địa phương đang tiến tới sản xuất đúng, đảm bảo an toàn thực phẩm, các địa phương cũng đã xây dựng rất nhiều mô hình, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân. Nhận thức của người dân trong sản xuất lúa an toàn, lúa sạch ngày càng được nâng cao.
Tôi cũng không ngờ chỉ trong khoảng 5 – 7 năm trở lại đây, các mô hình sản xuất lúa an toàn VietGAP, lúa hữu cơ đi vào cuộc sống, lan toả nhanh đến như vậy. Hầu như tỉnh nào, địa phương nào cũng có các cánh đồng lúa an toàn, lúa VietGAP, theo hướng hữu cơ, hay các mô hình áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”…
Ông có thể cho biết con số cụ thể những diện tích lúa đang được trồng theo các quy trình như vậy?
-Tuy nhiên đúng là đến thời điểm này chúng ta chưa có định lượng, tiêu chí kỹ thuật cụ thể để đong đếm được có bao nhiêu diện tích lúa được trồng theo các tiêu chuẩn an toàn, VietGAP hay GlobalGAP… Tôi cho rằng Bộ NNPTNT và các cơ quan quản lý có liên quan cũng cần nghiên cứu, sớm ban hành các bộ tiêu chí đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho các vùng trồng lúa an toàn, hữu cơ.
Đó cũng là cách chúng ta xây dựng thương hiệu hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của các bạn hàng, thị trường khó tính, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, với nhiều hiệp định FTA được kí kết trong thời gian qua.
Về mặt quan điểm, tôi cho rằng sản xuất lúa an toàn đang mang lại những tín hiệu tích cực, và các cơ quan báo chí, nhất là Báo NTNN/Dân Việt có thể vào cuộc tích cực hơn tuyên truyền sâu rộng về hiệu quả của các mô hình này.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (hàng đầu, thứ ba từ phải sang) và đoàn công tác thăm mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Ảnh: TTKNQG
Được biết Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị được giao triển khai nhiều dự án khuyến nông Trung ương trọng điểm, trong đó có các dự án sản xuất lúa chất lượng?
Thời gian qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với một số doanh nghiệp, địa phương sản xuất có hiệu quả các mô hình trồng lúa hữu cơ ở Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Vĩnh Phúc… Sản phẩm lúa làm ra trong các mô hình này đã bán được với giá 1.000 USD/tấn tại thị trường trong nước, nếu xuất khẩu thì giá còn cao hơn nhiều.
Vừa rồi Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cũng đã đi thăm mô hình trồng lúa hữu cơ tại Vĩnh Phúc, tận mắt thấy những ruộng lúa hữu cơ nặng trĩu hạt, không thua kém bao nhiêu so với mô hình sản xuất đại trà.
Đây là mô hình được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp Tập đoàn Quế Lâm triển khai trên quy mô 25ha, sử dụng giống lúa DT39 Quế Lâm, phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, thuốc sinh học và thảo mộc, không sử dụng thuốc trừ cỏ và thuốc hóa học… Năng suất lúa hữu cơ thấp hơn so với lúa ngoài mô hình nhưng không đáng kể, trong khi lúa hữu cơ ít bị sâu bệnh hơn. Bình quân mỗi ha lúa hữu cơ thu được 52,56 triệu đồng, lãi 24,755 triệu, cao hơn canh tác lúa thông thường 3,683 triệu đồng.
Cái lợi nhất là canh tác lúa hữu cơ chúng ta làm ra sản phẩm chất lượng cao, người nông dân được lợi về sức khỏe, không phải tiếp xúc với hóa chất, bảo vệ môi trường đất và nước…
Đặc biệt, ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL chúng tôi đã triển khai các chương trình “1 phải 5 giảm”, hay trước đó “3 giảm 3 tăng”, các chương trình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biển đổi khí hậu, sử dụng thuốc trừ sâu có trách nhiệm, tiết kiệm vật tư… Các tiến bộ kỹ thuật này không chỉ giúp nông dân giảm giá thành sản xuất mà còn nâng cao chất lượng hạt gạo cung ứng cho thị trường.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh ghi nhận, đánh giá cao hiệu quả các mô hình khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang triển khai ở Vĩnh Phúc, trong đó có dự án sản xuất lúa hữu cơ quy mô 25ha. Ảnh: TTKNQG
Ông có thể nói rõ hơn về hiệu quả của mô hình canh tác lúa “1 phải 5 giảm”?
