Thông số nhớt và những kinh nghiệm sử dụng nhớt để xe ô tô bền hơn
Trong các hạng mục chăm sóc và bảo dưỡng ô tô thì thay dầu nhớt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất là yếu tố sống còn giúp xe bền bỉ và vận hành tốt hơn.
Ngoài ra, thông số nhớt cũng là yếu tố giúp chủ nhân chọn được những loại dầu nhớt tốt nhất cho động cơ chiếc xe của mình.
Dầu nhớt là gì? Công dụng của dầu nhớt
Thành phần của dầu nhớt gồm dầu gốc và phụ gia
Theo những chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, dầu nhớt chính là một loại hỗn hợp chất lỏng gồm Dầu gốc (chiếm từ 70-90% thành phần) và 10-30% phụ gia cấu thành.
Trong đó, thành phần của dầu gốc sẽ bao gồm: Dầu khoáng tinh chế từ dầu mỏ và dầu tổng hợp từ các hóa chất, còn phụ gia là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ, hay thậm chí là các nguyên tố hóa học bổ sung vào nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn, có các loại phụ gia như: Phụ gia ma sát, phụ gia chống ăn mòn, chống ô-xi hóa, tán than muội…
Dầu nhớt có công dụng làm mát nhiệt lượng khi động cơ vận hành phát ra, bôi trơn, chống ăn mòn, ô-xi hóa… những chi tiết bên trong động cơ giúp chiếc xe hoạt động ổn định và tránh những tình trạng hỏng hóc bộ phận khác.
Do có nhiều tác dụng trong quá trình vận hành của động cơ nên dầu nhớt là yếu tố không thể thiếu của mỗi chiếc xe và sẽ được thay mới thường xuyên để đảm bảo những chất cấu thành (phụ gia) không bị biến mất làm giảm công năng của dầu nhớt.
Thông số nhớt
Những thông số nhớt cần biết
Trong mỗi loại dầu nhớt ô tô hay xe máy đều có những thông số khác nhau phù hợp với mỗi loại xe, điều kiện và thời gian vận hành. Trong đó, 2 thông số nhớt chính và quan trọng nhất đó chính là Cấp hiệu năng API (cấp chất lượng) và Cấp độ nhớt SAE.
Cấp hiệu năng API là thông số dùng để phân loại chất lượng của nhớt sử dụng cho động cơ xăng hoặc dầu Diesel đang được áp dụng hiện nay.
Cụ thể, cấp hiệu năng của nhớt dùng cho động cơ Xăng được ký hiệu như: API SA, SB, SC… SN. Đối với nhớt dùng cho động cơ Dầu Diesel được ký hiệu như: API CA, CB, CC… Các chữ cái càng về sau thì biểu hiện đây là sản phẩm mới nhất.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, trung bình khoảng 4-5 năm sẽ có một cấp API mới được sản sinh để đáp ứng nhu cầu bôi trơn, làm mát của động cơ mới. Sự phát triển trung bình của cấp hiệu năng API tương tự vòng đời của một dòng sản phẩm ô tô mà mỗi thương hiệu cho ra đời.
Những tiêu chuẩn bảo vệ động cơ của mỗi loại dầu nhớt sẽ khác nhau và ngày càng được nâng cao đến mức giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng như giảm khí thải ra môi trường theo tiêu chuẩn Euro 3, Euro 4 như hiện nay. Các tiêu chuẩn đánh giá được chứng nhận bởi Viện Dầu mỏ Mỹ, những loại dầu nhớt đạt tiêu chuẩn như trên đều phải trải qua quy trình kiểm tra/đánh giá nghiêm ngặt và tốn kém.
Cấp độ nhớt SAE là thông số thể hiện độ đặc-loãng (độ nhớt) của dầu nhớt như SAE 30, 40, 50… Theo quy ước, các số sau càng lớn thì chứng tỏ nhớt sử dụng càng đặc, có khả năng bôi trơn càng tốt. Độ nhớt được phân ra thành 2 cấp gồm: Dầu đơn cấp và đa cấp.
Dầu đơn cấp được ký hiệu bằng SAE 40, SAE 50… Theo nghiên cứu, những loại dầu nhớt đơn cấp đảm bảo đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao như yêu cầu để bôi trơn động cơ đang hoạt động. Còn khi động cơ chưa hoạt động khiến nhiệt độ xuống thấp thì dầu đơn cấp gây tình trạng đặc hơn bình thường, điều này khó khăn khi khởi động và quá trình lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.