Đã đến lúc người trồng lúa cần xác định canh tác theo phương pháp “1 phải 5 giảm”. “1 phải” tức là phải sử dụng giống xác nhận để sản xuất lúa hàng hóa; còn “5 giảm” là giảm lượng hạt lúa giống, giảm phân bón, giảm thuốc BVTV, giảm chi phí bơm tát, giảm thất thoát sau thu hoạch để từ đó tăng lợi nhuận.
Từ phương pháp “3 giảm, 3 tăng” nâng lên “1 phải 5 giảm” cũng không có gì khó, rất thuận lợi cho nông dân. Theo đó, khâu giảm nước, giảm công thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch đã góp phần cho nhà nông thu lợi rất lớn mà từ lâu nay vẫn còn bỏ ngỏ. Thực tế cho thấy các mô hình “1 phải 5 giảm” có thể giúp nông dân giảm chi phí phân bón khoảng 300.000 đồng/ha; thuốc BVTV giảm 1 triệu đồng/ha, chi phí bơm nước giảm 300.000 đồng/ha, chi phí thu hoạch giảm 1,7 triệu đồng/ha… Trong khi năng suất lúa vẫn đảm bảo.
Đặc biệt, qua các mô hình, cán bộ khuyến nông đều hướng dẫn các hộ ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất lúa vào sổ tay, mục tiêu là nhằm giúp bà con quen với quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, tính toán được đầu vào – đầu ra.
Xin cảm ơn ông!
Làm 1 vụ cá - lúa đã có trên 100 triệu đồng, nhiều nông dân muốn học theo
Nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân về hiệu quả của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa và dễ dàng nhân rộng, cuối tuần qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (KNQG) đã tổ chức tọa đàm "Phát triển mô hình nuôi cá - lúa đạt hiệu quả cao và bền vững" tại xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Thu 250 triệu đồng/vụ
Theo ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm KNQG, thực tế cho thấy các mô hình cá - lúa đã và dang mang lại hiệu quả rất cao cho bà con nông dân. Đây không phải là mô hình mới, tuy nhiên cần tuyên truyền, cụ thể hơn đến người nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nuôi trồng thủy sản bền vững.
HTX nông nghiệp Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) đã triển khai hiệu quả mô hình cá - lúa, thu hút nhiều hộ nông dân chuyển đổi theo. Ảnh: P.V
Hiện Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nông dân phát triển mô hình cá - lúa. Cụ thể, ngân sách nhà nước cấp 50% kinh phí để xây dựng mô hình, gồm giống, thức ăn chăn nuôi, tài liệu, tập huấn kỹ thuật...
Để được hỗ trợ, bà con nông dân cần đối ứng với các điều kiện như có ao nuôi, giao thông đi lại thuận tiện...
Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố đạt khoảng 22.900ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 52.000 tấn, tăng 6,02% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Vũ Văn Trung - Phó Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Nội) cho hay, thời gian qua, thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, HĐND TP.Hà Nội đã đưa nuôi trồng thủy sản vào Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 5/12/2018 về những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn TP.Hà Nội.
Đơn cử như tại huyện Mỹ Đức, hiện nơi đây có 4 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, trong đó xã Hợp Thanh được quy hoạch 110ha.
Ông Nguyễn Văn Điện - Giám đốc HTX nông nghiệp Hợp Thanh cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản của HTX hiện đạt 79ha, riêng mô hình cá - lúa được quy hoạch 110ha và diện tích đã được phê duyệt 28,39ha.
Theo đó, diện tích nuôi cá - lúa của HTX nông nghiệp Hợp Thanh sau khi được phê duyệt đã đi vào sản xuất ổn định. Qua đánh giá, năng suất thu nhập bình quân cao hơn rất nhiều so với chỉ trồng 2 vụ lúa. Trên diện tích 1ha có thể thu về từ 110 - 130 triệu đồng/vụ (bao gồm cả cá và lúa).