Dầu đa cấp được ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50… được sản xuất và phát triển rộng rãi hiện nay bởi nó khắc phục được những nhược điểm của dầu đơn cấp. Ưu điểm của nhớt đa cấp là vừa để bôi trơn động cơ ở nhiệt độ, đồng thời không gây tình trạng đông đặc nếu nhiệt độ xuống thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.
Với những ưu điểm trên, dầu nhớt đa cấp được khuyến cáo sử dụng ở hầu hết các vùng khí hậu trên thế giới, trong đó có Việt Nam để đảm bảo quá trình bôi trơn, làm mát nhưng không bị đông đặc khi thời tiết lạnh hoặc động cơ chưa vận hành.
Bao nhiêu lâu phải thay dầu nhớt động cơ?
Việc thay dầu nhớt động cơ sẽ phụ thuộc vào số km của xe nhưng chưa hết, vẫn còn nhiều yếu tố khác như loại xe điều kiện vận hành, tuổi thọ của ô tô và loại dầu nhớt thay thế có đúng tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất hay không.
Thay dầu nhớt theo số km đã đi
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô hiện nay, động cơ xe đã được tối ưu và phù hợp với nhiều điều kiện vận hành. Ở 1.000 km đầu tiên là thời gian thay dầu cho ô tô thích hợp nhất, thời điểm này những chi tiết trong động cơ mới vận hành và cần được bảo vệ một cách tối ưu nhất thông qua việc thay dầu nhớt mới sớm hơn bình thường.
Đối với các thương hiệu xe phổ thông ở Việt Nam hiện nay như: Toyota, Honda, Mazda, Kia, Mitsubishi, Ford… Người dùng nên thay dầu đối với mỗi 5.000 km tiếp theo để đảm bảo xe vận hành ổn định. Còn Bentley và Lamborghini lại khuyến cáo thay dầu nhớt sau mỗi 10.000 km vận hành.
Thay dầu nhớt dựa vào tuổi thọ và điều kiện vận hành
Tùy vào tuổi thọ và điều kiện vận hành để thay dầu nhớt phù hợp
Trong 5 năm đầu của mỗi chiếc xe, việc thay dầu nhớt sẽ dựa vào số km đã đi (tức sau mỗi 5.000 km), nhưng việc này sẽ không còn áp dụng giống hệt thời gian đầu bởi trong quá trình vận hành thời gian dài, những chi tiết của xe đều trở nên già cỗi, khả năng hoạt động bị hạn chế rất nhiều.
Ngoài ra, có những xe mặc dù đi ít nhưng thời gian nổ máy chờ dài hoặc thường xuyên đi đường đô thị chậm nên số km đi sẽ ít. Do đó, bạn không thể dập khuôn quy tắc thay dầu sau mỗi 5.000 km mà phải rút ngắn số km để thay dầu, xe càng già càng rút ngắn thời gian này.
Lưu ý: Người dùng nên thay loại dầu nhớt động cơ theo khuyến cáo và tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dầu nhớt chính hãng để đảm bảo phù hợp với mỗi xe có đặc tính khác nhau.
Theo Oto
Bỏ qua dấu hiệu giảm xóc ô tô hư hỏng có thể gây tai nạn thảm khốc
Thông thường, giảm xóc ô tô sẽ yếu dần khi xe hoạt động sau một khoảng thời gian dài và có thể dẫn tới hư hỏng. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết?
Giảm xóc ô tô là một bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ triệt tiêu, giảm chấn khi xe di chuyển qua các cung đường xấu. Qua đó, đem lại cảm giác êm ái, thoải mái cho người ngồi trên xe. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, không tránh khỏi những hư hỏng dẫn tới những rủi ro không đáng có. Để tránh rủi ro tài xế không nên bỏ qua các dấu hiệu báo trước khi hệ thống này hư hỏng
Giảm xóc phát ra tiếng kêu
Trong quá trình chiếc xe vận hành trên đường, đặc biệt là trên những cung đường xấu. Xe phát ra tiếng kêu "cót két", đó là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu hệ thống giảm xóc có vấn đề. Theo kinh ngiệm của các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng ô tô, có thể thành xy lanh giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, xảy ra cọ xát giữa các chi tiết và phát ra tiếng kêu.
Giảm xóc ô tô hư hỏng tài xế không nên bỏ qua dấu hiệu báo trước
Chảy dầu ở giảm xóc
Nếu phát hiện thấy ở cuối thân giảm xóc có dầu bám ướt hoặc khi xe chạy qua các cung đường lồi lõm phát ra tiếng kêu "lộc cộc". Đó là dấu hiệu cho thấy giảm xóc trên xe đã hở phớt và dầu thủy lực bị chảy ra ngoài.
Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu
Vai trò của giảm xóc là dập tắt các dao động khi xe đi trên đường xấu. Nếu tài xế có cảm giác xe bị lắc lư mạnh hơn bình thường. Nguyên nhân đầu tiên mà những người có kinh ngiệm về ô tô nghĩ đến là có vấn đề xảy ra với bộ giảm xóc.
Xe trượt và lệch hướng
Xe bị trượt và lệch hướng trên đường ngay cả khi di chuyển trên đường bằng phẳng. Điều này cũng là dấu hiệu cảnh báo bộ giảm xóc trên ô tô đang gặp trục trặc.
Tay lái bị lệch
Trong trường hợp ô tô chở đủ tải, xe có dấu hiệu bị nghiêng về một bên kèm theo hiện tượng tay lái không cân bằng. Đó là dấu hiệu cho thấy xe có thể đã bị gãy một bên lò xo giảm xóc hoặc cán pít tông bị cong.
Lốp xe mòn không đều
Thường xuyên kiểm tra lốp xe, nếu nhận thấy lốp mòn không đều, khả năng bám đường không đảm bảo, trường hợp này cũng cần lưu ý đến bộ giảm xóc.
Kiểm tra giảm xóc ô tô
Công việc đầu tiên là cần kiểm tra bên dưới gầm xe có các vết lõm hay rò rỉ dầu hay không. Nếu hệ thống khung gầm xuất hiện tiếng kêu lạ trong quá trình di chuyển, hãy kiểm tra lại các chi tiết như: bu lông, đệm cao su, lò xo, rô-tuyn ...
Chạy thử xe với tốc độ khoảng 16km/h, đạp mạnh bàn đạp phanh đến hết hành trình và cảm nhận độ nhún của đầu xe. Nếu đầu xe bị nhún mạnh về phía trước thì khả năng cao là giảm xóc trên xe của bạn đang gặp vấn đề, cần mang xe đến các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa để kiểm tra sớm.
Thông thường, chu kỳ của giảm xóc ô tô rơi vào khoảng 140.000km trong trường hợp xe thường di chuyển ở những cung đường bằng bằng, ít bị kẹt xe.
Khi nào cần thay thế giảm xóc ô tô?
Nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong những điều kiện đường xấu, nhiều ổ gà, xe phải dừng nhiều và liên tục do tắc đường hay phải di chuyển ở những đoạn đường đèo với góc cua gấp, khúc khuỷu,... hệ thống giảm xóc sẽ phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường. Do đó, nên thay thế giảm xóc ô tô khi đi được khoảng 80.000km.
Nếu như chiếc xe gặp các hiện tượng như: đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp, rung động cả tay lái, xe trượt và lệch hướng, xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu hoặc lốp xe bị mòn không đều thì rất có thể bộ phận giảm xóc của xe cần được kiểm tra và thay thế.
Hãy tăng tốc xe 16km/h trên một đoạn đường thẳng, rồi dậm hết chân phanh. Nếu xe bị nhún mạnh, đó là một dấu hiệu cho biết ô tô cần thay bộ giảm xóc mới.
Kiểm tra lại các bộ phận như: bulông, đệm cao su, các miếng lông đền tại những vị trí tiếp xúc của phuộc với thân xe. Bởi khi các chi tiết này bị gãy, chúng sẽ phá hủy bộ phận xung quanh như: phuộc, dẫn động,..
Quan sát trực tiếp ống giảm xóc bằng cách chui vào gầm xe. Nếu thấy các vết lõm hoặc rò rỉ dầu, nên thay thế bộ phận này.
Dùng tay sờ vào vỏ giảm chấn. Nếu thấy nóng, tức là bộ phận này còn hoạt động tốt. Ngược lại nếu giảm chấn không nóng, có thể do động cơ không đủ dầu hoặc các van bị mòn, kênh tạo nên các khe hở lớn không tạo lực cản, nhiệt độ dầu không tăng.
Đối với loại giảm chấn ống thủy lực tác dụng 2 chiều có kết hợp khí nén, ngoài việc kiểm tra sức cản thủy lực, cần kiểm tra thêm áp suất khí nén. Thực hiện bằng cách, ấn cần ty giảm chấn xuống phải có lực cản và khi thôi ấn thì cần ty giảm chấn phải bị đẩy ra tương đối nhanh. Nếu ấn thấy nhẹ và cần ty hồi nhẹ thì phần khí nén rò rỉ không đủ áp suất.
Theo VietQ
Kinh nghiệm xử lý xe hơi bị thủy kích khi mùa mưa sắp tới Xe ô tô bị thủy kích trở thành nỗi "ám ảnh" của nhiều lái xe. Hãy cùng Cartimes tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh hiện tượng trên. 1. Thủy kích là gì? Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái khởi...