Anh Đinh Văn Hòa, người đầu tiên thực hiện mô hình cá - lúa trên diện tích 6ha ở thôn Thọ, xã Hợp Thanh cho biết, mỗi năm thu hoạch 2 vụ, thu nhập cả lúa và cá gần 500 triệu đồng.
"Cá được bổ sung nguồn thức ăn dồi dào từ đồng ruộng, lúa "ăn" phân cá cũng sinh trưởng tốt. Lúa phát triển đến đâu thì dâng nước lên tới đó nên hạn chế chuột phá hoại lúa. Mặt khác, xung quanh bờ ao được xây cao, kết hợp trồng cây ăn quả giúp cản gió mỗi khi có mưa bão, lúa sẽ không bị đổ" - anh Hòa chia sẻ.
Các chuyên gia trả lời câu hỏi của bà con nông dân. Ảnh: Minh Ngọc
Chuyên gia "bày kế" nuôi cá - lúa hiệu quả
Nhiều câu hỏi của bà con nông dân về mô hình cá - lúa đã được gửi đến các chuyên gia tại buổi tọa đàm. Anh Đinh Đức Hòa hỏi: Mô hình cá - lúa có nhiều cách áp dụng hay không, cách nào cho hiệu quả cao và được áp dụng nhiều hiện nay?
Ông Kim Văn Tiêu cho biết, hình thức nuôi vừa xen vừa luân canh là cho hiệu quả cao nhất. Khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá sục bùn tìm mồi ở đáy ruộng diệt cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh hại lúa, đồng thời phân cá thải ra làm đất giàu dinh dưỡng, vì vậy năng suất lúa sẽ tăng. Lúc nuôi xen thì nên thả cá chép, cá rô để cá sục bùn. Khi gặt lúa thì dâng nước lên để cá ăn mạnh, nước dâng đến đâu cá ăn đến đó.
Nông dân Phạm Văn Thụ thắc mắc: Trong nuôi cá - lúa cá thường mắc những bệnh gì? Bà Trần Thị Tình - Phó Trưởng phòng Chăn nuôi - Thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội) cho biết, trong nuôi trồng thủy sản, giai đoạn chuyển mùa rất quan trọng. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho các mầm bệnh trên cá phát triển nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn...
Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này, bà con cần thực hiện một số biện pháp: Thường xuyên theo dõi môi trường nước, nếu nước bị ô nhiễm phải thay nước và sử dụng chế phẩm sinh học. Tăng cường thức ăn cho cá, bổ sung các loại thảo dược, chế phẩm sinh học.
Tiếp đó, ông Trần Văn Đáng hỏi về cách xử lý tình trạng cá trắm cỏ bị đen đầu, tróc vảy. Ông Kim Văn Tiêu cho hay, cá trắm cỏ rất hay bị mắc bệnh, mẫn cảm với thời tiết. Nếu cá dưới 7 lạng, để xác định bệnh cần mổ cá ra để lấy nội tạng kiểm tra xem cá bị bệnh gì. Nếu ruột, gan xuất huyết nhưng gan không bị hoại tử thì đó là do virus gây nên. Còn nếu ruột không xuất huyết, gan bị hoại tử thì đó là do vi khuẩn.
Để xử lý, đối với virus tiến hành khử trùng nước để diệt các vi khuẩn, các mầm bệnh, hạn chế virus không xâm nhập, phát triển. Đối với vi khuẩn có thể mua thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn và cho cá ăn trong 5 - 7 ngày.
Bí quyết nuôi thuỷ sản xen ghép thu hàng trăm triệu/ha: Con lành thả trước, dữ dằn thả sau "Nguyên tắc trong nuôi thủy sản xen ghép là con nào hiền lành thả trước, con nào dữ thả sau, cho ăn thức ăn khác nhau, thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi" - ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NNPTNT) cho biết. "Nguyên tắc trong nuôi thủy sản xen ghép...